Giáo án Hóa học 8 - Tiết 44 Bài 27: Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy

Hoạt động 1: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: 10’

- Giới thiệu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.

- Gọi HS đọc thí ngiệm a (sgk)

- Gv tiến hành thí nghiệm “đun nóng KMnO4 và thu khí oxi vào lọ hoặc ống nghiệm”

? Có hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm? Giải thích?

? Có mấy cách thu khí oxi?

? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để lọ như thế nào? Vì sao?

? Vì sao có thể thu oxi bằng cách đẩy nước?

? Viết PTHH.

- Người ta còn có thể điều chế oxi từ KClO3 tương tự như vậy.

- Giảng giải về chất xút tác: Là chất tham gia vào phản ứng hóa học nhưng không thay đổi sau phản ứng mà chỉ có tác dụng thúc đẩy phản ứng xảy ra nhanh hơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 44 Bài 27: Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............... Ngày dạy : .............. Tuần: 22 - Tiết: 44 Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp. - HS nắm được thế nào là phản ứng phân hủy. - Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2. b. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy. - Giúp HS thành thạo các thao tác thực hành thí nghiệm. c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức yêu thích môn học . 2. CHẨN BỊ : - GVCB: Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. - HSCB: Ôn tập kiến thức về oxi. 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài cũ: 10’ - HS1: Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Nêu định nghĩa từng loại. - GV : Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. Có 2 loại oxit: - Oxit axit: là oxit của phi kim. - Oxit bazơ là oxit của kim loại. - HS2: Gọi tên các oxit sau: Fe2O3, CaO, N2O3, CO2 - GV: + CaO: Canxi oxit + N2O3: ĐiNitơ trioxit + Fe2O3: Sắt (III) oxit + CO2 :cacbon đioxit c. Bài mới: * Mở bài: Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí được không? Trong phòng thí nghiệm muốn có 1 lượng nhỏ khí oxi để làm thí nghiệm thì làm thế nào? 1’ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: 10’ - Giới thiệu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. - Gọi HS đọc thí ngiệm a (sgk) - Gv tiến hành thí nghiệm “đun nóng KMnO4 và thu khí oxi vào lọ hoặc ống nghiệm” ? Có hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm? Giải thích? ? Có mấy cách thu khí oxi? ? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để lọ như thế nào? Vì sao? ? Vì sao có thể thu oxi bằng cách đẩy nước? ? Viết PTHH. - Người ta còn có thể điều chế oxi từ KClO3 tương tự như vậy. - Giảng giải về chất xút tác: Là chất tham gia vào phản ứng hóa học nhưng không thay đổi sau phản ứng mà chỉ có tác dụng thúc đẩy phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Lắng nghe - Đọc thí ngiệm sgk - Theo dõi thí nghiệm GV biểu diễn và nhận xét hiện tượng Que đóm bùng cháy thành ngọn lửa. Do có khí oxi sinh ra trong quá trình đun nóng KMnO4. → Có 2 cách: đẩy không khí và đẩy nước → Để ngửa bình. Vì oxi nặng hơn không khí. → Vì oxi ít tan trong nước to 2KMnO4→K2MnO4+MnO2+ O2↑ Kali manganat to 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3. to PTPƯ: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ to 2KClO3→2KCl + 3O2↑ ò Có 2 cách: + Đẩy không khí + Đẩy nước Hoạt động 2: Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: 7’ - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và tả lời câu hỏi: + Trong công nghiệp, nguồn nguyên liệu liệu nào được dùng để sản xuất khí oxi? + Quá trình sản xuất khí oxi từ không khí như thế nào? + Người ta sản xuất oxi từ nước như thế nào? → Không khí và nước → Hóa lỏng ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho bay hơi không khí lỏng. → Điện phân nước II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: 1. Sản xuất khí oxi từ không khí lỏng: Hóa lỏng không khí → cho không khí lỏng bay hơi → thu được oxi (ở -183oC). 2. Sản xuất oxi từ nước: Điện phân nước trong bình điện phân → thu được oxi. Hoạt động 3: Phản ứng phân hủy: 10’ - GV viết những phản ứng sau lên bảng → yêu cầu HS cho biết số chất phản ứng và số sản phẩm: Phương trình hóa học Số chất p.ư Số sản phẩm 1) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ 1 2 2) KMnO4→ K2MnO4 + MnO2+ O2↑ 1 3 3) CaCO3 → CaO + CO2 ↑ 1 2 to to to ? Em có nhận xét gì về những phản ứng này? Những phản ứng như vậy được gọi là phản ứng phân hủy. ? Vậy thế nào là phản ứng phân hủy? - Yêu cầu HS so sánh sự khác biệt phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. - GV nhận xét, sữa chửa. → Đều có số 1 chất tham gia phản ứng và cho ra nhiều sản phẩm. → Là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất tham gia phản ứng sinh ra 2 hay nhiều chất mới. → + PƯ hóa hợp: có nhiều chất phản ứng → 1 sản phẩm + PƯ phân hủy: có 1 chất phản ứng → nhiều sản phẩm III. Phản ứng phân hủy: Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất tham gia phản ứng sinh ra 2 hay nhiều chất mới. to Vd: CaCO3 → CaO +CO2 ↑ d. Củng cố: 5’ Đưa ra bài tập → gọi HS làm: to to Bài tập: Cân bằng những PTPƯ sau và cho biết đâu là phản ứng hóa hợp, đâu là phản ứng phân hủy? to 1. FeCl2 + Cl2 → FeCl3 to 2. CuO + H2 → Cu + H2O to 3. KNO3 → KNO2 + O2 4. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O 5. CH4 + O2 → CO2 + H2O - HD HS giải Bài tập 4/94sgk: to a) Số mol của O2: PTHH: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 2mol 2mol 3mol x? ← 1,5mol Theo PTPƯ: → Vậy b) Số mol của O2: to PTHH: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 2mol 2mol 3mol mol ← 2mol Vậy - HD HS giải Bài tập 6/94sgk: to a) PTHH: 3Fe + 3O2 → Fe3O4 3mol 3mol 1mol 0,03mol←0,02mol←0,01mol Vậy: mFe = 0,03 x 56 = 1,68 (g) to b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 2mol 1mol 0,04mol ← 0,02mol Vậy e. Dặn dò: 1’ - Học bài - Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 94 sgk vào vở bài tập. - Xem trước Bài 28: “Không khí – sự cháy” f. Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 44_Bai 27_Dieu che khi oxi, phan ung phan huy.doc