Giáo án Hóa học 10 - Kì II - Bài 30, 31

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu bột lưu huỳnh, dụng cụ thí nghiệm, bình đựng khí oxi.

- Hình ảnh về 2 dạng thù hình, ứng dụng của lưu huỳnh, tình trạng lạm dụng lưu huỳnh, khai thác lưu huỳnh.

- Giáo án, phiếu học tập.

- Bài giảng trình chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Xem lại bài Oxi – Ozon.

- Tìm hiểu trước nội dung bài học mới.

 

doc11 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Kì II - Bài 30, 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Ngân Giáo sinh thực tập: Lê Công Trọng Ngày soạn: 09/03/2018 Ngày thực hiện: Tiết 51 Bài 30: LƯU HUỲNH MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh biết được: Vị trí của lưu huỳnh trong BTH và cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh là Sα và Sβ. Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh: vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh. Kỹ năng: Dự đoán tính chất hóa học dựa vào số oxi hóa của nguyên tố. Viết phương trình hóa học khi cho lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất (Fe, Hg, H2, O2, F2). Viết được pthh chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu huỳnh. Giải được một số bài tập định tính và định lượng. Thái độ: Học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm tòi kiến thức mới dựa trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo - tính chất. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu bột lưu huỳnh, dụng cụ thí nghiệm, bình đựng khí oxi. Hình ảnh về 2 dạng thù hình, ứng dụng của lưu huỳnh, tình trạng lạm dụng lưu huỳnh, khai thác lưu huỳnh. Giáo án, phiếu học tập. Bài giảng trình chiếu. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài Oxi – Ozon. Tìm hiểu trước nội dung bài học mới. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong, khăn lau bảng, phấn. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu tính chất hóa học đặc trưng của Oxi là gì? Viết phương trình phản ứng minh họa? t0 t0 t0 t0 Trả lời: - Tác dụng với kim loại: Mg + O2 2MgO Tác dụng với phi kim: C + O2 CO2 Tác dung với hợp chất: 2CO + O2 2CO2 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O Giảng bài mới: Giới thiệu bài mới: (1 phút) Oxi là nguyên tố của nhóm VIA có nhiều ứng dụng trong thực tế và đời sống sản xuất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các tính chất vật lý, hóa học cũng như ứng dụng và phương pháp điều chế của nguyên tố tiếp theo nhóm VIA – Lưu huỳnh. Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học 2p Hoạt động 1: Vị trí, cấu hình electron nguyên tử. -GV: thông báo lại cho HS về vị trí của S trong BTH: +Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. -HS: lắng nghe, ghi nhớ. I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 S ở ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. S có 6 electron ở lớp ngoài cùng. 5p Hoạt động 2: Tính chất vật lý. -GV: Cho học sinh quan sát mẫu bột S đã chuẩn bị sẵn. Yêu cầu học sinh trình bày trạng thái, màu sắc của S ở nhiệt độ thường? 1.Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: S có mấy dạng thù hình? Đó là những dạng nào? -GV: Vậy tính chất hóa học của 2 dạng này giống hay khác nhau? Vì sao? 2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. -HS: quan sát và trả lời: +Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là một chất rắn, màu vàng. -HS: S có 2 dạng thù hình là S tà phương (Sα) và S đơn tà (Sβ) -HS: quan sát và trả lời: Sβ có khối lượng riêng nhỏ hơn và nhiệt độ nóng chảy cao hơn Sα. Sβ bền hơn Sα -HS: 2 dạng thù hình có tính chất hóa học giống nhau vì đều được tạo thành từ cùng một loại nguyên tố hóa học là lưu huỳnh. HS: Đọc thông tin SGK. II. Tính chất vật lý: -Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh tồn tại ở trạng thái rắn, màu vàng. 1.Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: SGK 2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí: SGK 20p Hoạt động 3: Tính chất hóa học -GV: Yêu cầu 1 HS đọc nội dung đầu của phần tính chất hóa học. GV: Yêu cầu HS cho biết các trạng thái oxi hóa có thể có của lưu huỳnh? -GV: -Phát biểu câu: “Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm, xuống 2 lên 6 khi nằm thứ tư”. -Đơn chất S có số oxi hóa là 0, đây là số oxi hóa trung gian nên trong các phản ứng hóa học, S vừa thể hiện tính khử và tính oxi hóa. -GV: Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh có khả năng phản ứng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfua (riêng với Hg, lưu huỳnh có khả năng phản ứng ngay ở nhiệt độ thường). GV: Yêu cầu HS hoàn thành các PTHH và xác định số oxi hóa của các chất. Fe + S à Hg + S à Câu 2: Trong các phản ứng trên, lưu huỳnh thể hiện tính chất gì? Vì sao? -GV: Khi tác dụng với kim loại, S thể hiện tính oxi hóa, ngoài ra, tính oxi hóa của lưu huỳnh còn thể hiện khi tác dụng với H2. GV: Yêu cầu HS hoàn thành PTHH sau và xác định số oxi hóa của các chất. H2 + S à GV: Hướng dẫn HS cách gọi tên muối sunfua. Tên muối= Tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + sunfua. GV: Yêu cầu HS gọi tên muối: PbS, Na2S, (NH4)2S. Câu hỏi mở rộng: Vậy, trong trường hợp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ và thủy ngân bị rơi vãi trong phòng thí nghiệm, ta sẽ thu gom thủy ngân bằng cách nào? -GV: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với một số phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn như flo, oxi... GV: Tiến hành làm thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với oxi. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Câu hỏi: Kết hợp SGK, hãy hoàn thành các pthh. Từ đó xác định số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng? S + O2 à S + F2 à -GV: trong các phản ứng trên, S thể hiện tính chất gì? HS: Theo dõi. HS: Các trạng thái oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là -2, 0, +4, +6. -HS: hoàn thành PTHH: 0 +2 (sắt II sunfua) Hg + Hg (thủy ngân II sunfua) -HS: S thể hiện tính oxi hóa do số oxi hóa của nó giảm từ 0 xuống -2. -HS: viết PTHH (hidro sunfua) HS: Thực hiện. HS: PbS: chì (II) sunfua. Na2S: natri sunfua. (NH4)2S: amoni sunfua -HS: thu gom thủy ngân bằng cách rắc bột lưu huỳnh lên trên. HS: Quan sát nhận xét hiện tượng: -Lưu huỳnh cháy trong oxi cho ngọc lửa màu sáng xanh. -HS: hoàn thành PT -HS: Trong các phản ứng trên, S có số oxi hóa tăng từ 0 lên +4 và +6. => Thể hiện tính khử. III. Tính chất hóa học: -Các trạng thái oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là -2, 0, +4, +6. -Đơn chất S vừa có tính khử và tính oxi hóa. 1. Tác dụng với kim loại và hidro: a) Tác dụng với kim loại: - Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh có khả năng phản ứng với nhiều kim loại tạo thành muối Sunfua. Ví dụ: 0 +2 (Sắt II Sunfua) Hg + Hg (thủy ngân II sunfua) b)Tác dụng với hidro: -Ở nhiệt độ cao, S phản ứng với hidro theo PTHH: (Hidro Sunfua) Kết luận: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro. 2.Tác dụng với phi kim: - Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với một số phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn như flo, oxi... Ví dụ: (lưu huỳnh đioxit) (lưu huỳnh hexaflorua) Kết luận: S thể hiện tính khử khi tác dụng với một số phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn 3p Hoạt động 4: Ứng dụng của lưu huỳnh. -GV: Treo hình ảnh một số ứng dụng của lưu huỳnh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và nêu một số ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh? GV: Lưu huỳnh có rất nhiều ứng dụng cho đời sống nhưng cũng rất nguy hại cho sức khỏe con người như tăng nguy cơ ung thưnếu tích tụ nhiều trong cơ thể. Tuy nhiên hiện nay bởi vì chạy theo lợi nhuận nên một số người đã lạm dụng lưu huỳnh như: sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng khoai mì làm giả thành củ mài, tẩy trắng và chống nấm mốc cho đũa tre,nông sản, thuốc bắcđây là việc làm hết sức nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng GV: Cho HS xem 1 số hình ảnh lạm dụng lưu huỳnh gây nguy hại cho sức khỏe con người. -HS: Quan sát và trả lời ứng dụng của lưu huỳnh. +Sản xuất axit sunfuric +Lưu hóa cao su, tẩy trắng giấy, làm phẩm nhuộm, diệt sâu bọ, diệt nấm, IV.Ứng dụng của lưu huỳnh: (Xem SGK) 2p Hoạt động 5: Trạng thái tự nhiên và sản xuất. -GV: hãy cho biết, trong tự nhiên, S tồn tại ở những dạng nào? -GV: Người ta khai thác lưu huỳnh trong các mỏ như thế nào? GV: Cho HS xem 1 số hình ảnh về lưu huỳnh trong tự nhiên và khai thác lưu huỳnh. -HS: tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất (muối Sunfua, muối Sunfat) -HS: nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S để đẩy S lên mặt đất, sau đó tách S ra khỏi các tạp chất. V.Trạng thái tự nhiên và sản xuất: (Xem SGK) Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (7 phút) Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của lưu huỳnh? Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của bài học bằng sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. (1 phút) Trò chơi củng cố:(4p) Bài tập củng cố: Câu 1: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh: Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá. Lưu huỳnh chỉ có tính khử. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá và không có tính khử. Đáp án C. Câu 2: Cho 11,2 gam sắt tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng. Viết phương trình phản ứng và xác định số oxi hóa của các chất. Tính khối lượng chất rắn thu được. Đáp án: PTHH: 0,2 0,1 0,1 nS = 0,1 (mol) nFe (dư)=0,1 ( mol) mchất rắn = mFeS + mFe ( dư) =0,1.88 + 0,1.56 =14,4g Dặn dò HS: Bài vừa học: Học vở ghi, nắm vững tính chất hóa học của lưu huỳnh. làm các bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị bài mới: Bài: 31 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH Xem lại tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh. Xem lại tính chất vật lí của lưu huỳnh. Ôn lại một số kiến thức về kĩ thuật thí nghiệm. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuy Hòa, ngày 09 tháng 03 năm 2018 BCH trường phê duyệt Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Lê Thị Xuân Ngân Lê Công Trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12320568.doc