Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Nguyễn Du

I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:

 * Nhận thức: - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc

 * Thái độ: - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước

 * Kỹ năng: - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia h/ đ văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân

III. Các phương pháp:

 - Đóng vai - Trò chơi giáo dục - Biểu đạt sáng tạo

IV. Tài liệu và phương tiện:

- Lựa chọn các bài thơ, bài hát .liên quan tới chủ đề

- Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tự biên tự diễn

- Các nhạc cụ đơn giản như đàn, đĩa nhạc

- Các phương tiện dùng để trang trí

 

doc46 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yeän, tu döôõng ñeå caøng xöùng ñaùng hôn vôùi söï tin caäy, mong muoán cuûa thaày coâ giaùo.ÔÛ nhöõng tieát sinh hoaït lôùp tröôùc, chuùng ta ñaõ coù nhieàu hoaït ñoäng theå hieän loøng toân sö troïng ñaïo theo truyeàn thoáng toát ñeïp cuûa daân toäc. Hoâm nay lôùp ta phoái hôïp vôùi caùc baäc phuï huynh trong ban chaáp haønh chi hoäi lôùp toå chöùc leã kæ nieäm ngaøy Nhaø giaùo Vieät Nam 20-11 ñeå baøy toû tình caûm kính troïng, bieát ôn ñoái vôùi caùc thaày coâ giaùo cuûa mình. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Lễ kỉ niệm và chúc mừng - Ngöôøi ñieàu khieån toùm taét lòch söû ngaøy nhaø giaùo Vieät Nam. - Ñaïi dieän hoïc sinh ñoïc lôøi chuùc möøng Thaày coâ giaùo. - Ñaïi dieän caùc toå taëng hoa cho caùc thaày coâ giaùo. - Ñaïi dieâïn hoäi phuï huynh phaùt bieåu chuùc möøng thaày coâ giaùo. - Caùc thaày coâ phaùt bieåu veà taâm tö, tình caûm cuûa mình ñoái vôùi ngheà nhaø giaùo, ñoái vôùi hoïc sinh. Hoạt động 2: Thảo luận và văn nghệ - Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận và động viên cả lớp tích cực phát biểu ý kiến. - Người diều khiển tóm tắt các ý kiến và kết luận. - Trong quá trình thảo luận có các tiết mục văn nghệ, lời phát biểu cảm tưởng, những tâm sự hoặc những câu chuyện cảm động về thầy cô giáo xen kẽ trong chương trình . 3. Thực hành: Hoạt động 3: - Trình dieãn caùc baøi thô, baøi haùt theo chuû ñeà “Tình nghóa thaày troø”. - Trò chơi: "Nói và làm ngược” * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to” - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ” - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên” - Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất” Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt. 4. Vận dụng: ? Là học sinh em cần làm như thế nào để ghi nhớ công ơn thầy cô giáo? - Học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành công dân tốt VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. VII.Dặn dò :chuẩn bị cho sinh hoạt chủ điểm tuần sau VIII. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 12/11/2016 TIẾT 6: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi hoạt động, HS có khả năng: - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo 2. Kĩ năng: - Biết cách ứng xử, giao tiếp với các thầy, cô giáo. 3. Thái độ: - Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo. II. Các nội dung, mức độ tích hợp vào giáo dục kỹ năng sống: 1. Nội dung tích hợp: - Giá trị sống lòng yêu thương. 2. Mức độ: - Toàn phần. 3. Các kỹ năng sống giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng lắng nghe các ý kiến của các bạn về tình nghĩa thầy trò. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi tiếp xúc với thầy cô. - Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo. III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: 1. Phương pháp: - Biểu đạt sang tạo. - Thảo luận. - Kể chuyện. - Giải quyết vấn đề, trò chơi. 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, Thảo luận, Biểu đạt sáng tạo, viết tích cực. IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu HS sưu tầm được : Những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò - Những câu hỏi dành cho thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò. - Bảng cho điểm của ban giám khảo trên giấy Ao. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát: + Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn” + Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng” - Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS : + Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì? + Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì? + Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên? + Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? Vì sao? - Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng - Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của các bạn - Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò” 2. Kết nối: Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm. - Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm vào các vị trí đã được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng bày - Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách sáng tạo của nhóm mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày giới thiệu kết quả sưu tầm - Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem - Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình bày nội dung ý tưởng trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy ,cô giáo . Các nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca hát, ngâm thơ, kể chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo. - Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các nhóm công khai được viết lên bảng Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò - Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa - Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa - HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến. - Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp 3. Thực hành: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút + Sau hoạt động này , bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò? + Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng? + Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò? - Cho 1 vài HS trình bày, HS lựa chon 1 câu hỏi để trình bày và lưu ý không trùng ý kiến với bạn - Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận 4. Vận dụng: GV yêu cầu HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế hơn VI. Tư liệu: - sử dụng tài liêu ở trường , lớp . - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. ........................................................oo0oo........................................................ Ngày soạn: 28/11/2016 TIẾT 7: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ. 2. Kĩ năng: - Tự hào, yêu quý, và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; Kính trọng và biết ơn các Bác cựu chiến binh. - Kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể 3. Thái độ: - Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn. II. Các nội dung, mức độ tích hợp vào giáo dục kỹ năng sống: 1. Nội dung tích hợp: - Kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh. 2. Mức độ: - Toàn phần. 3. Các kỹ năng sống giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tự tin khi giao lưu. - Giá trị sống tinh thần đoàn kết. III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: 1. Phương pháp: - Động não - Thảo luận - Hỏi và trả lời 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, Động não, thảo luận, Biểu đạt sáng tạo, viết tích cực. IV. Tài liệu và phương tiện: - Một số câu hỏi để giao lưu: + Những kỷ niệm sâu sắc của người lính? + Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ - Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ - Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Trò chơi “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ” - Người điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết - Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng - Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng 2. Kết nối: Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa -Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bộng hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh, sinh, lý, hóa..) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời - Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút Hoạt động 2: Hỏi – Đáp - Người điều khiển mời 2 người tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một người sẽ hái hoa, người kia trả lời câu hỏi của người hái hoa. Người được hái hoa đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết, người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẽ ý kiến. 3. Thực hành: Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống - Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ: + Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sau? + Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không? Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến. GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể - HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó 4. Vận dụng: - GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ. VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. ........................................................oo0oo........................................................ Ngày soạn: 12/12/2016 TIẾT 8: THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ. 2. Kĩ năng: - Tự hào, yêu quý, và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; Kính trọng và biết ơn các Bác cựu chiến binh. - Kỹ năng ứng phó với lũ lụt, sạt lở đất 3. Thái độ: - Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn. II. Các nội dung, mức độ tích hợp vào giáo dục kỹ năng sống: 1. Nội dung tích hợp: - Kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh. 2. Mức độ: - Toàn phần. 3. Các kỹ năng sống giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tự tin khi giao lưu. - Giá trị sống tinh thần đoàn kết. III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: 1. Phương pháp: - Động não - Thảo luận - Hỏi và trả lời 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, Động não, thảo luận, Biểu đạt sáng tạo, viết tích cực. IV. Tài liệu và phương tiện: - Một số câu hỏi để giao lưu: + Những kỷ niệm sâu sắc của người lính? + Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ - Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ - Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Trò chơi “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ” - Người điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết - Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng - Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng 2. Kết nối: Hoạt động 1: Giao lưu với các cựu chiến binh - Người điều khiển mời cựu chiến binh địa phương tham gia giao lưu với lớp + Cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với HS + HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh - Giao lưu với khách mời bằng một số câu hỏi: ? Để ứng phó với lũ lụt, sạtlở đất chúng ta cần làm gì - Cảm ơn, tăng quà, hoa và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh 3. Thực hành: Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ - Các tiết mục văn nghệ của HS. - Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ. VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về trường lớp. ........................................................oo0oo........................................................ Ngày soạn: 3/01/2016 TIẾT 9: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thồng vẻ vang của Đảng. - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp đó. II. Các nội dung, mức độ tích hợp vào giáo dục kỹ năng sống: 1. Nội dung tích hợp: - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. 2. Mức độ: - Liên hệ. 3. Các kỹ năng sống giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về Đảng - Kỹ năng trình bày ý tưởng bài viết tranh vẽ về Đảng. - Giá trị sống: tình yêu quê hương đất nước. III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: 1. Phương pháp: - Động não - Thảo luận - Hỏi và trả lời 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, Động não, thảo luận, Biểu đạt sáng tạo, viết tích cực. IV. Tài liệu và phương tiện: - Lịch sử ngày thành lập Đảng (3/2/1930) - Các sự kiện lịch sử của Đảng - Hệ thống câu hỏi, câu đố, bài tập tình huống có liên quan đến lịch sử ngày thành lập Đảng - Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như : giấy A4, bút màu, phiếu học tập, hồ dán.. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát về Đảng, mùa xuân. - Sau khi hát xong, người điều kiển chương trình phỏng vấn nhanh một số học sinh + Bài hát ca ngợi về điều gì? + Ngày thành lập Đảng là ngày nào? - Người điều khiển kết luận để nhập vào hoạt động chính “ Thi tìm hiểu về Đảng” 2. Kết nối: Hoạt động 1: Các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu Hoạt động 2: - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu đố, câu hỏi.Sau mỗi câu hỏi, câu đố, đội nào cắm cờ báo hiệu sớm nhất sẽ được trả lời trước, giám khảo báo giờ. Nếu đội đó trả lời không đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên - Ban giám khảo công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án 3. Thực hành/ luyện tập: - Người điều khiển nêu câu hỏi: + Sau hoạt động này bạn thu hoạch gì bổ ích về những nét văn hóa của quê hương mình + Sau khi tìm hiểu về những nét văn hóa của quê hương mình, bạn tâm đắc nhất điều gì? - GVPT kết luận, tóm tắt lại những nội dung trọng tâm thông qua hoạt động 4. Vận dụng: GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch về sự tìm hiểu những nét văn hóa của quê hương mình VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu của trường. - Tuyển tập các bài hát về Đảng, Bác Hồ. ........................................................oo0oo........................................................ Ngày soạn: 1/2/2016 TIẾT 10: TÌM HIỂU ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG EM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. - Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước. - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. - Rèn luyện các kĩ năng viết, vẽ. 3. Thái độ: - Giá trị sống: Tình yêu quê hương, đất nước. II. Các nội dung, mức độ tích hợp vào giáo dục kỹ năng sống: 1. Nội dung tích hợp: - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. 2. Mức độ: - Toàn phần. 3. Các kỹ năng sống giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng, về gương Đảng viên. III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: 1. Phương pháp: - Động não - Thảo luận - Kể chuyện 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, Động não, thảo luận, Biểu đạt sáng tạo, viết tích cực. IV. Tài liệu và phương tiện: - Mời thầy cô dạy môn lịch sử làm cố vấn, cung cấp tài liệu về những nét văn hóa của quê hương mình - Cử người đẫn chương trình cuộc thi. - Phân công chuẩn bị các tiết mục văng nghệ. - Phân công trang trí, chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi . liên quan đến chủ đề hoạt động, đáp án cho các câu hỏi đó. V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Mở đầu hoạt động, người điều khiển cho lớp hát tập thể các bài hát về những đổi thay của quê hương mình 2. Kết nối: - Phân công mỗi tổ nhóm là một đội - Người điều khiển nêu các câu hỏi trọng tâm có liên quan đến về những đổi thay của quê hương mình để các tổ, nhóm suy nghĩ, thảo luận 3. Thực hành/ luyện tập: - Viết bài thu hoạch suy nghĩ của em về về những đổi thay của quê hương mình 4. Vận dụng: - Em tự xây dựng kế hoạch để tương lai phấn đấu trở thành những con người như thế nào để giúp ích cho quê hương? VI. Tư liệu sử dụng: - Sử dụng tư liệu về quê nhương. - Tuyển tập các bài hát về quê hương. ........................................................oo0oo........................................................ Ngày soạn: 12/02/2016 TIẾT 11: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: * Nhận thức: - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc * Thái độ: - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước * Kỹ năng: - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia h/ đ văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân III. Các phương pháp: - Đóng vai - Trò chơi giáo dục - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện: - Lựa chọn các bài thơ, bài hát .liên quan tới chủ đề - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tự biên tự diễn - Các nhạc cụ đơn giản như đàn, đĩa nhạc - Các phương tiện dùng để trang trí V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá : Hoạt Động Mở Đầu Trò chơi “Tôi biết..”. - Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một nhánh hoa mai chuyền cho nhau, nếu nhành hoa đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của những các Tết trong năm của nước ta. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng * Gợi ý: Tết Khai Hạ - Mồng bảy tháng giêng; Tết Rằm tháng giêng - Tết Thượng Nguyên; Tết Hàn Thực - Mồng ba tháng ba; Tết Đoan Ngọ - Mồng năm tháng năm; Tết Trung Nguyên - Rằm tháng bảy; Tết Trung Thu - Rằm tháng tám; Tết Trùng Cửu - Mồng chín tháng chín; Tết Trùng Thập Mồng mười tháng mười; Tết ông Táo - Tết hai mươi ba tháng chạp; Tết Nguyên Đán  - Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát có chủ đề Xuân. 2. Kết nối : Hoạt Động 1 : Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân * Hái hoa dân chủ - Thể lệ: Chia làm hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi. Giả sử nếu đội A trả lời không được thì đội B trả lời đúng sẽ được tính điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì nhường quyền trả lời cho khán giả. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận một phần thưởng. CÂU HỎI Hãy cho biết tên của những trái cây trong mâm ngũ quả ở miền Nam? ð Mãng cầu, đu đủ, xoài, sung và quả dừa. Ý nghĩa: cầu dừa đủ xài, gia đình sung túc. Những loại bánh đặc trưng trong ngày tết Nguyên đán ð Bánh chưng, bánh dày, bánh tét. Trong ngày tết, bạn thích nhất là điều gì? Vì sao? bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ có từ “Đảng” hoặc “Xuân” Cảm nghĩ của bạn như thế nào khi ngày tết đã gần kề? Những loài hoa nào nở vào dịp tết Nguyên đán? Loại hoa nào đặc trưng ở hai miền Nam và Bắc ð Hoa mai – miền Nam, Hoa đào – miền Bắc Hãy đọc 2 câu đối trong ngày tết ð Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh ð Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới Hãy giải thích câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” ð Mồng một thăm viếng ông bà, mồng hai thăm họ ngoại, mồng ba thăm viếng thầy cô và những người thân khác. Hãy kể tên những trò chơi ngày tết ở quê hương bạn. Trò chơi nào mà bạn thích nhất? Vì soa? ð Đánh đu, chọi gà, bơi chải, đua ghe ngo, tung còn, hát lượn... Bạn cho biết ngày 23 tháng 12 Âm lịch là ngày gì? ð Tập tục đưa ông Táo về trời Tết ở Việt nam có bao nhiêu ngày? ð 7 ngày (Từ mồng 1 đến mồng 7 – Hạ nêu) Phong tục của người Việt Nam vào đầu năm mới là phải dựng cây nêu để tiêu diệt ma quỹ, loại bỏ xui rủi. Vậy bạn hãy cho biết việc dựng nêu, hạ nêu sẽ diễn ra vào ngày nào? ð Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi" Þ Thư ký tổng hợp điểm. Hoạt Động 2: Biểu diễn tài năng * Thi văn nghệ: Thời gian 20 phút. - Thể lệ: lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có từ “Đảng”, “Xuân”, “Quê hương”, “đất nước”, thành viên của đội này hát xong, đến thành viên của đội kia, cú liên tục đến khi nào hết thời gian qui định. - Ban giám khảo đếm số bài hát của mỗi đội mà cho điểm, một bài hát đúng chủ đề được 10 điểm. (Ví dụ nếu đội A khônghát được thì thành viên của đội B sẽ hát tiếp). Lưu ý: không để thời gian trống. Þ Thư ký tổng hợp điểm phần thi tài năng. Mời cổ động viên hát một bài, được một phần quà. 3. Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) Trình bày 1 phút - Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Qua các hoạt động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân” đã giúp chúng ta nhận thức được những gì về Đảng, về công ơn của Đảng, giúp chúng ta hiểu biết gì về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương. Vận dụng: Để sau này được trở thành một đảng viên ưu tú như các thầy cô của mình thì bản thân chúng ta phải học tập thật tốt, bên cạnh đó thì phải thể hiện hành động bằng thực tế. IV. Kết thúc hoạt động: Ngày soạn: 25/02/2015 Ngày thực hiện:28/02/2015 TIẾT 12: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG I. Mục tiêu * Nhận thức: - Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà trường hoặc cơ sở Đảng địa phương. * Thái độ: - Tôn trọng, tin tưởng, tự hào về chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng địa phương, tin vào sự lãnh đạo của Đảng. * Kỹ năng: - Học tập và rèn luyện theo các gương tốt Đảng viên. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tự tin khi tham gia giao lưu. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong giao lưu. - Kỹ năng quản lý thời gian trong giao lưu. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu. - Kỹ năng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để đền đáp công ơn của Đảng – Bác. III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Động não (Hái hoa dân chủ, Biểu diễn tài năng). - Văn nghệ - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm tự biên tự diễn - Các câu hỏi giao lưu với đảng viên - Các câu hỏi về tết cổ truyền - Các nhạc cụ: đàn, trống - Các phương tiện dùng để trang trí. V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá : Hoạt Động Mở Đầu - Lớp hát tập thể - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của hoạt động - Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp , 2. Kết nối : Hoạt Động 1 : Giao lưu với đảng viên của nhà trường - Trả lời nhanh - Giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp. Người dẫn chương trình mời Thầy Phùng Tuấn Lâm là đảng viên của trường và là Tổng phụ trách. Sau đó cả lớp hoạt động theo hình thức trả lời câu hỏi. - Thể lệ: Mỗi đội sẽ chọn một câu hỏi. Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, nếu đội này trả lời không được thì đội kia sẽ trả lời. Nếu cả hai đội trả lời không được thì câu trả lời sẽ dành cho khán giả và nhận quà. - Số điểm của mỗi câu sẽ là 20 điểm Câu hỏi Tên gọi của Chi bộ nhà trường là gì? ð Chi bộ trường THCS Nguyễn Huệ Chi bộ trường ta có bao nhiêu đảng viên? ð 35 đảng viên Bí thư Chi bộ trường ta hiện nay là ai? Để trở thành một đảng viên gương mẫu thì bản thân mỗi người phải phấn đấu nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12427039.doc
Tài liệu liên quan