Giáo án Hóa học 8 - Tiết 3 Bài 2: Chất (tiếp theo)

III. Chất tinh khiết:

1. Chất tinh khiết và hỗn hợp:

- Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác

- Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

- Chất tinh khiết có tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định

- Hỗn hợp có tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 3 Bài 2: Chất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần: 02 - Tiết: 03 Bài 2 : CHẤT (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp - Biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. - Biết dựa vào những tính chất khác nhau của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp b. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng: quan sát, tìm tòi, làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm mới và một số thao tác thí nghiệm đơn giản. c. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập và say mê, hứng thú đối với bộ môn Hóa học. 2. CHẨN BỊ : - GV: + Tranh H1.4a sgk phóng to + Hóa chất: nước cất, muối ăn, nước khoáng + Dụng cụ: cốc thủy tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ - HS: đọc trước bài ở nhà 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a. Ổn định lớp: 1’ b. Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS1: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu được tính chất của chất có lợi ích gì? - GV: Để biết được tính chất của chất ta phải: Quan sát, Dùng dụng cụ đo, Làm thí nghiệm Việc hiểu được tính chất của chất có lợi ích: + Giúp phân biệt được chất này với chất khác + Biết cách ứng dụng chất + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. c. Baøi môùi 1’ : Chất như thế nào thì được gọi là chất tinh khiết? còn hỗn hợp là gì?1’ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Chất tinh khiết : 17’ - Hướng dẫn HS quan sát 2 lọ nước khoáng và nước cất. Và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk rút ra nhận xét. - GV biểu điễn tn: Lấy 2 tấm kính: +Tấm 1: nhỏ 1 giọt nước cất +Tấm 2: nhỏ 1giọt nước suối àSau đó đem đun nóng 2 tấm kính này trên ngọn lửa đèn cồnđể nứơc từ từ bay hơi. - Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng. - Thông báo: Nước cất là nước tinh khiết, nước khoáng là hỗn hợp. - Lấy 1 vd khác: 1 lọ muối và 1 lọ đường (không có lẫn chất khác). + Nếu để 2 lọ này riêng biệt nhau thì muối và đường là chất tinh khiết. + Nếu trộn lẫn vào nhau thì chúng là hỗn hợp. → Qua 2 vd trên, em hãy cho biết: thế nào là chất tinh khiết, thế nào là hỗn hợp? - Hỏi: Vậy theo em, nước biển, nước sông, suối, ao, hồ là nước tinh khiết hay hỗn hợp? - Giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên thành nước cất. - Thông báo: Nước tinh khiết có tosôi =100oC, tonc=0oC, D=1g/cm3 Còn nước tự nhiên thì giá trị này sẽ thay đổi tùy vào lượng các chất khác lẫn vào nhiều hay ít. - Hỏi: vậy theo em, chất tinh khiết và hỗn hợp có những tính chất nhất định không? - Nhận xét, bổ sung. - Q.sát và thấy: nước khoáng và nước cất đều là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Cả 2 đều uống được. Nhưng nước cất có thể làm thí nghiệm, còn nước khoáng thì không. → HS thấy được: + Tấm kính 1: Không có vết cặn + Tấm kính 2: Có vết cặn - Lắng nghe + Chất tinh khiết: chì gồm 1 chất, không lẫn chất khác + Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau → Là hỗn hợp. Vì thành phần của chúng ngoài nước còn lẫn nhiều chất tan khác. - Lắng nghe → Chỉ có chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. III. Chất tinh khiết: 1. Chất tinh khiết và hỗn hợp: - Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác - Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau - Chất tinh khiết có tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định - Hỗn hợp có tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp : 10’ - GV lấy 1 cốc nước và cho 1 muỗng muối vào, khuấy tan. → Ta được hỗn hợp nước muối. Vậy ta muốn thu lại muối như ban đầu thì làm thế nào? - Giải thích thêm: tính chất vất lý của nước và muối khác nhau: tosôi của nước : 100oC tosôi của muối : 1450oC Khi đun sôi hỗn hợp tới 100oC thì nước bay hết, còn muối sẽ kết tinh lại. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm tìm cách tách hỗn hợp: Bột nhôm và bột sắt trộn lẫn nhau ra khỏi hỗn hợp. - Hỏi: Qua 2 thí nghiệm trên, em hãy cho biết nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. - Giới thiệu: Sau này chúng ta còn có thể dựa vào tính chất HH để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp - Suy nghĩ và tìm ra phương pháp: →Ta sẽ đun nóng hỗn hợp nước muối→ nuớc sôi bay hơi đi hết→ muối lắng đọng lại→ ta thu lại được muối. - Nghiên cứu thêm thông tin sgk và về nhà tự làm thí nghiệm. → Cho thỏi nam châm vào hỗn hợp. Sắt bị nam châm hút khỏi hợp chất vì tạo được lực hút với nam châm, còn nhôm thì không. Ta có thể tách nhôm và sắt khỏi nhau - Rút ra kết luận 2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. d. Củng cố: 10’ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 11 - GV đưa ra một số câu hỏi → gọi HS trả lời: 1) Thế nào là chất tinh khiết? lấy vd. 2) Thế nào là hỗn hợp? Lấy vd. 3) Nêu nguyên tắc tách một chất ra khỏi hỗn hợp. 4) Hãy tách hỗn hợp đường và cát ra khỏi nhau. ( Gợi ý: dựa vào tính tan) TL: 1) Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác. VD: Sắt, nhôm, đồng 2) Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. VD: nước muối, nuớc chanh 3) Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp 4) Cho hỗn hợp đó vào nứơc khuấy đều đến khi đường tan hết. Lọc hỗn hợp bằng giấy lọc ta thu được cát trên giấy lọc còn đường ở trong hỗn hợp. e. Dặn dò : 2’ - Học bài thuộc bài - Làm bài tập 6, 7, 8 sgk trang 11 vào vở bài tập. - Đọc bài thực hành. - Chuẩn bị: 2 chấu nước, cát và muối ăn. f. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 3_Bai 2_Chat (tiep theo).doc
Tài liệu liên quan