Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

2. Thảo luận về chủ đề: “Bạn hiểu gì về CNH – HĐH đất nước?”

 - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận về các nội dung trong chủ đề.

 - Câu hỏi gợi ý:

 + Em hiểu thế nào là CNH, HĐH?

 + Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH?

 + Hãy nêu mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta?

 + CNH, HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì?

 + Để phục vụ CNH, HĐH đất nước, thanh niên học sinh cần phải làm gì?

 + Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?

 - Thời gian: 15 phút.

 

docx2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 9: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: - HS nhận thức được vai trò của CNH – HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội. - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương. II. Phương pháp: chơi trò chơi + thảo luận nhóm + thuyết trình. III. Các hoạt động của chủ đề: 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS trong lớp chơi trò chơi. - Thể lệ: + GV chia lớp thành các nhóm. + GV đọc câu đầu tiên trong 1 bài ca dao, tục ngữ. Các nhóm HS đọc các câu còn lại trong bài ca dao, tục ngữ đó. Các nhóm được trả lời liên tiếp cho đến khi tìm được đáp án đúng thì dừng lại. + Mỗi câu trả lời đúng được tặng 1 bông hoa. + Nếu trong vòng 1 phút HS không tìm được đáp án đúng, GV sẽ đưa ra đáp án. 1 Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia. Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. 2 Làm ruộng ăn cơm nằm, Chăn tằm ăn cơm đứng. 3 Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. 4 Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm 5 Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! 2. Thảo luận về chủ đề: “Bạn hiểu gì về CNH – HĐH đất nước?” - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận về các nội dung trong chủ đề. - Câu hỏi gợi ý: + Em hiểu thế nào là CNH, HĐH? + Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH? + Hãy nêu mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta? + CNH, HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì? + Để phục vụ CNH, HĐH đất nước, thanh niên học sinh cần phải làm gì? + Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? - Thời gian: 15 phút. 3. Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” - GV tổ chức cho 4 nhóm lên tham gia hùng biện về chủ đề “Trách nhiệm của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”. - Nội dung: + Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. + Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đối với thanh niên học sinh: phải có hoài bão lớn; phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc; phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh thần yêu lao động và tác phong công nghiệp; phải xây dựng cho mình lý tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng; phải có sức khỏe; phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính bản thân mình là lực lượng xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. + Nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học công nghệ; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Các nhóm HS cử đại diện tham gia. - GV cùng thảo luận với HS trong lớp nhận xét, đánh giá phần dự thi của các nhóm. IV. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12529461.docx