Giáo án Hóa học 12 - Chương IV: Polime và vật liệu polime

4.6. Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?

A. amilozơ

B. glicogen

C. cao su lưu hóa

D. xenlulozơ

4.7. Tơ nilon – 6,6 có công thức là

4.8. Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:

 A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.

 B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.

C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.

 D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.

 

doc22 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Chương IV: Polime và vật liệu polime, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
zit (có cấu trúc mạng lưới không gian): Đun nóng nhựa crezol ở 1500C thu được nhựa crezit. 3. Khái niệm vật liệu compozit - Vật liệu compozit là vật liệu gồm polime làm nhựa nền tổ hợp với các vật liệu vô cơ và hữu cơ khác. - Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền là polime và chất độn, ngoài ra còn các chất phụ gia khác. Chất độn phân tán vào chất nền nhưng chúng không hòa tan vào nhau. C. TƠ I. KHÁI NIỆM - Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. - Đặc điểm cấu tạo của tơ: gồm những phân tử polime không phân nhánh, xếp song song với nhau. II. PHÂN LOẠI. - Tơ thiên nhiên: Tơ có sẵn trong tự nhiên (tơ tằm, len, bông ) - Tơ hóa học: chế tạo bằng phương pháp hóa học. + Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp): xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hóa học (tơ visco, tơ axetat, tơ đồng-amoniac ) + Tơ tổng hợp: được chế tạo từ polime tổng hợp (tơ poliamit, tơ polieste ) III. MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP 1. Tơ nilon-6,6. Điều chế: Trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic. nH2N-[CH2]6-NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH ( NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO )n + 2nH2O Poli(hexametylen-ađipamit) hay nilon-6,6 2. Tơ lapsan Được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glicol. n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO-CH2-CH2-OH Axit terephtalic etylen glicol ( CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O )n + 2nH2O Poli(etylen-terephtalat) hay tơ lapsan 3. Tơ nitron (tơ olon) Được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) nCH2=CH ( CH2-CH )n CN CN 4. Tơ capron (tơ nilon-6) Điều chế: Trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit -amino caproic. CH2 – CH2 – CH2 n C=O ( NH-[CH2]5-CO )n CH2 – CH2 – NH Caprolactam nH2N-[CH2]5-COOH ( NH-[CH2]5-CO )n + nH2O axit -amino caproic. Nilon-6 5. Tơ nilon-7. Điều chế: Trùng ngưng axit -amino enantoic H2N-(CH2)6-COOH nH2N-[CH2]6-COOH ( NH-[CH2]6-CO )n + nH2O Nilon-7 * Lưu ý: Tơ poliamit kém bền đối với nhiệt và kém bền về mặt hóa học (dễ tác dụng với axit và kiềm), bền về mặt hóa học (dai, đàn hồi, ít thấm nước ) D. CAO SU I. KHÁI NIỆM Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. II. CAO SU THIÊN NHIÊN 1. Cấu trúc Cao su thiên nhiên là polime của isopren, các mắt xích isopren đều có cấu hình cis. ( CH2-C=CH-CH2 )n CH3 2. Tính chất Cao su thiên nhiên có thể tham gia phản ứng cộng H2, HCl, Cl2, ... và tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa. Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là tạo ra các cầu nối sunfua –S–S– giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng có cấu trúc mạng không gian. III. CAO SU TỔNG HỢP 1. Cao su buna - Trùng hợp buta-1,3-đien có xúc tác Na thu được cao su buna nCH2=CH-CH=CH2 ( CH2-CH=CH-CH2 )n 2. Cao su buna-S - Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren có mặt xúc tác Na thu được cao su buna-S. 3. Cao su buna-N - Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na thu được cao su buna-N. 4. Cao su isopren - Trùng hợp isopren thu được poliisopren (hay cao su isopren) nCH2=C-CH=CH2 ( CH2-C=CH-CH2 )n CH3 CH3 IV. KEO DÁN 1. Khaùi nieäm: Keo daùn (keo daùn baùn toång hôïp hay keo daùn töï nhieân) laø loaïi vaät lieäu coù khaû naêng keát dính 2 maûnh vaät lieäu gioáng nhau hoaëc khaùc nhau maø khoâng laøm bieán ñoåi baûn chaát caùc vaät lieäu ñöôïc keát dính. 2. Moät soá loaïi keo daùn toång hôïp thoâng duïng a. Keo daùn epoxi: Goàm 2 hôïp phaàn, hôïp phaàn chính laø hôïp chaát höõu cô chöùa 2 nhoùm epoxi ôû 2 ñaàu, hôïp phaàn thöù 2 goïi laø chaát ñoùng raén, thöôøng laø caùc triamin. b. Keo daùn ure-fomanñehit nH2N-CO-NH2 + nCH2O nH2N-CO-NH-CH2OH ( NH-CO-NH-CH2 )n + nH2O ure fomandehit monometylolure poli(ure-fomanđehit) E- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT MỞ RỘNG CẦN NẮM VỮNG 1. Khái niệm về polime Polime là các hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. - Số mắt xích (n) trong phân tử polime được gọi là hệ số polime hoá hay độ polime hoá. - Theo nguồn gốc, ta phân biệt polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime nhân tạo (bán tổng hợp). - Theo phản ứng polime hoá, ta phân biệt polime trùng hợp và polime trùng ngưng. Phản ứng Mục so sánh Trùng hợp Trùng ngưng Định nghĩa Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn (polime) Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn (polime), đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ (như H2O,) Quá trình n Monome ® Polime n Monome ® Polime+ nH2O Sản phẩm Polime trùng hợp Polime trùng ngưng Khối luợng n.M = M.n n.M = M’.n + n.18 Điều kiện của monome Có liên kết đôi hoặc vòng không bền Có hai nhóm chức có khả năng phản ứng trở lên 2. Cấu trúc - Phân tử polime có thể tồn tại ở dạng mạch không phân nhánh, dạng mạch phân nhánh và dạng mạch không gian. - Phân tử polime có thể có cấu tạo điều hoà (nếu các mắt xích nối với nhau theo một trật tự xác định) và không điều hoà (nếu các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nào cả). 3. Tính chất a) Tính chất vật lí Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo; một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi. b) Tính chất hoá học: có 3 loại phản ứng - Phản ứng cắt mạch polime: Polime bị giải trùng ở nhiệt độ thích hợp. Polime có nhóm chức trong mạch như –CO-NH, -COOCH2- dễ bị thuỷ phân khi có mặt axit hay bazơ. - Phản ứng giữ nguyên mạch polime: Phản ứng cộng vào liên kết đôi hoặc thay thế các nhóm chức ngoại mạch. Thí dụ: - Phản ứng tăng mạch(khâu mạch) polime: Phản ứng tạo cầu nối giữa các mạch (cầu -S-S- hay -CH2-) thành polime mạng không gian hoặc phản ứng kéo dài thêm mạch polime. 4. Khái niệm về các vật liệu polime - Chất dẻo: vật liệu polime có tính dẻo. - Tơ: vật liệu polime hình sợi, dài và mảnh. - Cao su: vật liệu có tính đàn hồi. - Keo dán hữu cơ: vật liệu polime có khả năng kết nối chắc chắn hai mảnh vật liệu khác. - Vật liệu compozit: vật liệu tổ hợp gồm polime làm nhựa nền và các vật liệu vô cơ, hữu cơ khác. F - MỘT SỐ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP 1. Nhựa a) Nhựa PE b) Nhựa PVC c) Nhựa PS d) Nhựa PVA Thuỷ phân PVA trong môi trường kiềm: e) Nhựa PMM (thuỷ tinh hữu cơ - plexiglas) f) Nhựa PPF Poli(phenol - fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit. - Nhựa novolac: Nếu dư phenol và xúc tác axit. - Nhựa rezol: Nếu dư fomanđehit và xúc tác bazơ. - Nhựa rezit (nhựa bakelít): Nhựa rezol nóng chảy (150oC) và để nguội thu được nhựa có cấu trúc mạng lưới không gian. 2. Cao su a) Cao su buna nCH2=CH-CH=CH2 buta-1,3-đien (butađien) polibutađien (cao su buna) b) Cao su isopren c) Cao su buna – S d) Cao su buna – N e) Cao su clopren f) Cao su flopren 3. Tơ a) Tơ capron (nilon – 6) b) Tơ enang (nilon – 7) c) Tơ nilon – 6,6) d) Tơ clorin e) Tơ dacron (lapsan) G. BÀI TẬP CƠ BẢN 1. Khái niệm và cấu trúc 4.1. Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp chất có phân tử khối , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là liên kết với nhau tạo nên. A. (1) trung bình và (2) monome B. (1) rất lớn và (2) mắt xích C. (1) rất lớn và (2) monome D. (1) trung bình và (2) mắt xích 4.2. Cho công thức: Giá trị n trong công thức này không thể gọi là: A. hệ số polime hóa B. độ polime hóa C. hệ số trùng hợp D. hệ số trùng ngưng 4.3. Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với tơ lapsan? A. Tơ tằm B. Tơ nilon-6,6 C. Xenlulozơ trinitrat D. Cao su thiên nhiên 4.4. Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với cao su buna? A. Poli (vinyl clorua) B. Nhựa phenolfomandehit. C. Poli (vinyl axetat). D. Tơ lapsan 4.5. Polime nào dưới đây cấu tạo không điều hòa? 4.6. Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit? A. amilozơ B. glicogen C. cao su lưu hóa D. xenlulozơ 4.7. Tơ nilon – 6,6 có công thức là 4.8. Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì: A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt. B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt. C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại. D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy. 4.9. Cao su buna – S có công thức là 4.10 Thủy tinh plexiglas là polime nào sau đây? A. Polimetyl metacrylat (PMM). B. Polivinyl axetat (PVA). C. Polimetyl acrylat (PMA). D. Tất cả đều sai. 4.11. Tên của polime có công thức sau là A. nhựa phenolfomandehit. B. nhựa bakelit. C. nhựa dẻo. D. polistiren. 4.12. Tơ enang thuộc loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ tằm. 4.13. Một polime Y có cấu tạo mạch như sau: - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - Công thức một mắc xích của polime Y là A. - CH2 - CH2 - CH2 -. B. - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -. C. - CH2 -. D. - CH2 - CH2 -. 4.14. Câu nào không đúng trong các câu sau: A. Polime là hợp chất có khối lượng phân tử rất cao và kích thước phân tử rất lớn B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau C. Protit không thuộc loại hợp chất polime D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ 4.15. Cho các polime: polietylen, xenlulozơ, amilo, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon -6,6; poli(vinyl axetat). Những phân tử có cấu tạo mạch phân nhánh là A. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat). B. amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon -6,6; poli(vinyl axetat). C. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat). D. amilopectin, xenlulozơ. 2. Tính chất 4.16. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. 4.17. Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime? A. poli (vinyl clorua) + Cl2 B. cao su thiên nhiên + HCl C. poli (vinyl axetat) + H2O D. amilozơ + H2O 4.18. Trong phản ứng với các chất hoặc cặp chất dưới đây, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime? A. nilon-6 + H2O B. cao su buna + HCl C. poli stiren D. resol 4.19. Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 4.20. Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu? A. 1/3 B. 1/2 C. 2/3 D. 3/5 4.21. Những phân tử nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp ? CH2=CH2(1); CHCH(2); CH2=CH–Cl(3); CH3–CH3(4) A. (1), (3). B. (3), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). 4.22. Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là A. cacbon. B. S. C. PbS. D. H2S. 4.23. Hợp chất nào duới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp? A. Axit -amino enantoic B. Capro lactam C. Metyl metacrilat D. Buta-1,3-dien 4.24. Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng? A. Phenol và fomandehit B. Buta-1,3-dien và stiren C. Axit adipic và hexametilen diamin D. Axit -amino caproic 4.25. Loại cao su nào duới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su buna B. Cao su buna-N C. Cao su isopren. D. Cao su clopren 4.26. Trường hợp nào duới đây không có sự tương ứng giữa loại vật liệu polime và tính đặc trưng cấu tạo hoặc tính chất của nó? A. Chất dẻo Sợi dài, mảnh và bền B. Tơ Có khả năng kết dính C. Cao su Tính đàn hồi D. Keo dán Tính dẻo 4.27. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên? A. Tính đàn hồi B. Không dẫn điện và nhiệt C. Không thấm khí và nước D. Không tan trong xăng và benzen 4.28. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng A. CH2=CH-Cl và CH2=CH-OCO-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2 C. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN D. H2N-CH2-NH2 và HOOC-CH2-COOH 4.29. Giải trùng hợp polime CH2 – CH(CH3) – CH(C6H5) - CH2 n ta sẽ được monome: A. 2 - metyl - 3 - phenyl butan B. 2 - metyl - 3 - phenyl buten - 2 C. propylen và stiren D. isopren và toluen 4.30. Chất nào sau đây có thể trùng hợp thành cao su 3. Điều chế và ứng dụng 4.31. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – S? 4.32. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su isopren? 4.33. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su cloropren? 4.34. Hiđro hóa hợp chất hữu cơ X được isopentan. X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 4.35. Cao su buna - S được điều chế bằng : A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng đồng trùng hợp. C. Phản ứng trùng ngưng. D. Phản ứng đồng trùng ngưng. 4.36. Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin ? A. axit axetic. B. axit oxalic. C. axit stearic. D. axit ađipic. 4.37. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – N? 4.38. Tên của monome tạo ra polime có công thức là A. axit acrylic. B. metyl acrylat. C. axit metacrylic. D. metyl metacrylat. 4.39. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là A. nhựa bakelit. B. nhựa PVC. C. chất dẻo. D. thuỷ tinh hữu cơ. 4.40. Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ? A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. axit caproic. 4.41. Tơ enang được điều chế bằng cách A. trùng hợp axit acrylic. B. trùng ngưng alanin. C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH. D. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH. 4.42. Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây? A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. stiren. 4.43. Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol) ? 4.44. Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm A. – CO – NH – trong phân tử. B. – CO – trong phân tử. C. – NH – trong phân tử. D. – CH(CN) – trong phân tử. 4.45. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? A. tơ nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin B. tơ capron từ axit -amino caproic C. tơ nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic D. tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic 4.46. Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo? A. Poli (metacrilat) B. Poli (acrilo nitrin) C. Poli (vinyl clorua) D. Poli (phenol fomandehit). 4.47. Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng? A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện. B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, ... C. Poli (metyl metacrilat) làm kính máy bay, ôtô, dân dụng, răng giả, ... D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện, ... 4.48. Điền từ thích hợp vào trỗ trống trong định nghĩa về vật liệu composit: "Vật liệu composit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ... (1)... thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà ...(2)... A. (1) hai; (2) không tan vào nhau B. (1) hai; (2) tan vào nhau C. (1) ba; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau 4.49. Polime CH2 – CH(CH3) - CH2 – C(CH3) = CH - CH2 n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome: A. CH2 = CH - CH3 B. CH2 = C(CH3) - CH = CH2 C. CH2 = CH - CH3 và CH2 = C(CH3) - CH2 - CH = CH2 D. CH2 = CH - CH3 và CH2 = C(CH3) - CH = CH2 4.50. Khi điều chế cao su Buna, người ta còn thu được một sản phẩm phụ là polime có nhánh sau: A. CH2 – CH(CH3) - CH2n B. CH2 - C(CH3) - CHn C. CH2 - CH n CH = CH2 D. CH2 – CH(CH3) n 4.51. P.V.C được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: CH4 C2H2 CH2 = CHCl PVC Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra một tấn P.V.C là bao nhiêu ?(khí thiên nhiên chứa 95% metan về thể tích) A. 1414 m3 B. 5883,242 m3 C. 2915 m3 D. 6154,144 m3 4.52. Tơ nilon- 6,6 là : A. Hexacloxiclohexan B. Poliamit của axit ađipicvà hexametylenđiamin C. Poliamit của axit e - aminocaproic D. Polieste của axit ađipic và etylen glicol 4.53. Poli (vinylancol) là : A. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp CH2=CH(OH) B. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân poli(vinyl axetat ) trong môi trường kiềm C. Sản phẩm của phản ứng cộng nước vào axetilen D. Sản phẩm của phản ứng giữa axit axetic với axetilen 4.54. Tơ nilon-6.6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa A. HOOC - (CH2 )4 - COOH và H2N - (CH2)4 - NH2 B. HOOC - (CH2 )4 - COOH và H2N - (CH2)6 - NH2 C. HOOC - (CH2 )6 - COOH và H2N - (CH2)6 - NH2 D. HOOC - (CH2 )4 - NH2 và H2N - (CH2)6 - COOH 4.55. Dùng polivinyl axetat có thể làm được vật liệu nào sau đây A. Chất dẻo C. Cao su B. Tơ D. Keo dán 4.56. Một loại polietylen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó xấp xỉ A. 920 B. 1230 C. 1529 D. 1786 4.57. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình hoá este là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần các lượng axit và rượu là A. 170 kg axit và 80 kg rượu C. 85 kg axit và 40 kg rượu B. 172 kg axit và 84 kg rượu D. 86 kg axit và 42 kg rượu 4.58. Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế PVC phải cần một thể tích metan là A. 3500 m3 C. 3584 m3 B. 3560 m3 D. 5500 m3 4.59. Sản phẩm trùng hợp của butadien - 1,3 với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường A. cao su buna B. cao su buna - S C. cao su buna - N D. cao su 4.60. Chỉ rõ monome của sản phẩm trùng hợp có tên gọi poli propilen (P.P): A. CH2 - CH2 n B. CH2 – CH(CH3) n C. CH2 = CH2 D. CH2 = CH - CH3 H. BÀI TẬP NÂNG CAO Câu 4.1 Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su buna (1) là: etilen (2), metan (3), ancol etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Hãy sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế A. 3 ® 6 ® 2 ® 4 ® 5 ® 1. B. 6 ® 4 ® 2 ® 5 ® 3 ® 1. C. 2 ® 6 ® 3 ® 4 ® 5 ® 1. D. 4 ® 6 ® 3 ® 2 ® 5 ® 1. Câu 4.2 Tơ nilon – 6,6 có công thức là Câu 4.3 Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì: A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt. B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt. C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại. D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy. Câu 4.4 Những phân tử nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp ? CH2=CH2(1); CHCH(2); CH2=CH–Cl(3); CH3–CH3(4) A. (1), (3). B. (3), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 4.5 Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là A. cacbon. B. S. C. PbS. D. H2S. Câu 4.6 Cho sơ đồ sau: CH4 ® X ® Y ® Z ® cao su buna. Tên gọi của X , Y , Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. Axetilen, etanol, butađien. B. Anđehit axetic, etanol, butađien. C. Axetilen, vinylaxetilen, butađien. D. Etilen, vinylaxetilen, butađien. Câu 4.7 Cao su buna – S có công thức là Câu 4.8 Cao su buna - S được điều chế bằng : A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng đồng trùng hợp. C. Phản ứng trùng ngưng. D. Phản ứng đồng trùng ngưng. Câu 4.9 Thuỷ tinh plexiglas là polime nào sau đây? A. Polimetyl metacrylat (PMM). B. Polivinyl axetat (PVA). C. Polimetyl acrylat (PMA). D. Tất cả đều sai. Câu 4.10 Tên của polime có công thức sau là A. nhựa phenol-fomanđehit. B. nhựa bakelít. C. nhựa dẻo. D. polistiren. Câu 4.11 Tơ enang thuộc loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ tằm. Câu 4.12 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – S? Câu 4.13 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su isopren? Câu 4.14 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su cloropren? Câu 4.15 Hiđro hoá hợp chất hữu cơ X được isopentan. X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su. Công thức cấu tạo thu gọn của X là Câu 4.16 Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin ? A. axit axetic. B. axit oxalic. C. axit stearic. D. axit ađipic. Câu 4.17 Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna – N? Câu 4.18 Tên của monome tạo ra polime có công thức là A. axit acrylic. B. metyl acrylat. C. axit metacrylic. D. metyl metacrylat. Câu 4.19 Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là A. nhựa bakelít. B. nhựa PVC. C. chất dẻo. D. thuỷ tinh hữu cơ. Câu 4.20 Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ? A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. axit caproic. Câu 4.21 Tơ enang được điều chế bằng cách A. trùng hợp axit acrylic. B. trùng ngưng alanin. C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH. D. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH. Câu 4.22 Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây? A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. stiren. Câu 4.23 Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là Câu 4.24 Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol) ? Câu 4.25 Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm A. –CO–NH– trong phân tử. B. –CO– trong phân tử. C. –NH– trong phân tử. D. –CH(CN)– trong phân tử. Câu 4.26 Một polime Y có cấu tạo mạch như sau: -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2- Công thức một mắt xích của polime Y là A. -CH2-CH2-CH2-. B. -CH2-CH2-CH2-CH2-. C. -CH2-. D. -CH2-CH2-. Câu 4.27 Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4.28 Tơ capron (nilon – 6) có công thức là Câu 4.29 Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 3. Câu 4.30 Chọn câu phát biểu sai: A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau. D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp. Câu 4.31 Cho sơ đồ phản ứng sau: X Y polime. X có công thức phân tử C8H10O không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là: A. C6H5CH(CH3)OH, C6H5COCH3. B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO. C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2. D. CH3-C6H4CH2OH , C6H5CH=CH2. Câu 4.32 Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon – 6,6 có phân tử khối (M = 2500) là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 4.33 Điều chế nhựa phenol-fomanđehit (1), các chất đầu và chất trung gian trong quá trình điều chế là: metan (2), benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua (10). Chọn các chất thích hợp cho sơ đồ đó là A. (1), (2), (8), (9), (3), (5), (6). B. (1), (2), (8), (4), (3), (10), (7), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7). D. (1), (3), (5), (7), (9), (6), (2), (4). Câu 4.34 Đun nóng poli (vinyl axetat) với kiềm ở điều kiện thích hợp ta thu được sản phẩm trong đó có A. ancol vinylic. B. ancol etylic. C. poli(vinyl ancol). D. axeton. Câu 4.35 Cho các polime : PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ. B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ. C. PE, PVC, cao su buna , amilozơ , amilopectin. D. PE, PVC,cao su buna, amilozơ, xenlulozơ. Câu 4.36 Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau: CH4 A B PVC. Biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế một tấn PVC thì số m3 khí thiên nhiên (đktc) cần là A. 5883 m3. B. 4576 m3. C. 6235 m3. D. 7225 m3. Câu 4.37 Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ? A. . B. . C. . D. . Câu 4.38 Cho các chất sau: butan (1), etin (2), metan (3), etilen (4), vinyl clorua (5), nhựa PVC (6). Hãy cho biết sơ đồ chuyển hoá nào sau đây có thể dùng để điều chế poli(vinyl clorua) ? A. (1) ® (4) ® (5) ® (6). B. (1) ® (3) ® (2) ® (5) ® (6). C. (1) ® (2) ® (4) ® (5) ® (6). D. cả A và B. Câu 4.39 Khi cho hai chất X và Y trùng ngưng tạo ra polime Z có công thức . Công thức của X, Y lần lượt là A. HO-CH2-CH2-OH; HOOC-C6H4-COOH. B. HO-CH2-COOH; HO-C6H4-COOH. C. HOOC-CH2CH2-COOH; HO-C6H4-OH. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 4.40 Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây? A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn. B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo. C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 14 Vat lieu polime_12397269.doc
Tài liệu liên quan