Giáo án Hóa học 10 - Bài 12: Liên kết ion (tiết 2)

Hoạt động 5: Củng cố, rèn kỹ năng giải bài tập

- GV ra 2 bài tập nhanh cho học sinh giải vào vở. (5 phút).

- Cho học sinh lên bảng giải đồng thời chấm vở lấy điểm.

1. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau từ các nguyên tử tương ứng, cho biết cấu hình electron của ion và so sánh bán kính nguyên tử của các ion : Mg2+, O2-, F-, Al3+.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 12: Liên kết ion (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HƯƠNG THỦY ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN DỰ GIỜ Bài 12: LIÊN KẾT ION (Tiết 2) Sinh Viên Kiến Tập : Đào Thị Mỹ Linh Giáo Viên giảng dạy : Phan Thị Hiền Lớp dự giờ : 10B8 Tiết PCCT : 23 Huế, ngày 9 tháng 11 năm 2018 Bài 12: LIÊN KẾT ION (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Học sinh biết : + Khái niệm, bản chất của sự tạo thành liên kết ion. - Học sinh hiểu : Sự tạo thành liên kết ion : cách thức tạo thành liên kết. - Học sinh vận dụng : + Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong một số hợp chất, ví dụ : NaCl, CaCl2, Na2O + Giải thích tính chất của hợp chất ion từ sự tạo thành liên kết ion. + Liên kết ion có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion. 2. Kỹ năng : - Quá trình cho và nhận electron - Phân biệt được liên kết ion với các liên kết khác dựa vào bản chất cụ thể. - Các vật liệu làm bằng các chất có cấu tạo tinh thể ion là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, khi nóng chảy hoặc khi tan trong nước có khả năng dẫn điện ® sử dụng các vật liệu này cho phù hợp 3. Thái độ : - Tích cực, nghiêm túc, tự tin và lòng ham mê khoa học. 4. Tư duy : So sánh, logic, suy luận. 5. Các năng lực cần hướng cho học sinh: Năng lực chung: Năng lực tự học Năng lực hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả. Năng lực giao tiếp Năng lực suy luận tư duy, logic. Năng lực phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Năng lực đặc thù môn hóa học Năng lực thực hành thí nghiệm hóa học. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. II. Trọng tâm : Sự tạo thành liên kết ion III. Phương pháp : - Đàm thoại, gợi mở. - So sánh, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng mô hình. IV. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Mô hình tinh thể NaCl. - Hình vẽ mô tả quá trình tạo thành Na+, F─, NaCl. 2. Học sinh : - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Cách viết cấu hình electron. V. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp : ( 1 phút) 2. Kiếm tra bài cũ: Câu hỏi: Liên kết ion là gì? Phân loại liên kết ion? Cho ví dụ chứng minh. 3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Liên hệ bài cũ - Cho HS gọi tên và phân loại một số ion :(SO4)2- , (NH4)+, S2- , Fe3+ , (NO3)- , (PO4)3- , Mg2+ Năng lực cần đạt của HS: + Năng lực hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả. + Năng lực tái hiện kiến thức đã học. + Năng lực suy luận, tư duy logic. HS làm việc theo nhóm: + Cation: (NH4)+: cation amoni Fe3+: cation sắt (III) Mg2+: cation magie + Anion: (SO4)2-: anion sunfat S2- : anion sunfua (NO3)-: anion nitrat (PO4)3-: anion photphat Hoạt động 2 : Sự tạo thành liên kết ion. - Viết bán phản ứng tạo thành cation Na+ và anion Cl-? - Viết cấu hình e của nguyên tử và ion của chúng? - Khi tham gia phản ứng hoá học, Na và Cl đóng vai trò nhường và nhận e như thế nào? - Có nhận xét gì về Na và Cl? Chúng là những nguyên tử kim loại và phi kim như thế nào? - Bổ sung: liên kết giữa Na+ và Cl- được gọi là liên kết ion. - Biễu diễn PTHH : - Vậy liên kết ion là gì? - Khẳng định lại liên kết ion. Nêu lên đặc điểm và bản chất của liên kết ion. - Đặc điểm : + Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. + Liên kết ion không có tính định hưóng. - Bản chất : lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. - Vận dụng : giải thích sự tạo thành liên kết ion trong CaCl2, Na2O. - Viết các phương trình tạo thành MgCl2, AlBr3. * Năng lực cần đạt của HS: - Năng lực nghiên cứu tài liệu. - Năng lực hợp tác, làm việc nhóm. - Năng lực phân tích, tổng hợp. Na Na+ + 1e Cl + 1e Cl- 11Na: 1s22s22p63s1 Na+ : 1s22s22p6 17Cl: 1s22s22p63s23p5 Cl-: 1s22s22p63s23p6 - Na nhường 1 e cho nguyên tử Cl. - Chúng là những nguyên tử kim loại và phi kim điển hình. - Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Mg2+ + 2Cl- MgCl2 Al3+ + 3Br- AlBr3 II. Sự tạo thành liên kết ion - Sự tạo thành phân tử NaCl : PTHH : Sơ đồ : - Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. - Đặc điểm : + Được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. + Không có tính định hưóng. - Bản chất : lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Hoạt động 5: Củng cố, rèn kỹ năng giải bài tập - GV ra 2 bài tập nhanh cho học sinh giải vào vở. (5 phút). - Cho học sinh lên bảng giải đồng thời chấm vở lấy điểm. 1. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau từ các nguyên tử tương ứng, cho biết cấu hình electron của ion và so sánh bán kính nguyên tử của các ion : Mg2+, O2-, F-, Al3+. 2. Hợp chất A có công thức RX trong đó R chiếm 22,33% về khối lượng .Tổng số các hạt trong A bằng 149 .Tổng số proton của R và X bằng 46. Số notron của X = 3,75 lần số notron của R. Xác định số hiêu nguyên tử, viết cấu hình e nguyên tử của R và X. Cho biết bản chất liên kết trong phân tử RX. * Năng lực cần đạt của HS: - Năng lực tự học. - Năng lực tính toán. - Năng lực tư duy, suy luận logic. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua kiến thức đã học. - Suy nghĩ, giải bài tập vào vở. 4. Củng cố: Trò chơi ô chữ: Từ khóa nằm trong ô hàng dọc có 5 chữ cái tương ứng với 5 ô hàng ngang. Hàng ngang 1: Khi nguyên tử nhường hay nhận electron nó trở thành phần tử mang điện gọi là gì? ION. Hàng ngang 2: Ion dương gọi là gì? CATION. Hàng ngang 3: Liên kết ion được hình thành giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là lực hút gì? TĨNH ĐIỆN. Hàng ngang 4: Các ion tạo nên từ 1 nguyên tử gọi là gì? ĐƠN NGUYÊN TỬ. Hàng ngang 5: Ở tinh thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể gì? TINH THỂ. Từ khóa: ANION. 5. Dặn dò: Hoàn tất cả bài tập trong sách giáo khoa. Chuẩn bị bài mới. Nhận xét của GVHD: ........................................................................................................ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập Nhận xét của GVHD: ........................................................................................................ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12 Lien ket ion Tinh the ion_12470488.doc
Tài liệu liên quan