Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm 2017 - 2018 - Tuần 24 đến tuần 27

I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU

 - HS hiểu và thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống vào trong thực tiễn.

 - HS hiểu và có ý thức tham gia an toàn giao thông, văn minh an toàn khi tham gia giao thông.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm 2017 - 2018 - Tuần 24 đến tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Tthứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2018 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày 8/3 và 26/3. I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Giáo dục cho học sinh biết: Tìm hiểu và giới thiệu truyền thống ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. - HS hiểu và có ý thức tham gia an toàn giao thông, văn minh an toàn khi tham gia giao thông. - HS hiểu và thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống vào trong thực tiễn. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Truyền thống ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909. Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng. Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc. Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý nghĩa tôn vinh người phụ nữ Việt Nam Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý. Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình. Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia. HĐ2 - GV hỏi câu hỏi cho HS trả lời: Câu 1: Ngày Quốc Tế phụ nữ là ngày nào? A. Ngày 7 / 03. B Ngày 8/ 03. C. Ngày 9/ 03. D. ngày 10/03. Câu 2: Ngày 8/03 là ngày khởi nghĩa của ai/ A. Ngày khởi nghĩa của các vua Hùng. B. Ngày khởi nghĩa của Lê Lợi. C. Ngày khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. HĐ3 - Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống như: Giáo dục ý thức học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp học, đi tiêu, đi tiểu, bỏ rác đúng chỗ, đi đúng lề đường khi tham gia giao thông, tập bơi lội, phòng chống dịch bệnh, không mua đồ ăn, nước uống những hàng quán buôn bán không đảm bảo vệ sinh... TUẦN 25 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2018 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày 8/3 và 26/3. I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - HS hiểu và có ý thức tham gia an toàn giao thông, văn minh an toàn khi tham gia giao thông. - HS hiểu và thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống vào trong thực tiễn. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 * Giáo dục an toàn giao thông ( Lớp 1). Lớp 2,3,4,5 - Câu hỏi: Câu 1. Khi có đèn tín hiệu đỏ, các loại xe đi lại như thế nào? A. Dừng lại. B. Đi chậm, quan sát hai bên đường. C. Được đi khi không có xe ở hai bên. Câu 2. Người đi bộ được qua đường khi nào? A. Khi tín hiệu đèn xanh có hình người bật sáng. B. Khi tín hiệu đèn vàng bật sáng. C. Khi tín hiệu đèn đỏ có hình người bật sáng. 3. Khi đi bộ trên đường phố, em cần tuân thủ điều gì? A. Đi trên hè phố hoặc đi sát mép đường bên phải. B.Đi sát mép đường bên trái. C. Đi dưới lòng đường. Câu 3 : Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè (Lộ trước cổng trường) em phải đi ở đâu để đảm bảo an toàn ? A. Giữa lòng đường. B. Sát lề bên trái. C. Sát lề bên phải. Câu 4 : Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ màu gì thì người đi bộ được sang đường ? A. Màu xanh. B. Màu vàng. C. Màu đỏ. HĐ2 * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xử lý tình huống : Tình huống: Hôm nay là tối thứ bảy, Hùng không phải học bài. Hùng muốn xem phim hoạt hình, nhưng ông ngoại lại đang xem thời sự. * Ứng xử của em. - Nếu là Hùng, em sẽ chọn cách ứng xử nào? A. Tập đàn trước, xem phim hoạt hình sau. B. Tự ý điều khieent ti vi, chuyển sang kênh có phim hoạt hình. C. Ngồi xem thời sự cùng ông. D. Đòi ông cho mình xem phim hoạt hình trước. HĐ3 - Tổ chức thi trò chơi dân gian “Bịt mắt đập nồi” . - Mỗi lớp chọn 1 đội 2 em tham gia, đội đập được trúng cái nồi nhiều nhất là thắng. Hình thức tổ chức: Thi mỗi lượt 2 đội: 1 em đứng tại chổ điều khiển bạn bịt mắt tiến lên phía trước đập nồi, nếu đội bạn nào đập trúng nhiều nhất là thắng. (Thời gian cho mỗi lượt là 2 phút). Dụng cụ: Khăn bịt mắt và 1 cái nồi. TUẦN 26 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2018 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày 8/3 và 26/3. I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - HS hiểu và thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống vào trong thực tiễn. - HS hiểu và có ý thức tham gia an toàn giao thông, văn minh an toàn khi tham gia giao thông. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ( Lớp 1). Xử lí tình huống Bạn Khoa được mẹ dẫn đi siêu thị vào cuối tuần. Vì mãi mê chọn bánh kẹo nên Khoa đã bị lạc. Lúc đó, Khoa không biết tìm ai để giúp đỡ mình. Ứng xử của em: Theo em, Khoa nên nhờ ai giúp đỡ? Hãy chọn những ý đúng sau: a. Chú ảnh sát b. Chú bảo vệ c. Cô nhân viên d. Khách hàng. GV hỏi cho HS trả lời: - Để không bị lạc nơi công cộng, em nên làm gì? * Dự Kiến: - Nắm tay cha, mẹ khi đi nơi công cộng. HĐ2 - Giáo dục an toàn giao thông cho HS ( Lớp 1). Lớp 2,3,4,5. Câu 1: Khi đi bộ trên đường phố, em cần tuân thủ điều gì? Đi trên hè phố hoặc đi sát mép đường bên phải. Đi sát mép đường bên trái. Đi dưới lòng đường. Câu 2:Thế nào là ngồi sau xe máy an toàn? A. Dang chân ra hai bên. B. Ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch. C. Đứng trên xe. Câu 4 : Trẻ em dưới 7 tuổi, khi muốn qua đường cần phải : A. Nắm chặt tay bạn cùng đi. B. Có người lớn dẫn qua đường. C. Chạy nhanh qua đường. Câu 5: Khi đi xe máy điều đầu tiên em cần nhớ là gì? A. Mặc đồ đẹp B. Đội mũ bảo hiểm C. Độ nón vải HĐ3 - Tổ chức thi trò chơi dân gian “Bịt mắt hái hoa”. - Mỗi một lớp chọn 1 đội 2 em tham gia, đội nào hái được nhiều hoa nhiều nhất được (10 điểm), tùy mức độ giảm dần. Hình thức tổ chức: Thi mỗi lượt 2 đội: 1 em đứng tại chổ điều khiển bạn bịt mắt tiến lên phía trước hái hoa và mang về đưa cho bạn đang điều khiển cứ liên tục như thế (Thời gian cho mỗi lượt là 3 phút). Dụng cụ: Khăn bịt mắt và 10 cành hoa vãi. TUẦN 27 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2018 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP *CHỦ ĐỀ HĐGDNGLL: Lập thành tích chào mừng ngày 8/3 và 26/3. I. MỤC ĐICH, YÊU CẦU - Giáo dục cho học sinh biết: Tìm hiểu và giới thiệu truyền thống ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. - HS hiểu và có ý thức tham gia an toàn giao thông, văn minh an toàn khi tham gia giao thông. - HS hiểu và thực hành rèn luyện giáo dục kỹ năng sống vào trong thực tiễn. II. NỘI DUNG CỤ THỂ Hoạt động Nội dung hoạt động Ghi chú HĐ1 Lịch sử sự ra đời của Đoàn TNCSHCM Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. HĐ2 - GV hỏi câu hỏi cho HS trả lời: Câu 1: Đoàn thanh niên từ năm 1931 đến nay đã thay đổi bao nhiêu lần? 4 lần 5 lần 6 lần 7 lần. Câu 2: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được lấy từ ngày tháng nào? Ngày 25/ 10. Ngày 25/ 03 . Ngày 26 / 03. HĐ3 - Tổ chức thi trò chơi dân gian “Bịt mắt bắt heo” . - Mỗi lớp chọn 1 đội 2 em tham gia, đội bắt được heo nhiều nhất được (10 điểm), tùy mức độ giảm dần. Hình thức tổ chức: Thi mỗi lượt 2 đội: 1 em đứng tại chổ điều khiển bạn bịt mắt tiến lên phía trước bắt heo và mang về đưa cho bạn đang điều khiển cứ liên tục như thế (Thời gian cho mỗi lượt là 2 phút). Dụng cụ: Khăn bịt mắt và 10 con heo mũ .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKẾ HOẠCH NGLL _Tháng 3.doc