Giáo án Hóa học 11 - Tiết 56 - Bài 40: Ancol: cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lý

 GV yêu cầu HS nhắc lại dẫn xuất halogen có những loại đồng phân nào ?

 GV thông báo ancol cũng có 2 loại đồng phân :

 Đồng phân mạch cacbon.

 Đồng phân vị trí nhóm chức.

 GV hướng dẫn HS viết đồng phân ancol :

 Viết các đồng phân mạch cacbon.

 Sau đó gắn nhóm OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch.

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 56 - Bài 40: Ancol: cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Họ và tên người dạy: Huỳnh Thanh Trọng Lớp: 11CB10 Ngày soạn:25/03/2018 Ngày dạy: 27/03/2018 Tiết: 56 CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL – PHENOL BÀI 40: ANCOL: CẤU TẠO, DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÝ Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của ancol. Học sinh hiểu được: Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro của ancol. Kỹ năng: Gọi tên và viết CTCT từ tên gọi của ancol. Viết được các đồng phân ancol . Vận dụng liên kết hidro để giải thích tính chất vật lí của ancol.  Tình cảm, thái độ: Hăng say, tập trung trong giờ học. Năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực giải quyết vấn đề. Trọng tâm: Đồng phân, danh pháp của ancol. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, bảng 8.4 SGK, tranh ảnh mô hình phân tử nước và etanol. Học sinh: ôn tập kiến thức bài dẫn xuất halogen, chuẩn bị bài mới ancol. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, diễn giảng. Nội dung và tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1 phút). Dạy bài mới: Các em có biết sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên gọi là gì không? Đó chính là ancol. Vậy ancol là gì? Đặc điểm cấu tạo, cách gọi tên ra sao? Tính chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài 53. Ancol. Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS (20 phút) Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp. Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Công thức chung ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1 OH(n ≥ 1) Phân loại: Ancol được phân loại theo: Cấu tạo gốc hidrocacbon: ancol no, ancol không no, ancol thơm. Số lượng nhóm hydroxyl: ancol đơn chức, ancol đa chức Bậc ancol: bậc 1, bậc 2, bậc 3. Ví dụ: C2H5OH: ancol no, đơn chức, bậc 1. CH2=CH-CH2OH: ancol không no, đơn chức, bậc 1. C6H5CH2OH: ancol thơm, đơn chức, bậc 1. Đồng phân và danh pháp: Đồng phân: Có 2 loại đồng phân : Đồng phân mạch cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. Ví dụ : Viết các đồng phân của C4H10O. Danh pháp: Tên thông thường: Ancol + tên gốc hidrocacbon + ic Ví dụ: Tên thay thế: Tên hidrocacbon ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm -OH + ol Ví dụ: Butan-1-ol Butan-2-ol Etan-1,2-diol Hoạt động 1: Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp. GV yêu cầu HS nhận xét về các công thức sản phẩm đã viết phương trình ở đầu bài: Các công thức đó có gì giống nhau? Các nhóm –OH liên kết với nguyên tử nào trong công thức? Sự liên kết như thế nào? Trực tiếp hay gián tiếp ? GV : Vì các nguyên tử cacbon liên kết với nhau bằng liên kết đơn nên những nguyên tử cacbon này là những nguyên tử cacbon no. Nhóm –OH gọi là nhóm hydroxyl. Từ đó, GV yêu cầu HS nêu định nghĩa ancol. GV chỉ ra thành phần trong ancol gồm : gốc hidrocacbon và nhóm –OH. GV yêu cầu HS cho biết ancol được phân loại như thế nào? GV mô tả cấu tạo từng loại ancol, cho ví dụ xác định loại ancol. GV lưu ý : Ngoài ra, ancol còn được phân loại theo bậc ancol. GV nêu khái niệm bậc ancol. Sau đó, cho ví dụ xác định bậc ancol. GV yêu cầu HS nhắc lại dẫn xuất halogen có những loại đồng phân nào ? GV thông báo ancol cũng có 2 loại đồng phân : Đồng phân mạch cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. GV hướng dẫn HS viết đồng phân ancol : Viết các đồng phân mạch cacbon. Sau đó gắn nhóm -OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch. GV yêu cầu HS viết đồng phân của C4H10O. GV cho ví dụ gọi tên ancol đa chức. GV giới thiệu tên gọi thông thường một số chất. Sau đó, yêu cầu HS gọi tên các ancol : GV giới thiệu cách gọi tên thay thế của ancol. GV nhấn mạnh đối với ancol mạch phân nhánh thì ta thêm: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh. GV gọi tên thay thế 2 đông phân của C4H10O. GV yêu cầu HS gọi tên thay thế 2 đồng phân còn lại của C4H10O. Đều có nhóm –OH. Các nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon. Liên kết trực tiếp. Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Ancol được phân loại theo: cấu tạo gốc hidrocacbon, số lượng nhóm hydroxyl. Có 2 loại đồng phân :  Đồng phân mạch cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. 2-metyl propan-1-ol 2-metyl propan-2-ol 12 phút Tính chất vật lý và liên kết hidro của ancol. Tính chất vật lý : Ở điều kiện thường, các ancol từ CH3OH đến khoảng C12H25OH là chất lỏng, từ khoảng C13H27OH trở lên là chất rắn. Các ancol từ C1®C3 tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tang lên thì độ tan giảm dần. Liên kết hidro : Khái niệm liên kết hidro : Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (d+) của nhóm OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm (d-) của nhóm OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là kiên kết hidro. Ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính chất vật lý : Liên kết hidro của ancol với nước, làm cho ancol tan nhiều trong nước. Liên kết hidro giữa các phân tử ancol với nhau, làm cho ancol có nhiệt độ sôi cao. Hoạt động 2 : Tính chất vật lý và liên kết hidro của ancol. GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 8.3 SGK cho biết: Ở điều kiện thường ancol là chất gì? Độ tan trong nước của ancol từ C1®C3. Giải thích: Liên kết hidro được hình thành từ lực hút tĩnh điện giửa H mang điện tích đương và 1 số Pk có độ âm điện cao mang điện tích âm(O,Cl, F,). GV yêu cầu HS quan sát bảng 8.4 SGK, hãy so sánh độ tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol so với các hợp chất. GV giải thích vấn đề trên qua khái niệm liên kết hidro. Phân tích liên kết hidro: Giữa các phân tử ancol với phân tử nước để giải thích độ tan. Giữa các phân tử ancol với với nhau để giải thích nhiệt độ sôi. Ở điều kiện thường, các ancol từ CH3OH đến khoảng C12H25OH là chất lỏng, từ khoảng C13H27OH trở lên là chất rắn. Các ancol từ C1®C3 tan vô hạn trong nước. Độ tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ancol đều cao hơn so với các hợp chất. Củng cố: (5’) Hoạt động nhóm: Hãy xác định bậc ancol và gọi tên thay thế các công thức sau: propan-2-ol (bậc 2) 3,3-dimetyl buntan-1-ol (bậc 1) 2-metyl pentan-2-ol (bậc 3) Dặn dò: Học bài, làm bài tập 2,3,4,5,6 SGK trang 224. Chuẩn bị bài tiếp theo “Bài 53: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 40 Ancol_12503457.docx
Tài liệu liên quan