Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 9: Tam giác

Giới thiệu bài: (1phút)

GV: Chiếu hình ảnh (câu 2 phần kiểm tra bài cũ) và đặt câu hỏi .

? Các em quan sát hình và cho biết:

- Đó là hình gì ?

- Các yếu tố tạo lên hình là gi ?

HS: suy nghĩ trả lời theo ý hiểu của bản thân -> học sinh khác nhận xét bổ sung.

=> Vậy hình tam giác là gì, có các yếu tố nào tạo lên hình tam giác ?cách vẽ ntn? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 9: Tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG HỌC KÌ I - MÔN TOÁN 6 NĂM HỌC 2016 - 2017 Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Ngày soạn: 14/3/2017 Ngày dạy: Lớp 6C - 17/3/2017 Tiết 27 - §9: TAM GIÁC I . MỤC TÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Định nghĩa được tam giác, biết viết kí hiệu tam giác. - Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì? 2. Kĩ năng: - Biết vẽ tam giác. - Biết gọi tên và kí hiệu tam giác. - Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác. - Vẽ được tam giác theo số đo bằng com pa 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học - Say mê hứng thú yêu thích môn học - Nghiêm túc khi học, biết làm chủ được bản thân trong học - Có thói quen xây đựng và thực hiện kế hoạch học tập 4. Hình thành và phát triển năng lực * Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lục sử dung ngôn ngữ; Năng lực tính toán, năng lực tự quản lý. * Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng chính xác các kí hiệu toán học, vân dụng kiến thức vào thực tiễn, Năng lực thu nhận thông tin toán học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án , SGK, SGV, phiếu học tập của học sinh. - máy chiếu, máy tính. - Thước thẳng, compa, thước đo góc bảng phụ 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. - SGK,SBT, vở ghi bài. - Đồ dùng dụng cụ học tập bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: (1phút) - Giới thiệu thành phần. - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) HS1: Câu 1: ? Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Thế nào là ba điểm không thẳng hàng? Câu 2: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy vẽ ba đoạn thẳng AB, BC, CA A B C Hướng dẫn trả lời HS1: Câu 1: Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng. Ba điểm không thẳng hàng là ba điểm không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào. 3. Bài mới: (36 phút) 3.1. Giới thiệu bài: (1phút) GV: Chiếu hình ảnh (câu 2 phần kiểm tra bài cũ) và đặt câu hỏi . ? Các em quan sát hình và cho biết: Đó là hình gì ? Các yếu tố tạo lên hình là gi ? HS: suy nghĩ trả lời theo ý hiểu của bản thân -> học sinh khác nhận xét bổ sung. => Vậy hình tam giác là gì, có các yếu tố nào tạo lên hình tam giác ?cách vẽ ntn? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay. Tiết 27 - §9. TAM GIÁC 3.2. Nội dung: (36 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tam giác ABC là gì? (19 phút) GV: chiếu lại câu 2 phần KT bài cũ Hướng dẫn HS vẽ tam giác như hình, và đưa ra định nghĩa tam giác. HS: trả lời theo ý hiểu GV: Hãy rút ra định nghĩ về tam giác ? HS: Rút ra định nghĩ về tâm giác theo ý hiểu GV: Chối lại kiến thức GV: yêu cầu 1 số học sinh đọc lại định nghĩa GV Hãy cho biết cách kí hiệu tam giác và các tên gọi của nó? HS: Đọc tên gọi khác của tam giác GV: Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học làm miệng bài toán1 HS: Đứng tại chỗ trả lời, các học sinh khác quan sát suy nghĩ nhận xét. GV: Chối Định nghĩa tam giác. HS: Học sinh hoàn thành các kiến thức vào vở Bài toán1: GV: Chiếu 1 số hình ảnh trong thực tế cho học sinh quan sát HS: Chú ý quan sát GV: (Yêu cầu đại diện nhóm 1+2 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà cuả nhóm mình về các yếu tố trong tam giác ) HS: Các nhóm khác nhận xét GV: Chối lại kiến thức HS: Học sinh hoàn thành các kiến thức vào vở GV: Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học làm miệng nhanh bài toán 2 Bài toán 2 HS: Đứng tại chỗ trả lời, các học sinh khác quan sát suy nghĩ nhận xét. GV: Chối lại kiến thức GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhớm làm bài Bài tập 44 (SGK) trong phiếu học tập.(cho hoc sinh hoạt động nhóm 3-4 phút) GV: Chọn nhóm làm nhanh nhất chính đúng nhất lên trình bày. HS: Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại chú ý nghe và nhận xét. GV: Chữa bài kiểm tra bài làm của các nhóm, chuẩn lại kiến thức. HS: hoàn thành chữa bài 1. Tam giác ABC là gì? Nhận biết tam giác ABC * Định nghĩa: SGK/ Tr 93. Bài toán1: b) Các yếu tố trong tam giác + Tam giác ABC kí hiệu là: . + Ba điểm A,B,C là ba đỉnh của tam giác ABC + Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác ABC + Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác ABC + Điểm M nằm bên trong tam giác. + Điểm N nằm bên ngoài tam giác. + Điểm E nằm trên cạnh tam giác. Bài toán 2 Bài 44. SGK/ Tr 95 Hoạt động 2: Vẽ tam giác(17 phút) GV: Chiếu ví dụ SGK lên máy chiếu. GV: Hưỡng dẫn học sinh cách vẽ. HS: Vẽ vào vở theo hưỡng hẫn GV: (Yêu cầu đại diện nhóm 3+4 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà cuả nhóm mình về cách vẽ tam giác ) HS: Đại điện 2 nhóm lên trình bày HS: Các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, Chối lại kiến thức GV: Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức vừa học làm bài toán 3 thi xem ai vẽ nhanh nhất. HS: Hai học sinh lên bảng vẽ, các học sinh ở dưới thực hiện vẽ nhanh vào vở. GV: Kiểm tra lại hình vẽ của học sinh, nhận xét. 2. Vẽ tam giác Ví dụ: (SGK.) Hình vẽ được như hình 54 – SGK. Cách vẽ: - Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm - Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3 cm - Vẽ cung tròn tâm C, bán kính bằng 2 cm - Gọi A là giao điểm của hai cung tròn đó - Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có DABC * Một số đồ vật có dạng như: Ê ke, miếng gỗ hình , móc treo áo có dạng . Bài toán 2 4. Củng cố: (3 phút) -Nhắc lại kiến thức cơ bản. -Cách vẽ hình tam giác phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn về nhà: (1phút) - Học thuộc định nghĩa tam giác . - Biết được 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của tam giác. - Luyện tập cách vẽ tam giác - BTVN: 45, 46, 47 SGK/95. - Chuẩn bị bài để tiết sau ôn tập chương II

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA QUYNH thao giang ki 2.doc
Tài liệu liên quan