Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Năm học 2017 - 2018

I. MỤC TIÊU:

1- Cảm nhận được vẻ đẹp trong tình yêu thương và lòng khoan dung của Chủ tịch HCM.

2- Trình bày được biểu hiện, ý nghĩa, vai trò của lòng độ lượng, khoan dung trong cuộc sống.

3- Vận dụng được bài học về lòng độ lượng, khoan dung trong cuộc sống. Biết phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7

- Tranh ảnh về Bác và tình yêu thương và lòng khoan dung của Bác.

 

2. Học sinh:

- Đọc, soạn bài trước khi đến lớp

- Sưu tầm, tìm hiểu thêm về Bác qua đài, báo, tivi, truyện đọc,

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Năm học 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Bài 2. NỤ CƯỜI PHÊ PHÁN Ngày soạn: 06/01/2018 Ngày thực hiện: 20/01/2018 (Tuần thứ 2 của tháng 1 năm 2018) I. MỤC TIÊU: 1- Cảm nhận được sự tinh ý và cách bác Hồ giúp các chiến sĩ nhận ra lỗi không trung thực của mình. 2- Hiểu được ý nghĩa của sống trung thực và thấy được biểu hiện của sống không trung thực. 3- Vận dụng được bài học về sự trung thực của bản thân và của người khác trong cuộc sống. Biết phê phán những hành động và lời nói thiếu trung thực. - GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7 - Tranh ảnh về Bác và về việc thực hành trung thực trong học tập và đời sống. 2. Học sinh: - Đọc, soạn bài trước khi đến lớp - Sưu tầm, tìm hiểu thêm về Bác qua đài, báo, tivi, truyện đọc, C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc một vài câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vì, đạo đức là nền tảng của cách mạng: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày mai và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài học: Một trong những vẻ đẹp sáng ngời trong tư tưởng và đạo đức của HCM là sự trung thực trong học tập và đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện “Nụ cười phê phán” trang 8 Sách ‘Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7” để hiểu rõ hơn về Bác. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện. - GV gọi 1 HS đọc. ? Tranh thủ thời gian Bác đi vắng, các chiến sĩ đã có hành động nào trong luyện tập? ? Khi nghe tin Bác sắp về, các chiến sĩ đã làm gì để tỏ ra mình vẫn tập luyện chăm chỉ khi Bác vắng nhà? ? Bác có nhận ra việc làm thiếu trung thực của các chiến sĩ không? ? Vì sao Bác nhận ra điều đó? ? Khi nhận ra lỗi của mình, các chiến sĩ đã có hành động gì? * Gv mở rộng: Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn liền với trách nhiệm. * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm: ? Câu chuyện muốn gửi đến cho các em thông điệp gì? - GV gọi đại diện nhóm trả lời. * Hoạt động 5: Thực hành và ứng dụng: ? Em hãy lựa chọn chữ cái trước hành vi thể hiện tính trung thực. Giải thích vì sao em lại lựa chọn như vậy? a) Cho bạn chép bài và chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. b) Nhận lỗi thay cho bạn. c) Làm hộ bài tập về nhà cho bạn. d) Thẳng thắn nhắc nhở và phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm. e) Bao che cho bạn khi bạn và mình cùng mắc lỗi. f) Nhặt được đồ bị đánh rơi trả lại người bị mất ? Nêu những biểu hiện khác của tính trung thực, thật thà? ? Những người trung thực, thật thà sẽ đạt được điều gì? - Được mọi người tin yêu, quý trọng. ? Xây dựng cam kết sống trung thực, thật thà trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. - Các tổ, nhóm HS trao đổi và lập cam kết. - Các bản cam kết có nội dung và hình thức trình bày hay sẽ được chọn treo ở các vị trí dễ quan sát trong lớp. I – Đọc hiểu câu chuyện. - Các chiến sĩ lợi dụng lúc vắng thầy để xả hơi. Trong những buổi tập, các chiến sĩ thường tự “co giãn”, “bớt xéo” thời gian. Có buổi “lỡ quên” luyện tập. - Các chiến sĩ bấm nhau ra bãi tập, lấy chân đào xới cật lực để cho ra cái điều lúc nào cũng nghiêm túc tập luyện. - Có. Vì Bác thấy những chỗ rêu phong dấu giày. - Khi nhận ra lỗi của mình, các chiến sĩ đã có hành động tìm dịp để tự thú với Bác. * Thảo luận nhóm: Thông điệp: Trong cuộc sống, mỗi người cần rèn sự trung thực trong mọi lời nói, mọi hành động. * Thực hành và ứng dụng: - Những hành vi thể hiện tính trung thực: d, f Vì đó là những việc làm, hành vi thể hiện tính trung thực. - Những biểu hiện khác của tính trung thực, thật thà: -- Không bao che khuyết điểm của người khác -- Không lấy cắp đồ -- Khi mắc lỗi, phải tự nhận lỗi của mình * Hoạt động 6: Củng cố: ? Theo em, chúng ta cần làm gì để thể hiện sống trung thực, thật thà trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. * Hoạt động 7: Dặn dò: - Sưu tầm, tìm hiểu thêm về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh qua đài, báo, tivi, truyện đọc, - Đọc và tìm hiểu kĩ các bài học trong Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7”. * Rút kinh nghiệm và bổ sung: Kí duyệt của Tổ trưởng Ngày tháng năm 2018 Tiết 2. Bài 4. BÁC GẶP TÙ BINH PHÁP Ngày soạn: 28/01/2018 Ngày thực hiện: 10/02/2018 (Tuần thứ 2 của tháng 2 năm 2018) I. MỤC TIÊU: 1- Cảm nhận được vẻ đẹp trong tình yêu thương và lòng khoan dung của Chủ tịch HCM. 2- Trình bày được biểu hiện, ý nghĩa, vai trò của lòng độ lượng, khoan dung trong cuộc sống. 3- Vận dụng được bài học về lòng độ lượng, khoan dung trong cuộc sống. Biết phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong cuộc sống. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7 - Tranh ảnh về Bác và tình yêu thương và lòng khoan dung của Bác. 2. Học sinh: - Đọc, soạn bài trước khi đến lớp - Sưu tầm, tìm hiểu thêm về Bác qua đài, báo, tivi, truyện đọc, C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc một vài câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết. ? Em hãy kể những việc làm thể hiện sống trung thực, thật thà trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lí - người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài học: Một trong những vẻ đẹp sáng ngời trong tư tưởng và đạo đức của HCM là tình yêu thương và lòng khoan dung, độ lượng của Bác. Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện “Bác gặp tù binh Pháp” trang 16 Sách ‘Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7” để hiểu rõ hơn về Bác. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện. - GV gọi 1 HS đọc. ? Đồng chí liên lạc đã hiến kế gì để 15 tù binh không trốn thoát được? ? Khi trông thấy một tù binh áo rách tả tơi, Bác đã có hành động gì? ? Bác đã nói điều gì với đồng chí Cao Pha? ? Câu chuyện muốn gửi đến cho các em bài học gì về lòng khoan dung, độ lượng của Bác? * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm: ? Cùng nhau chuyển thể câu chuyện trên thành một vở kịch ngắn (một hoạt cảnh), sau đó biểu diễn trước lớp. - GV định hướng chuyển thể truyện thành kịch bản và phân vai: Đóng vai người tù binh được Bác cho áo, nói chuyện với các tù binh khác để nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình đối với Bác. - HS tập diễn ở nhà theo kịch bản rồi điều chỉnh, bổ sung. - HS diễn trước lớp ? Em hãy lựa chọn chữ cái trước hành vi thể hiện lòng khoan dung. Giải thích vì sao em lại lựa chọn như vậy? a) Bỏ qua lỗi cho bạn (lỗi do vô tình) b) Nhận lỗi thay cho bạn. c) Nhường nhịn người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật. d) Thẳng thắn nhắc nhở và phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm. e) Nặng lời với người khác khi không hài lòng. f) Ôn tồn giải thích và góp ý cho bạn để bạn sửa chữa khuyết điểm. g) Hay chê bai, dè bỉu người khác. h) Sẵn lòng chia sẻ dồ dùng, sách, truyện với bạn. * Hoạt động 5: Thực hành và ứng dụng: ? Em hãy kể lại một câu chuyện của bản tgaan hoặc người khác thể hiện sự khoan dung, độ lượng. - HS kể. ? Theo em, nếu là An, em sẽ làm gì? - Em sẽ lấy ngay cây bút dự phòng trong cặp mình cho Hiên mượn. ? Ở khu phố hoặc thôn xóm em có những câu chuyện về lòng khoan dung, độ lượng không? Hãy kể cho cả lớp cùng nghe. * Hoạt động nhóm: Cùng nhau lựa chọn một câu chuyện để đóng vai và xử lý tình huống trong câu chuyện đó. I - Đọc hiểu câu chuyện. - Đồng chí liên lạc đã hiến kế lột giày, tất treo lên cổ tù binh để họ không trốn thoát được. - Bác bảo đồng chí phục vụ lấy 1 cái áo trong ba lô đem ra cho tù binh đó mặc. - Bác nói: “ Sao chú cho lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không có giày dép, họ đi lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù binh chạy trốn thì chí ít chú phải cho họ đi tất chứ!” - Bài học: Trong cuộc sống, phải luôn yêu thương và có lòng khoan dung, độ lựng với mọi người xung quanh. * Thảo luận nhóm: Hoạt cảnh: - 1 người tù binh được Bác Hồ cho áo - 4 vai diễn là các tù binh khác - Những hành vi thể hiện tính trung thực: a, f, h, c Vì đó là những việc làm, hành vi thể hiện lòng khoan dung, độ lượng. II - Thực hành và ứng dụng 1. Tình huống đời thường: An và Hiên ngồi cùng bàn. Trong giờ Toán, Hiên sơ ý để quên bút ở nhà. Hiên lúng túng không biết phải mượn bút ai. 2. Hoạt cảnh: VD: Mai và Nga học cùng lớp. Trong giờ ăn trưa, Mai vô ý làm đổ nước canh vào áo của Nga. Nga nổi cáu và lấy tay hất tay Nga. Em ngồi gẫn Mai và Nga, em sẽ làm gì trong tình huống này? * Hoạt động 6: Củng cố: ? Qua câu chuyện “Bác gặp tù binh Pháp”, em thấy Bác Hồ là người như thế nào? ? Em sẽ làm gì để học tập và noi theo gương Bác? * Hoạt động 7: Dặn dò: - Sưu tầm, tìm hiểu thêm về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh qua đài, báo, tivi, truyện đọc, - Đọc và tìm hiểu kĩ các bài học trong Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7”. * Rút kinh nghiệm và bổ sung: Kí duyệt của Tổ trưởng Ngày tháng năm 2018 Tiết 3. Bài 6. “ÍT ĐỊCH NHIỀU, YẾU ĐÁNH MẠNH” Ngày soạn: 10/03/2018 Ngày thực hiện: 17/03/2018 (Tuần thứ 2 của tháng 3 năm 2018) I. MỤC TIÊU: 1- Cảm nhận được vẻ đẹp của Bác Hồ:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKThu-VuCong-Lop7-HocTapHCM.doc
Tài liệu liên quan