Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 12: Kính yêu thầy giáo, cô giáo

Truyền thống Tôn sư trọng đạo thời xưa

- Tôn sư trọng đạo thời xưa “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” , trong xã hội phương Đông thời xưa,vận hành theo chue nghĩa Khổng- Mạnh, ba tầng lớp “ quân, sư, phu”(vua quan,thầy và cha) được xã hội đề cao, trân trọng.

- Suốt nghìn năm phong kiến , giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “ hằng số văn hóa” Thầy- Trò.

- Ở vào thời phong kiến , trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt . Sau đó, gia đình có một “ lễ mọn”, mang tính chất “ lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “ Tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần . Thỉnh thoảng gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Chủ đề tuần 12: Kính yêu thầy giáo, cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: “Kính yêu thầy giáo, cô giáo” I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Nhằm phát động phong trào thi đua học tập trong toàn khối với chủ đề “Kính yêu thầy cô” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Giáo dục học sinh thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Học tập, rèn luyện thân thể, lao động, kính trọng thầy cô giáo. - Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc thể hiện năng lực và phẩm chất của các em. - Giáo dục ATGT giúp các em có vốn kiến thức hiểu biết khi tham gia giao thông tại vùng sông nước. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Mở đầu: GV cho tập thể cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo. KHI TÓC THẦY BẠC Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy đã bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi. Thời gian trôi mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông, tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường. Một con đò sang ngang, ôi lòng thầy miên mang, cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bông lúa, ăn cơm vàng của cô tấm ngoan và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng. Bài học làm người em vẫn khắc ghi công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. HĐ2 *Ôn lại ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam. - Nội dung và ý nghĩa của truyền thống “ Tôn Sư Trọng Đạo” của dân tộc Việt Nam. - Tôn sư trọng đạo là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ( đặc biệt đối với những thầy cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi mọi lúc: Coi trọng những điều thầy dạy , coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy mình. - Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. * Truyền thống Tôn sư trọng đạo thời xưa - Tôn sư trọng đạo thời xưa “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” , trong xã hội phương Đông thời xưa,vận hành theo chue nghĩa Khổng- Mạnh, ba tầng lớp “ quân, sư, phu”(vua quan,thầy và cha) được xã hội đề cao, trân trọng. - Suốt nghìn năm phong kiến , giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “ hằng số văn hóa” Thầy- Trò. - Ở vào thời phong kiến , trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt . Sau đó, gia đình có một “ lễ mọn”, mang tính chất “ lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “ Tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần . Thỉnh thoảng gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy. * Truyền thống tôn sư trọng đạo thời nay: - Tôn sư trọng đạo thời nay như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, lễ 20 tháng 11, các thế hệ học trò lại nô nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Đây cũng là dịp để bạn bè cùng trang lứa gặp lại nhau , cùng thầy cô hàn huyên chuyện thuở đi học, cái thời “ Thứ ba học trò” với những trò nghịch ngợm, phá phách làm phiền lòng thầy cô. *Câu hỏi: Câu 1: Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày nào? Ngày 8 tháng 3 Ngày 01 tháng 6 Ngày 20 tháng 11 Ngày 22 tháng 12 Câu 2: Em sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Câu 3: Em hãy đọc các câu thơ, ca dao, tục ngữ , bài hát ca ngợi công ơn thầy cô giáo. HĐ3 * Tìm hiểu hướng dẫn thực hiện năng lực, phẩm chất của học sinh - GV hướng dẫn cho các em nắm các tiêu chí về năng lực và phẩm chất của học sinh : ( Chỉ cho các em những nội dung công việc cần thực hiện hàng ngày theo các thông tư về đánh giá học sinh) - Tự phục vụ, tự quản. - Giao tiếp, hợp tác. - Tự học và giải quyết vấn đề. - Chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. - Trung thực, kỉ luật, đoàn kết. - yêu gia đình,bạn bè và những người khác; yêu trường, yêu lớp, quê hương,đất nước. HĐ4 *Kết thúc hoạt động : - Giáo dục lao động: Để thực hiện tốt những điều Bác dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Biết tự phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, gấp áo quần, vệ sinh cá nhân, giúp bố mẹ làm một số việc vừa sức như quét nhà, trông em - Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh cho tiết hoạt động ngoài giờ. Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 12.doc