Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

1.Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

a)Khái niệm cạnh tranh.

-Là sự ganh đua , đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

-Có 2 loại cạnh tranh:

 +Lành mạnh: Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.

 +Không lành mạnh: Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn thị trường và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4. CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA (1 tiết) Mục tiêu bài học Kiến thức Trình bày được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến canh tranh. Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kỹ năng Phân biệt được mặt tích cực và mặt hạn chế của canh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thái độ ủng hộ các biểu hiện tích cực của cạnh tranh và phê phán những tiêu cực của cạnh tranh. Kiến thức trọng tâm Khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến canh tranh. Mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thông qua việc phân biệt hai mặt của cạnh tranh từ đó đưa ra những giải pháp phát huy mặt tichd cực của cạnh tranh, khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh ở nước ta. Phương pháp dạy học: diễn giảng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm. Tài liệu, mục tiêu dạy học Tài liệu sgk, sgk gv GDCD 11. sgk KTCT Mác-Leenin. Phương tiện dạy học: bảng, phấn, máy chiếu( nếu có),. Tiến trình dạy học ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Em hãy trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ở nước ta hiện nay? Học bài mới Giới thiệu bài Quan sát trên thị trường, chúng ta thường gặp những hiện tượng ganh đua giành giật giữa những người bán người mua, người sản xuất với nhau. Những hiện tượng đó có cần thiết hay không? Nó tốt hay xấu và cần được giải thích như thế nào? Đó là nội dung nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Tổ chức tiết học Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Mục tiêu: làm cho HS nêu được khái niệm cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. Phương pháp: diễn giảng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: -Sau phần mở đầu GV đặt câu hỏi: Em hiểu như thế nào là cạnh tranh? Tại sao nói cạnh tranh là sự cần thiết khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý, ghi khái niệm lên bảng. -GV gợi ý thêm để HS phân biệt được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. -GV đặt câu hỏi: Em hiểu như thế nào là cạnh tranh lạnh mạnh, thế nào là cạnh tranh không lạnh mạnh? Dựa vào tiêu chí nào để phân biệt hai loại cạnh tranh này? -HS trả lời. - GV nhận xét, chốt ý. -GV hỏi: Theo em, có những nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? -HS trả lời. -GV nhận xét, chốt ý. Hai nguyên nhân này là 2 điều kiện cần và đủ để cạnh tranh hình thành, tồn tại, phát triển và trở thành quy luật khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. -GV chuyển ý. 1.Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. a)Khái niệm cạnh tranh. -Là sự ganh đua , đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. -Có 2 loại cạnh tranh: +Lành mạnh: Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. +Không lành mạnh: Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn thị trường và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường. b)Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. -Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập. -Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục đích của cạnh tranh. Mục tiêu: làm cho HS hiểu được mục đích cạnh tranh. Phương pháp: diễn giảng, đàm thoại. Cách tiến hành: -GV đặt câu hỏi: Mục đích của cạnh tranh là gì? Biểu hiện ở những mặt nào? -HS trả lời. -GV nhận xét, kết luận. -GV chuyển ý. 2.Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh. a)Mục đích của cạnh tranh. -Nhằm giành lợi nhuận về minh nhiều hơn. -Mục đích thể hiện: +Gình nguyên liệu và các nguồn lực khác. +Giành ưu thế về KHXH. +Giành thị trường, nơi đầu tư. +Giành ưu thế về lượng, giá cả, bảo hành,. b)Các loại cạnh tranh.(giảm tải) Hoạt động 3: Tìm hiểu tính 2 mặt của cạnh tranh. Mục tiêu: làm cho HS hiểu được tính 2 mặt của cạnh tranh. Phương pháp: làm việc nhóm. Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 3 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm. Nhóm 1: Lấy VD về mặt tích cực của cạnh tranh? Nhóm 2: Lấy VD về mặt tiêu cực của cạnh tranh? Nhóm 3: Trình bày nội dung tính 2 mặt của cạnh tranh? -HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp bổ sung ý kiến. -GV bổ sung ý kiến, kết luận. -HS ghi bài vào vở. 3.Tính hai mặt của cạnh tranh. a) Mặt tích cực -Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng suất lao động tăng lên. -Khai thác tốt các nguồn lực. -Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,hàng hóa có sức mạnh tranh. b) Mặt tiêu cực -làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. -Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương. -Gây rối loạn thị trường. Củng cố GV yêu cầu HS làm bài tập 5, sgk tr.42 HS: Điều đó là sai. Vì cạnh tranh bản thân nó mang tính 2 mặt, nếu chỉ có giải pháp khắc phục mặt hạn chế mà không có giải pháp phát huy mặt tích cực thì cũng không giảm mặt hạn chế một cách cơ bản. Công việc về nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 4 Canh tranh trong san xuat va luu thong hang hoa_12407894.docx
Tài liệu liên quan