Giáo án Hóa học 9 Bài 21 - Tiết 27 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hoạt động 1: (1 phút) Hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% hàm lượng gang, thép do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Tại sao kim loại bị ăn mòn ? Cần có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hoạt động 2: : (6 phút) Sự ăn mòn kim loại

Phương pháp: Trực quan.

GV: Cho HS quan sát một số mẫu vật là đồ dùng đã bị gỉ như con dao, cây đinh sắt,

HS: Quan sát vật mẫu và giải thích tại sao có sự ăn mòn.

- Giải thích: kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị phá hỏng.

GV: Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại?

HS: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 Bài 21 - Tiết 27 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21 - Tiết 27 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO Tuần dạy: 14 VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : * HS biết : - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim lọai * HS hiểu : - Biết cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 2. Kĩ năng: - Biết quan sát một số thí nghệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim lọai - Nhận biết được hiện tượng ăn mòn trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết được các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị sự ăn mòn - Biết cách thực hiện các thí nghiệm ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường để khỏi bị ăn mòn. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm ăn mòn và các yếu ảnh hưởng. - Biện pháp chống ăn mòn kim loại. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Các vật mẫu như: muối ăn, đinh sắt, dao bị gỉ, nước cất, dầu nhờn, ống nghiệm. 2. Học sinh: - Làm thí nghiệm ở nhà H2.19/ 65 (Làm trước 1 tuần) đem kết quả IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Gang và thép là gì ? So sánh sự khác nhau của gang, thép ?(8đ) Đáp án: - Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%, còn có một số nguyên tố khác: Si, Mn, S, . - Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%, và một số nguyên tố khác: Si, Mn, S, . - Sự khác nhau: + Gang: C từ 2 – 5% + Thép: C dưới 2% 3. Tiến trình bi học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (1 phút) Hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% hàm lượng gang, thép do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Tại sao kim loại bị ăn mòn ? Cần có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hoạt động 2: : (6 phút) Sự ăn mòn kim loại Phương pháp: Trực quan. GV: Cho HS quan sát một số mẫu vật là đồ dùng đã bị gỉ như con dao, cây đinh sắt, HS: Quan sát vật mẫu và giải thích tại sao có sự ăn mòn. - Giải thích: kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị phá hỏng. GV: Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? HS: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế cho thêm một số ví dụ khác về kim loại bị ăn mòn. HS: Ví dụ: Vành xe đạp bị gỉ, yên xe bị gỉ (làm bằng sắt) HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Hoạt động: : (12 phút) Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp. GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm HS đã chuẩn bị trước một tuần của mỗi nhóm và nêu hiện tượng thí nghiệm. HS: Nhóm nêu hiện tượng: - Ống nghiệm 1: Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn - Ống nghiệm 2: Đinh sắt trong nước có khí oxi (không khí) bị ăn mòn chậm. - Ống nghiệm 3: đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị ăn mòn nhanh. - Ống nghiệm 4: Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn. HS: các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các hiện tượng trong 4 ống nghiệm. GV: Từ các hiện tượng trên các em hãy rút ra kết luận. HS: Kết luận: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc nhanh, chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà kim loại tiếp xúc. HS khác nhận xét. GV: Chốt lại kiến thức. GV: Thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. GV: Đưa ra ví dụ: Thanh sắt để trong bếp than và thanh sắt để ở nơi khô ráo, thanh sắt nào bị ăn mòn nhanh hơn. HS: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát. Hoạt động 4: : (12 phút) Bảo vệ các kim loại không bị ăn mòn Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm. GV: Vì sao phải bảo vệ kim loại của đồ vật không bị ăn mòn ? GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu các biện pháp để bảo vệ kim loại mà các em thấy trong thực tế. HS: Nhóm thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả: Có 2 biện pháp chính: 1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường 2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. GV: Yêu cầu HS hệ thống lại các biện pháp bảo vệ kim loại theo ý chính. GV giáo dục HS: Đồ vật để nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi, rửa sạch dụng cụ lao động, tra dầu mỡ làm cho kim loại bị ăn mòn chậm. GV: Gọi HS đọc phần “Em có biết” I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại 1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc nhanh, chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà kim loại tiếp xúc. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. III. Làm thế nào để bảo vệ các kim loại không bị ăn mòn: - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (không khí, nước) Ví dụ: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ, lên trên bề mặt kim loại. - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn 4. Tổng kết: 1/ Sự ăn mòn kim loại là gì ? Là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường 2/ Có mấy biện pháp chống ăn mòn kim loại ? Có 2 biện pháp: - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (nước, không khí) - Chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn. 5. Hướng dẫn học tập. * Đối với bài học tiết này: - Học bài. - Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5/ 67 SGK. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước bài “Luyện tập chương II”. Xem kỹ phần các PTHH. V. PHỤ LỤC:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 21 Su an mon kim loai va bao ve kim loai khong bi an mon_12507530.doc