Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8

I- Mục tiêu bài học:

1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình

- Ý nghĩa của những quy định trên

2- Kỹ năng:

- Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật.

3- Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình

- Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc

- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

II- Tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, SBT, các tình huống

- SGK, SBT

 

doc121 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 87196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh lớp : Kiểm tra sĩ số lớp 8A………………8b..................... 2- Kiểm tra bài cũ: Trình bày quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu? 3- Bài mới: Giới thiệu bài. Tiết trước chúng ta đã được học quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cái. Vậy con cái có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ? Để tìm hiểu rõ vấn đề này. Chúng ta đi tìm hiểu phần tiếp theo của bài. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học(tt) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi. * Hoạt động: Giải quyết tình huống. 1- Tốt nhgiệp Đại Học, Tiến bắt đầu đi làm. Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi về công việc, góp ý về cách tiêu tiền. Tiến cằn nhằn Bố mẹ hỏi để làm gi? ? Em có nhận xét gì vể cách cư xử của Tiến? Nếu là em thì em sẽ cư xử ra sao? 2- Bố mẹ li hôn, Tài ở với bà nội. Bà vừa ngheo lại yếu đau luôn. Thương bà, Tài bỏ học đi làm để có tiền nuôi bà. Do bạn xấu rủ rê, Tài đã lao vao con đường trộm cắp, nghiện ngập. Và giờ đây, Tài đang ở trong trại giam để chờ ngày pháp luật xét xử. Trong chuyện này ai có lỗi? Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào? ?Vậy qua đó em thấy được trách nhiệm của mình đối với ông bà, cha mẹ là gì? Giáo viên bổ sung và chốt ý. Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hòa. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hòa, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình? Nhận xét và chốt ý. ? Tất cả cách cư xử trên nhằm mục đích là gì? Nhắc lại quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cái? Đọc tài liệu tham khảo hiến pháp năm 1992 - Cách cư xử của Tiến là sai, vì mình là con phải nghe lời bố mẹ. Cách góp ý của bố mẹ là đúng, chỉ muốn mình tốt hơn và đó là cách quan tâm con cái của bố mẹ. Nếu em là Tiến thì sẽ đưat iền cho bố mẹ, bớt chơi bời, nghe lời khuyên của bố mẹ. - Trong chuyện này thì cả bố mẹ Tài và bản thân Tài đều sai. Bố mẹ Tài sai là chia tay nhau không chăm lo cho con cái. Đó là trách nhiệm của bố mẹ. Còn Tài sai là em đã bị bạn bè lôi kéo vào con đường tội lỗi. Lúc đầu em đã thấy được trách nhiệm của mình đối với bà nhưng vì một chút ham vui àm Tài đã làm khổ mình, làm khổ bà. Nếu em là Tài thì em sẽ không để bà buồn vì sự dại dột đó. - Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - Học sinh dựa vào SGK và trình bày. Ghi vở. Giải quyết tình huống sau: * Cách cư xử: - Chấp nhận sở thích, thói quen của mỗi người trong gia đình. Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn - Khuyên hia bên phải thật sự bình tĩnh, giải thích nhẹ nhàng khuyên để họ thấy được cái đúng, cái sai. Các bàn tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - Đó là tất cả các quy định nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và htực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình trong gia đình. II. Bài học ( tiếp theo) 2- Quyền và nghĩa vụ của con cháu. - Con cháu có bổn phận kính yêu, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. 3- Bổn phận của anh chị em. - Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn bố mẹ. Hoạt động 2 : Luyện tập. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói lên mối quan hệ trong gia đình: Đi thưa về gởi Con dại cái mang Lời chào cao hơn mâm cỗ Một giọt máu đào hơn ao nước lã Của chồng công vợ GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập. Học sinh làm bài tập và trình bày kết quả. Giáo viên nhận xét và cho điểm. GV: hướng dẫn HS về nhà làm. III. Bài tập: Đáp án:a, b,d,e. * Bài tập 2,6,7(SGK) 4. Củng cố. HS đọc lại nội dung bài học Hệ thống toàn bài. 5. Hướng dẫn học ở nhà. Các em về học bài cũ, làm các bài tập còn lại và xem trước bài mới. Tuần 16 – Tiết 16. Ngày soạn: Ngày dạy: 8A 8B. Chức năng của thuế. I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp HS bước đầu có hiểu biết về chức năng của thuế , tại sao lại có thuế. 2. Kỹ năng: - Giúp HS biết tự đánh giá các hành vi không đúng của mình và người khác về vấn đề thu,nộp thuế. 3.Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ đúng về thu, nộp thuế, có ý thức tuyên truyền về công tác thuế tại gia đình và cộng đồng. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: GV: - Tài liệu tham khảo về thuế dành cho GV( do ban soạn thảo tài liệu thuế tỉnh YB) . Các tài liệu khác về thuế do Tổn cục thuế nhà nước biên soạn. - Tranh, ảnh đê minh hoạ cho việc nộp thuế. HS : Sưu tầm các câu chuyện có nội dung liên quan đến thuế. Sách HS do nhà trường phát. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ só lớp 8A…………………8B.......................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Giới thiệu bài. GV: Có thể thông qua việc thu nộp thuế ở địa phương. ? Tại sao phải nộp thuế? Hướng HS vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích phần đặt vấn đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi. ? Tại sao công dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước? ? Tại sao nhà nước lại phải quy định nhiều loại thuế? ? Tại sao trong quá trình thực hiện chính sách, PL thuế, nhà nước lại phải có điều chỉnh về thuế? Đọc phần đặt vấn đề SGK. Thảo luận cả lớp. - Đó là quy định của nhà nước và thuế là nguồn thu chue yếu để tập trung nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước…. - Nhà nước còn sử dụng chính sách thuế làm công cụ, để điều chỉnh chính sách thuế từng giai đoạn... - Để bảo đảm cho sự phát triển và ổn định kinh tế của từng giai dộan…… 1. Đặt vấn đề: Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Nhóm 1: ? Tại sao thuế có chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước? Tại sao đó lại là chức năng cơ bản? VD: Chức năng của Bác sĩ là chữa bệnh, chức năng của thầy cô giáo là dạy học…….. Nhóm 2: ? Nhà nước đã làm gì để thực hiện chức năng đó của thuế ? Chốt: Chỉ có thuế mới huy động được tập trung nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước. Nên đó mới là chức năng cơ bản của thuế. ? Nhà nước điều tiết kinh tế bằng các biện pháp nào? ?Công cụ nào? Thuế được coi là một công cụ điều tiết như thế nào? ? Nhà nước đã sử dụng thuế làm công cụ điều tiết như thế nào? VD: Điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao Nhà nước đã quy định thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân để thu của người có thu nhập cao. - Để khuyến khích hàng hoá sx trong nước xuất khẩu, Nhà nước quy định áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu là 0%. ? ở địa phương em việc áp dụng thu, nộp thuế như thế nào? ở xã Suối Quyền là một xã thuộc vùng 135 . ?Vậy việc điều chỉnh mức thuế có khác gì so với các xã vùng thấp? ? Việc miễn giảm thuế ở xã ta như thế nào? Thảo luận nhóm. - Vì thuế là nguồn thu có tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Đây cũng là chức năng đầu tiên, phản ánh sự ra đời của thuế. Nhà nước ngày càng mở rộng chức năng của mình ,đòi hỏi tăng cường chỉ tiêu, nên chức năng huy động tập trung nguồn tài chính càng được nâng cao. VD: Nhà nước quy định các chính sách thuế : thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân……. - Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để bắt buộc công dân phải đóng thuế. Nhà nước cũng định ra các loại thuế để các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau đều phải nộp thuế. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. QS tranh thi tìm hiểu về thuế. - Giáo dục, chính trị – tư tưởng, hành chính,luật pháp, kinh tế.. - Các công cụ điều tiết: tài chính, tiền tệ, tín dụng… - Thuế được coi là công cụ thuộc lĩnh vực tài chính, sắc bén nhất. - Nhà nước có thể quy định đánh thuế, hoặc không đánh thuế vào từng mặt hàng , từng loại đối tượng, đánh thuế với các mức thuế khác nhau, thông qua đó làm thay đổi mqh giữa sản xuất với tiêu dùng, bảo đảm cân đối cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề, các vùng lãnh thổ. Tự trả lời. - Tự trả lời. 2. Nội dung bài học: a. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế. ( SGK – T16) - Chỉ có thuế mới huy động được tập trung nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước. Nên đó mới là chức năng cơ bản của thuế. b. Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế. - Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế sắc bén, có hiệu quả nhất, nên thuế được coi là chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều này càng nói lên ý nghĩa của thuế. c. Cách rèn luyện: Tự ghi. Hoạt động 3: Luyện tập. Kể tên một vài loại thuế mà gia đình em phải nộp? HS: Đọc nội dung yêu cầu bài tập 3. GV: Hướng dẫn HS làm bài tâp. HS: Đọc yêu cầu nội dung bài tập 4. GV: Hướng dẫn HS giải thích làm bài tập và tìm ra đáp án đúng. 3.Bài tập: * Bài tập 1: - Kể 2 loại thuế mà gia đình mình phải nộp. * Bài tập 3. - Mẹ vân đã sai vì mở cửa hàng ăn uống cũng là một hoạt động kinh doanh, đã kinh doanh thì phải nộp thuế. * Bài tập 4. - Quốc hội vì quốc hội là cơ quan luật pháp có quyền lực Nhà nước cao nhất. 4. Củng cố: - Nhắc lạichức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế? - Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế? - Em có trách nhiệm gì trong việc thu , nộp thuế tại địa phương mình? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà ôn tập các bài đã học . Chuẩn bị kỹ tiết sau ôn tập học kỳ I. Tuần 17 – Tiết 17. Ngày soạn: 12/12/2009. Ngày dạy:…./12/09. ôn tập học kì I I.Mục tiêu bài học: - Khái quát lại các kiến thức đã học trong học kì I. - Học sinh khắc sâu những kiến thức quan trọng, áp dụng vào trong thực tế cuộc sống. - Nhắc nhở học sinh cách thức làm bài kiểm tra học kì. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: GV: Nội dung ôn tạp. Một số câu ca dao, tục ngữ, tình huống có liên quan . HS: Chuẩn bị nội dung ôn tập III.Các hoạt động dạyhọc: 1.ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 8A………………………… 2.Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh 3.Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Gọi một số học sinh trả lời Thế nào là pháp luật? Thế nào là kỉ luật? Kỉ luật và pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Có người cho rằng, :Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác,. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thhì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm trên đúng hay sai? Giải quyết tình huống: Giáo viên chuẩn bị tình huống trên bảng phụ Trong một buổi sinh hoạt Đội có một số bạn đến chậm a- Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật đội. b- Các bạn trẹn giải thích là: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật được. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Các nhóm tự thảo luận và đưa ra kết quả. ? Thế nào là giữ chữ tín. ? ý nghĩa của việc giữ chữ tín. ? Cách rèn luyện. ? Thế nào là tình bạn ? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh. ? ý nghĩa của tình bạn. ? Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội. ? ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị- xã hội. ?Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là gì ?ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác: ? Thế nào là cộng đồng dân cư? ? Xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào? ?ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá. - Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. ? Học sinh phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?Tự lập là gì? ?Những biểu hiện của tính tự lập: ?Ý nghĩa của tự lập: ? Học sinh làm gì để rèn luyện tính tự lập - Rèn luyện từ nhỏ. - đi học. - Đi làm. -Sinh hoạt hàng ngày. ? Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Cho ví dụ trong học tập ? Tại sao phải lao động tự giác , sáng tạo? nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập. ? Nêu biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo. Mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo. ? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà. ? Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu. GV: Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung. 1- Tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. - Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỉ luật là những qui định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. *ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật: - Giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động. - Pháp luật và kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người. - Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển - Người học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Vì tôn trọng pháp luật và kỉ luật sẽ làm cho học sinh có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. - Quan niệm đó là sai vì pháp luật là có tính bắt buộc đối với mọi người. - Em đồng ý với ý kiến của chi đội trưởng vì trong bất kì môi trường nào củng cần có tình kỉ luật. 2.Giữ chữ tín:Là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa. * Giữ chữ tín: - Sẽ được mội người tin cậy, tín nhiệm của người khác với mình. - Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau. * Cách rèn luyện. - Làm tốt nghĩa vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Giữ lời hứa. - Đúng hẹn. - Giữ được lòng tin. 3.Tình bạn: là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhauvề sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng. * Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Thông cảm, chia sẻ. - Tôn trọng, tin cậy, chân thành. - Quan tâm, giúp đỡ nhau. - Trung thực, nhân áI, vị tha. Trong cuộc đời này chúng ta không thể sống thiéu tình bạn bè. * ý nghĩa của tình bạn. Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. 4. Hoạt động chính trị- xã hội: Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị- xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạobảo vệ môi trường sống của con người. 5.Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là: - Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác. - Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc. 6. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là: làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp… *ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá. - Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 7. Tự lập Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác. * Những biểu hiện của tính tự lập: - Tự tin. - Bản lãnh. - Vượt khó khăn, gian khổ. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. *Ý nghĩa của tự lập: - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. -Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. 8.Lao động tự giác, sáng tạo 9.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 4. Củng cố: Nhắc lại một số nội dung của tiết ôn tập. GV: Chốt lại một số kiến thức cơ bản của học kỳ một. 5Hướng dẫn về nhà -Ôn tập các kiến thức đã học. - Chuẩn bị kiểm tra học kì I vào giờ học sau. Tuần 18 – Tiết 18. Ngày soạn: 12/12/2009. Ngày dạy: …./12/09. Kiểm tra học kỳ I I.Mục tiêu bài học: - Qua bài kiểm tra, nhằm đánh giá rự tiếp thu kiến thức của HS trong học kỳ I. - Củng cố kỹ năng vận dụng lý thuyết kết hợp với thực hành . - Giáo dục ý thức làm bài kiểm tra trung thực. - Rèn kỹ năng liên hệ thực tế. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: GV : Đề kiểm tra , đáp án. HS : Ôn tập kỹ những kiến thức đã học để vận dụng vào bài. Giấy, bút ….. III. Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8A…………………… 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Đọc đề cho HS nhắc nhở các em làm bài nghiêm túc không được mở sách vở ra chép. Đề bài: Câu1: ( 3 điểm) Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh ? Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh? Câu 2: ( 2 điểm) Tại sao phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 3: ( 3 điểm ) Cha mẹ , ông bà có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con cháu? Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ ,ông bà? Câu 4: ( 2 điểm). Giải quyết tình huống sau: Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn . Sơn đua đòi ăn chơi , hút thuốc lá rồi nghiện ma tuý ….Theo em ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao? Đáp án biểu điểm. Câu 1( 3 điểm) Khái niệm: Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tình nguyện, bình đẳng, hợp nhau về sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng. Đặc điểm: - Thông cảm chia sẻ. - Tôn trọng ,tin cậy, chân thành. - Quan tâm giúp đỡ nhau. - Trung thực nhân ái vị tha. Câu 2( 2 điểm) Vì tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh. Phát huy bản sắc dân tộc. Góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng tiến bộ văn minh. Câu 3( 3 điểm ) Nếu trả lời đúng được một ý được 1,5đ 2 ý được 3đ. * Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ,ông bà: - Cha mẹ có quyền nuôi dạy con thành những công dân tốt, Bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. - Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. - Ông bà nội ,ngoại có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. * Quyền và nghĩa vụ của con cháu ; - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng ,biết ơn cha mẹ , ông bà. - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc ,nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ , ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hàn vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ ,ông bà. Câu 4 ( 2 điểm). Cả Sơn và cha mẹ đều có lỗi: Vì Cha mẹ quá luông chiều, buông lỏng việc quản lý con. Không biết kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục con . Sơn thì ăn chơi đua đòi , không biết điểm dừng nên mắc vào tệ nạn…. 4.Củng cố: Thu bài của HS. Nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà các em chuẩn bị bài tiết sau” Phòng chống tệ nạn xã hội” Tuần 19 – Tiết 19 Ngày soạn: 27/12/2009. Ngày dạy: 02/01/2010. BÀI 13: PHÒNG, chống tệ nạn xã hội (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại của nó. - Một số quy định cụ thể của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội, ý nghĩa của nó. - Trách nhiệm của công dân nói chung, HS nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội, biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng: - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Biết đánh giá hành vi của bản thân, người khác theo quy định của pháp luật. 3. Thái độ: - Đồng thời với những chủ trương của Nhà nước và những quy định về pháp luật - Xa lánh các tệ nạn xã hội, căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội. - Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. II. Tài liệu và phương tiện dạy học: GV: Tranh ảnh Tình huống, các câu chuyện Bảng phụ, đồ dùng sắm vai. HS: Đọc trước bài , chuẩn bị đồ dùng sắm vai. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8A…………………. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn. Hãy kể những thách thức ấy...? - Tệ nạn xã hội. Bài này ta đề cập đến 3 tệ nạn xã hội gây nhức nhối nhất hiện nay là cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Chính những tệ nạn này đã làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào? Tác hại của chúng đến đâu? Giải quyết nó ra sao? -> Chuyển sang học bài ngày hôm nay. Hoạt động 2: Phân tích phần đặt vấn đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi. Nhóm 1 : Câu 1. Tình huống 1 SGK. ? Em đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ? ? Nếu các bạn lớp em cũng chơI thì em làm thế nào ? Nhóm 2: Câu 2. Tình huống 2 SGK. ? Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? (P,H chỉ vi phạm đạo đức , đúng hay sai ) ? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? Nhóm 3 : Câu 3 . ? Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ? ? Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ? Nhận xét bổ sung. Đọc phần đặt vấn đề . Thảo luận nhóm - Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là chơi ít ..rồi thành quen ham mê sẽ chơi nhiều . - Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản - Báo cho các thầy cô giáo . - P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút (không chỉ là vi phạm đạo đức) - Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý . - Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định . - Không chơi bài ăn tiền , không ham mê cờ bạc , không nghe kẻ xấu để nghiện hút. - Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến nhau. - Nên tránh xa các tệ nạn này . Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung. 1.Đặt vấn đề. Hoạt động 3:Thảo luận về tác hại của tệ nạn xã hội ? Tác hại của TNXH đối với xã hội. ? Tại hại của TNXH đối với gia đình. ? Tác hại của TNXH đối với bản thân Nhận xét và nêu ý cơ bản. Nêu cho HS biết một con số có liên quan. WHO: 40% số người 15 - 24 tuổi mắc tệ nạn xã hội. Hiện nay nước ta có hơn 165.000 người nhiễm HIV. Khoảng 27.000 người tử vong vì HIV. Đb tỉnh biên giới 52% TTN 15 -> 24 tuổi quan hệ tình dục. Tỷ lệ gái mại dâm tăng chóng mặt. ( TP. HCM: 20%; Cần Thơ 10%). : Những TNXH ấy là liều thuốc độc tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó làm tổn hại đến nhân cách phẩm chất đạo đức của con người. Nguyên nhân nào...? Thảo luận nhóm nhỏ - ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động, suy thoái giống nòi. Mất trật tự an toàn xã hội ( cướp của, giết người, trộm...). -. Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đời sống vật chất, tinh thần, gia đình tan vỡ. - Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết, sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức con người. Vi phạm pháp luật Trả lời theo ý hiểu. Các bạn khác nhận xét. Ghi vở. 2. Tác hại của cácTNXH a.Đối với xã hội. + ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội + Suy thoái giống nòi. + Mất trật tự an toàn xã hội b. Đối với gia đình . + Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người + Gia đình tan vỡ c.Đối với bản thân + Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết + Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức. + Vi phạm pháp luật Hoạt động 4:Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ? Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn x: Giải quyết nó như thế nào? ? Nêu biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội? Nhận xét các ý kiến và đưa ra ý chung nhất - Khách quan: Kỷ cương pháp luật không nghiêm -> tiêu cực trong xã hội.chế thị trường ( mở cửa) ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ. Cha mẹ nuông chiều con... Do bạn bè rủ rê... - Chủ quan: Lười lao động, ham chơi, tò mò, thiếu hiểu biết... Trả lời tự do theo ý hiểu. Ghi bài vào vở. 2. Nguyên nhân: - Khách quan: +Kỷ cương pháp luật không nghiêm -> tiêu cực trong xã hội. + Kinh tế kém phát triển. + Cơ chế thị trường ( mở cửa) + ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ. Cha mẹ nuông chiều con... + Do bạn bè rủ rê... Chủ quan: +Lười lao động, ham chơi, tò mò, thiếu hiểu biết... 3. Biện pháp: - Biện pháp chung: + Nâng cao chất lượng cuộc sống. + Giáo dục tư tưởng đạo đức. + Giáo dục pháp luật, cải tiến hoạt động tổ chức Đoàn. Kết hợp 3 môi trường GD. Biện pháp riêng: +không tham gia, che giấu tàng trữ ma tuý. Tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội. Có cuộc sống lành mạnh, giúp cơ quan chức năng... không xa lánh những người mắc tệ nạn xã hội. Giúp họ hoà nhập với cộng đồng. 4. Củng cố; GV tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố . Phòng , chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? (đánh dấu x vào lựa chọn của em ) - Gia đình - Nhà trường - Xã hội - Bản thân - Cả 4 ý kiến trên GV kết luận tiết 1 HS nhắc lại nội dung đã học 5.Hướng dẫn về nhà . Củng cố lại kiến thức tiết 1 đã học Chuẩn bị cho tiết 2 Làm các bài tập SGK Tuần 20 – Tiết 20. Ngày soạn: 04/01/2010. Ngày dạy: 09/01/2010. BÀI 13 PHÒNG, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại của nó. - Một số quy định cụ thể của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội, ý nghĩa của nó. - Trách nhiệm của công dân nói chung, HS nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội, biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng: - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Biết đánh giá hành vi của bản thân, người khác theo quy định của pháp luật. 3. Thái độ: - Đồng thời với những chủ trương của Nhà nước và những quy định về pháp luật Xa lánh các tệ nạn xã hội, căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội. - Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. II. Tài liệu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án GDCD 8.doc
Tài liệu liên quan