Giáo án học kì 1 môn Vật lý 9

 CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

 Tiết : 22 NAM CHÂM VĨNH CỬU

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Mô tả được từ tính của Nam châm, biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam

 của nam châm vĩnh cửu.

 - Biết được các từ cực loại nào thì hút, loại nào thì đẩy khi đặt hai từ cực gần nhau.

 - Mô tả cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

 2. Kĩ năng: Xác định được các từ cực của kim nam châm.

 - Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của

 một nam châm khác.

 - Giải thích được hoạt động của la bàn. Biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.

 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có ý thức thu nhập thông tin.

4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN

II/ CHUẨN BỊ:

 * Đối với mỗi nhóm HS:

 + 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín.

 + Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm. Một nam châm hình chữ U.

 + 1 kim nam châm, giá đỡ.

 + 1 la bàn và 1 giá TN và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.

 

doc71 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án học kì 1 môn Vật lý 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết bị khác như: Động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc tỏa nhiệt là vô ích. 4. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố -hướng dẫn về nhà . (10 phút) 1. Vận dụng: Yêu cầu HS trả lời câu C4, GV có thể hướng dẫn Hs theo các bước sau : + Q = I2.R.t vậy nhiệt lượng toả ra ở dây tóc bóng đèn và dây nối khác nhau do yếu tố nào? - So sánh điện trở dây nối và dây tóc bóng đèn. - Rút ra kết luận gì? - Giải thích tại sao cùng với một dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên. - Yêu cầu HS hoàn thành câu C5, GV kiểm tra cách trình bày và giúp đỡ các HS yếu . 2. Củng cố: + Phát biểu và ghi hệ thức của định luật. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - HS trả lời câu hỏi của GV HS khác nhận xét. - Cả lớp lắng nghe suy nghĩ thảo luận đưa ra dự đoán. I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng: 1/ Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng: - Mỗi HS nêu được tên một số dụng cụ biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng. 2/ Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng: - Cá nhân HS nêu được tên một số dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng. - HS sử dụng bảng điện trở suất để trả lời câu hỏi của GV: Yêu cầu HS nêu được: + Dây hợp kim Nikêlin và Constan có điện trở suất lớn hơn rất nhiều so với điện trở suất của dây đồng. II. Định luật Jun – Len Xơ: 1/ Hệ thức định luật: Q = I2.R.t - Yêu cầu HS nêu được: Vì điện năng chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng. Q = A = I2.R.t 2/ Sử lý kết quả thí nghiệm kiểm tra: - HS đọc kỷ phần mô tả TN hình 16.1 - HS nêu lại các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra và xử lý kết quả TN để trả lời câu hỏi C1, C2, C3 theo nhóm. C1: A = I2.R.t = (2,4)2 . 5 . 300 = 8640 (J) C2: Q1 = C1.m1.t = 4200.0,2.9,5 = 7980 (J ) Q2 = C2.m2.t = 880.0,078.9,5 = 652,08 (J) Nhiệt lượng mà nước và bình Nhôm nhận được là Q = Q1 + Q2 = 8632,08 (J) C3: Q A 3/ Phát biểu định luật : + HS phát biểu định luật và ghi hệ thức định luật vào vở. + Định luật : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương CĐDĐ, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Q : ( J ) + Hệ thức : Q = I2.R.t R : () I : (A) t : (s) - Lưu ý : Nếu đo Q bằng ( calo ) thì hệ thức của định Jun- Len Xơ là . Q = 0,24. I2.R.t - Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm điện năng, cần giảm sự tỏa nhiệt hao phí đó bằng cách giảm điện trở nội của chúng. III. Vận dụng. - Cá nhân HS hoàn thành câu C4 dưới sự trợ giúp của GV. - HS tham gia thảo luận chung cả lớp, chữa vào vở câu C5 - C5: Vì U = 220 V à P = 1000W Theo định luật bảo toàn năng lượng A = Q hay Pt = cm(t2 – t1) t = 672 (S) - Cá nhân HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi của GV ở phần củng cố. - Cá nhân HS trả lời. 3. Hướng dẫn về nhà; - Học bài, đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 16 – 17.1 à 16-17.4 / SBT Ngày soạn: 1/10/2018 Tiết: 17 BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng Định luật Jun – Lenxơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Kĩ năng: : - Rèn kĩ năng giải bài tập theo các bước giải. - Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin. 3.Thái độ: Trung thực, kiên trì, cẩn thận. 4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN II. CHUẨN BỊ: + Đối với GV: Bảng nhiệt dung riêng của một số chất. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Kiểm tra (5 phút ) + HS1 : Phát biểu Định luật Jun – Lenxơ. Chữa bài tập 16-17.1 / SBT + H S2 :Viết hệ thức của định luật : Chữa bài 16-17.3 / SBT. + Gọi HS dưới lớp nhận xét phần bài giải của bạn, GV sữa nếu sai Đánh giá cho điểm HS. 2. Hoạt động 2: Bài tập 1 (12 phút) - GV yêu cầu HS đọc to đề bài , HS khác lắng nghe chú ý . + Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề, HS khác bổ sung nếu còn thiếu. - Từng HS lên bảng làm từng câu a, b, c. - Nếu HS có khó khăn, GV có thể gợi ý từng bước. + Để tính nhiệt lượng mà bếp toả ra cần vận dụng công thức nào để tính ? + Nhiệt lượng cung cấp làm sôi nước nên tính bằng công thức nào  mà ta đã học ở lớp 8. + Hiệu suất được tính bằng công thức nào? + Cách tính tiền phải trả trong 1 tháng. + Sau đó GV gọi từng HS lên bảng thực hiện từng câu. + GV có thể bổ sung nếu cần thiết. + Yêu cầu HS ghi vào vở. 3. Hoạt động 3: Giải bài 2  (12 phút) + Bài 2 là bài toán ngược của bài 1 vì vậy. GV có thể yêu cầu HS tự lực làm bài 2. +1 HS đọc đề, yêu cầu 1 HS khác lên bảng tóm tắt đềà GV bổ sung nếu cần thiết. + GV gợi ý để HS làm chính xác hơn. + Công thức tính Q đã học ở lớp 8 ? + Dùng công thức nào để tính Qtp. +Viết công thức và tính thời gian đun sôi nước theo Qtp và công suất P của ấm. + GV bổ sung, hoàn chỉnh bài giải và yêu cầu HS ghi vào vở. - GV hướng dẫn HS đổi từ đơn vị giây sang phút. 4. Hoạt động 4: Giải bài tập 3  (12 phút) + HS tóm tắt đề, và tham khảo phần hướng dẫn trong SGK để giải từng câu. + Công thức tính R, P và Q ? + Nếu không đủ thời gian GV có thể hướng dẫn chung cả lớp bài 3 và yêu cầu HS về nhà giải.GV có thể kiểm tra trong tiết sau. Lưu ý : Nhiệt lượng toả ra ở đường dây của gia đình rất nhỏ nên trong thực tế có thể bỏ qua - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. + HS lên bảng giải, cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét. 1. Bài 1: - Mỗi HS tự giải theo từng phần của bài tập. - Nếu khó khăn thì có thể tham khảo phần gợi ý cách giải trong SGK. a/ Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây. Q= I2.R.t = (2,5)2. 80 .1 = 500 (J). b/Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước: Qi = Cmt = 4200 . 1,5 . 75 = 472.500 (J). Nhiệt lượng do bếp toả ra. Qtp = I2 .R.t = 500.1200 = 600.000 (J) Hiệu suất của bếp là: c/ Công suất tỏa nhiệt của bếp: P = 500W = 0,5 kW. A = P. t = 0,5 . 3. 30 = 45 (kW .h). Số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong 1 tháng: T = 45 . 700 = 31.500 đồng. - HS ghi đầy đủ bài làm vào vở. 2 Bài 2: - HS tự lực giải từng phần của bài tập. - Nêu thấy khó khăn nên tham khảo hướng dẫn SGK. à ghi đầy đủ bài làm vào vở. a/ Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: Qi = Cmt = 4200 .2 .80 = 672.000 (J). b/ Nhiệt lượng toả ra của bếp là: c/ Vì bếp sử dụng ở U=200V bằng với HĐT định mức do đó công suất của bếp là P = 1000W Qtp = I2R.t = P.t à Thời gian đun sôi lượng nước trên là12ph26 giây 3.Bài 3 : + HS tự tham khảo phần hướng dẫn để tự lực giải từng phần. Bải giải a/ Điện trở toàn bộ đường dây : b/ CĐDĐ chạy qua dây : c/ Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn là : Q= I2R.t=(0,75)2.1,36.90. 3600 = 247860(J) =0,07 KW.h + HS ghi đầy đủ vào vở học. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (4 phút) + Làm tiếp bài 3 nếu chưa song. + Làm bài tập 17-17.5 và 16-17.6 / SBT. + Chuẩn bị nội dung, kiến thức đã học để tiết sau ôn tập. + Xem trước bài 20. Ngày soạn: 1/10/2018 Tiết: 18 BÀI TẬP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khaéc saâu theâm kieán thöùc về công suất điện, điện năng sử dụng và Định luật Jun – Lenxơ. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập chính xác, khoa học. 2. Kĩ năng: : - Rèn kĩ năng giải bài tập theo các bước giải. - Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin. 3.Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học. 4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN II. CHUẨN BỊ: + GV: Giáo án. + HS: Vở ghi chép. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Kiểm tra (5 phút ) + Nêu các công thức tính tính công suất? + Công thức tính tính điện năng hay công của dòng điện? + Đơn vị các đại lượng trong công thức? - Tổ chức cho học sinh trả lời. - GV chốt lại vấn đề cần nắm. 2. Hoạt động 2: Bài tập 1 (12 phút) Bài 1: Có hai bóng đèn loại 12V-0,6A và 12V-0,3A. a. Có thể mắc hai bóng đó nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai điểm có HĐT 24V được không? Vì sao? b. Để các bóng trên sáng bình thường, cần phải mắc như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đề bài 2. GV tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2. - Yêu cầu cá nhân HS tính điện trờ của mỗi đèn, sau đó tính điện trở đoạn mạch. + Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. + Cuối cùng tính HĐT hai đầu mỗi đèn. So sánh với HĐT định mức. + Như vậy mắc hai dụng cụ này vào HĐT 24V được không? Vì sao? + Để các bóng đèn sáng bình thường thì phải mắc hai đèn như thế nào? + GV có thể bổ sung nếu cần thiết. + Yêu cầu HS ghi vào vở. 3. Hoạt động 3: Giải bài 2  (12 phút) Bài 2: (Bài 14.4-SBT/21) - Yêu cầu HS đọc đề bài 1. GV tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1. + Yêu cầu HS tính điện trở R1; R2. + Từ đó so sánh R1; R2. - HS có thể so sánh theo cách khác. + Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào HĐT 220V, thì cường độ dòng điện qua 2 đèn như thế nào? + Đèn nào sáng hơn. + Điện năng mà mạch điện tiêu thụ trong 1 giờ được tính như thế nào? 103000J = ? kW.h + Khi mắc song song hai đèn này vào HĐT 220V, thì đèn nào sáng hơn vì sao? + Điện năng mà mạch điện tiêu thụ trong 1 giờ được tính như thế nào? 504000J = ? kW.h - GV hoàn chỉnh từng câu, HS ghi vào vở. 4. Hoạt động 4: Giải bài tập 3  (12 phút) Bài 16-17.6-SBT/23 - Yêu cầu HS đọc đề bài 4. GV tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 4. + Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra được tính như thế nào? + Công thức tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước. + Công thức tính hiệu suất của bếp - Yêu cầu HS lên bảng giải. - GV hoàn chỉnh từng câu, HS ghi vào vở. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Cá nhân học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của GV. - HS tham gia trả lời. * P = U.I = I2.R * A = P.t = U.I.t = I2.R.t - HS tiếp nhận thông tin. 1. Bài 1: Từng nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên bảng giải Nhóm khác bổ sung nếu thấy sai. a. Điện trở các bóng đèn: R1 = = R2 = = 40. CĐDĐ qua đoạn mạch và qua mỗi điện trở: I1 = I2 = I = HĐT hai đầu mỗi đèn là: U1 = I1.R1 = 0,4.20 = 8V < Uđm = 12V U2 = I2.R2 = 0,4.40 = 16V > Uđm = 12V Không thể mắc hai bóng đó nối tiếp với nhau vào hai điểm có HĐT 24V được. b. Để các bóng đèn sáng bình thường thì phải mắc hai đèn song song với nhau rồi mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 12V. - HS ghi đầy đủ bài làm vào vở. 2. Bài 2: HS tự lực giải từng phần của bài tập. Từng nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên bảng giải Nhóm khác bổ sung nếu thấy sai. a. Khi 2 đèn sáng bình thường thì điện trở 2 đèn tương ứng là: R1 = 484; R2 = 1210 Do đó : R2 = 2,5R1 b. Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào HĐT 220V, dòng điện chạy qua hai đèn có cùng cường độ theo công thức P = I2.R Do đó Đèn 2 sáng hơn. + Điện năng mà mạch điện tiêu thụ trong 1 giờ là: A = (P1 + P2).t = 103000J = 0,03kW.h c. Khi mắc song song hai đèn này vào HĐT 220V, thì đèn 100W có công suất định mức lớn hơn nên sáng hơn. + Điện năng mà mạch điện tiêu thụ trong 1 giờ là: A = P.t = 504000J = 0,14kW.h - HS ghi đầy đủ bài làm vào vở. 3. Bài 3: Từng nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên bảng giải Nhóm khác bổ sung nếu thấy sai. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là: Qtp = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000J Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước này là: Q1 = Cm() = 4200.2.80 = 672000J Hiệu suất của bếp là: H = + HS ghi đầy đủ vào vở học. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (4 phút) + Giải lại các bài đã giải và xem trước bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” Ngày soạn: 20/10/2018 Tiết: 19 SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì. 2. Kĩ năng: Giải thích được các cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. 3. Thái độ: Có tác phong cẩn thận, kiên trì, khi sử dụng thiết bị điện. 4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN II. CHUẨN BỊ: + Đối vối mỗi nhóm HS: Phiếu học tập: C1: Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới ................................. C2: Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc ......................................................................... C3: Cần mắc .................... cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch. C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý ............................ vì ........................ III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ 1: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (15 phút ) - GV phát phiếu học tập cho HS theo nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập câu C1, C2, C3 , C4. - GV hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS ghi vào vở. - Tìm hiểu thêm một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện. - Từng HS làm câu C5 và phần thứ nhất C6. - GV hướng dẫn HS thảo luận, GV nhận xét hoàn thành phiếu học tập của các nhóm động viên khuyến khích các nhóm học tập. 2. HĐ 2: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. (15 ph) - Gọi 1 HS đọc thông báo mục 1 để tìm hiểu một số lợi ích khi tiết kiệm điện năng. + Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng. -Yêu cầu HS tìm thêm những lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng. - Đôi với biện pháp 1 ngoài công dụng tiết kiệm điện năng còn giúp tránh được những hiểm họa nào nữa ? - Đôi với biện pháp 2 còn có thể được sử dụng để làm gì đối với quốc gia? - Đôi với biện pháp 3 có lợi ich gì đối với môi trường ? - GV có thể liện hệ thực tế mùa hè năm 2005 do thiếu nước sản xuất điện chúng ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, các khu vực trong thành phố phải luân phiên cắt điện. + GV : Vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng là gì? - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi câu C8, C9. - Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. - GV có thể đưa ra những ví dụ cụ thể (sử dụng đèn học) để học sinh thấy được tiết kiệm điện và thấy được tiết kiệm điện là cần phải sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lý. - Cho HS đọc một số biện pháp tiết kiệm điện. - Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm, người sống gần các đường điện cao thế thường bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặt dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố lưới điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: Chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp, để lại hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Hoạt động 3: Vận dụng- củng cố – Hướng dẫn về nhà. (15 phút ) 1. Vận dụng: Yâu cầu HS trả lời câu C10, liên hệ thực tế trong phòng lớp học. - GV có thể liên hệ thực tế ở một số nhà nghỉ, khách sạn đã sử dụng tấm nhựa cứng treo chìa khoá có tác dụng như đóng công tắc điện. Khi ra khỏi nhà rút chìa khoá thì công tắc ngắt hệ thống điện trong nhà tắt hết. - Tương tự GV gọi 2 HS trả lời câu C11, C12. + Câu C12 có thể gọi HS lên bảng và yêu cầu tính điện năng sử dụng điện, tính toàn bộ chi phí cho việc sử dụng điện của mỗi loại bóng sau đó so sánh.. 2 . Củng cố: Yêu cầu học sinh đọc « Có thể em chưa biết » à Điện năng dự trữ ít à khuyến khích sử dụng lúc đêm khuya. - Yêu cầu HS nêu các kiến thức trong tâm của bài học. I. An toàn khi sử dụng điện : 1/ Ôn lại quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - HS thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập. Đại diện từng nhóm trình bày câu hỏi C1, C2, C3, C4 trước cả lớp và các HS khác bổ sung. C1: 40V C2: cách điện đúng như tiêu chuẩn quy định. C3: cầu chì có cường độ định mức phù hợp C4: HS tự ghi vở. 2/ Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện. - HS thảo luận nhóm cho từng phần của các câu C5, C6. - HS bổ sung đầy đủ các câu hỏi C1 C6. II. Sử dụng tiết kiệm điện năng: 1/ Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng. - HS đọc thông báo phần 1 để nắm một số lợi ích khi tiết kiệm điện năng. - Qua gợi ý của GV HS nêu thêm một số lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng. + Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh lãng phí điện và loại bỏ nguy cơ xẩy ra hoả hoạn . + Dành phần điện năng tiết kiệm đựợc để xuất khẩu điện, góp phần tăng thu nhập đất nước. + Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 2/ Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng: - Cá nhân HS trả lời câu hỏi C8, C9, tham gia thảo luận ở trên lớp về các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. + C8: A = P . t. + C9: Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện cơ có công suất hợp lý, đủ mức cần thiết. + Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết, vì sử dụng như thế sẽ lãng phí điện năng. - HS ghi các biện pháp vào vở. - Biện pháp an toàn: Di dời các hộ dân sống gần các đường điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng rất thấp: 3%, các bóng đèn neon có hiệu suất cao hơn: 7%. Để tiết kiệm điện, cần nâng cao hiệu suất phát sáng của các bóng đèn điện. + Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng. III. Vận dụng - HS nêu được câu C10. - Viết lên tờ giấy dùng chữ to “Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà” và dán vào nơi ra vào để dễ nhìn thấy. - Treo tấm bảng có ghi dòng chữ “ Nhớ tắt điện” lên cánh cửa ra vào ngang tầm mắt. - Lắp chuông báo khi đóng cửa để nhắc nhở tắc điện. - Cá nhân HS hoàn thành C11 và C12. + C11: Chọn phương án D. + C12: Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng trong 8000 giờ. . Bóng đèn dây tóc A1 = 2160 . 106 J . Bòng đèn Compart A2 = 432 . 106 J. T1 = 448000 đồng ; T2 = 144000 đồng. + Dùng bóng đèn Compart có lợi hơn vì : giảm bớt 304000 đồng tiền chi phí cho 8000 giờ. + HS đọc « Có thể em chưa biết » và trả lời câu hỏi của GV . 3. Hướng dẫn về nhà : - Học và làm BT 19 / SBT, trả lời câu hỏi phần tự kiểm tra trang 54 SGK vào vở. - Tiết sau tổng kết chương I. Điện học. Ngày soạn: 24/10/2018 Tiết: 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I – ĐIỆN HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của toàn bộ chương I. 2. Kĩ năng: Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập trong chương I. 3. Thái độ: Trung thực, say mê và yêu thích bộ môn. 4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN II/CHUẨN BỊ: + HS : Nội dung trả lời tự kiểm tra (Từ câu 1 11 SGK / 54) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị. (15 phút ) - GV yêu cầu lớp phó HT báo cáo tình hình bài ở nhà của các bạn trong lớp. - Gọi 1 HS đọc phần chuẩn bị bài ở nhà, HS khác theo dõi và nhận xét. - GV dành thời gian để cho các nhóm trao đổi thảo luận những câu liên quan đến kiến thức và kỷ năng mà HS chưa vững và khẳng định câu trả lời cần có. - Qua phần trình bày của HS à GV đánh giá phần chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp, nhắc nhở những sai sót HS thường gặp và nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý sau. không đổi. - R1 nt R2 à R = ? - R1 // R2 à R = ? - - Điện trở phụ thuộc vào l, S, và vật liệu làm dây dẫn như thế nào? - HS tự trả lời câu 6.a, 7 vào vở. - Công thức Q ? - Công thức tính A, P - HS hoàn thành và ghi vào vở 2. Hoạt động 2: Làm các câu của phần vận dụng. (25 phút) - GV cho HS trả lời phần câu hỏi vận dụng từ câu 12 – 16 yêu cầu có giải thích cho cách lựa chọn. - Hướng dẫn HS trả lời phần câu hỏi trắc nghiệm. - Câu 14, 15, 16 nếu HS gặp khó khăn GV cần hướng dẫn để tìm ra phương án đúng. - GV cho cá nhân HS suy nghĩ. - 1 HS tóm tắc đề. (câu 17) - 1 HS cho phương án giải nếu đúng gọi HS lên bảng giải. - Các nhóm thảo luận, nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh - GV gợi ý cho HS giải phương trình à dùng PP tách hạng tử thành hai hạng tử tìm ra phương trình tích. - Tìm R1 và R2 - Tương tự GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời bài 18. - Câu a có thể GV giải thích thêm nếu HS gặp khó khăn. + Chú ý: Dây dẫn và R ấm nối tiếp, I bằng nhau trong cùng thời gian. - Q tỷ lệ thuận với R ( Q = I2Rt) từ đó giải thích hoàn chỉnh. - HS lên bảng giải câu b và c. HS khác nhận xét bổ sung nếu cần GV có thể trợ giúp và ghi vào vở. +Bài 19: GV hướng dẫn à gợi ý đưa ra kết quả à HS về nhà làm - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp. - Cá nhân HS trình bày các nội dung tự kiểm tra. HS khác lắng nghe, bổ sung. - HS lưu ý sửa chữa nếu sai. I/ Tự kiểm tra: 1/ I tỷ lệ thuận với U. 2/ với 1 dây dẫn R không đổi.Nếu U tăng (giảm) à I tăng (giảm) 3/ Sơ đồ: 4/ R1 nt R2 à R = R1 + R2. R1 // R2 à 5/ a. R tăng 3 lần khi l tăng 3 lần. b. R giảm 4 lần khi S tăng 4 lần. c. đồng < nhôm d. 6/ a. Có thể thay đổi trị số / điều chỉnh CĐDĐ. 7/ a. Công suất định mức. b. HĐT giữa hai đầu đoạn mạch và CĐDĐ 8/ A = P . t = U.I.t 9/ Q = I2.R.t 10/ Quy tắc ( 6 quy tắc) 11/ Sử dụng tiết kiệm điện năng. (SGK) II/ Vận dụng: - HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của Gv từ câu 12 à câu 16 SGK. - Yêu cầu HS lên bảng trả lời và chọn câu trả lời đúng bằng cách chọn phương án trả lời và kèm theo lời giải thích lý do chọn phương án. - Nếu HS chọn sai và chưa đưa đúng thì yêu cầu HS dưới lớp nhận xét và giải thích lại. - Các phương án đúng cho các câu như sau: Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 C B D A D Câu 17; +Khi R1nt R2 à R1+R2 = (1) +Khi R1//R2 à à R1.R2 = 300 (2). Từ (1) và (2) à R1 = 30; R2=10 hoặc R1 = 10; R2 = 30 Câu 18: Học sinh tự tóm tắc đề. a/ Như SGV / 104. b/Điện trở của ấm khi hoạt động bình thường. c/ Tiết diện của dây là: Câu 19: a/ Thời gian đun sôi nước: t = 12ph21 giây. b/ Tiền điện phải trả: T=A.700 = 8645 đ. c/ Thời gian đun sôi nước t’= 3ph 5 giây. 3. HĐ 3: Hướng dẫn về nhà. (5 phút ) - Ôn tập toàn bộ chương I. - GV hướng dẫn bài 19 – 20. Giao cho HS về nhà làm. - Công thức áp dụng, lưu ý đơn vị đo. - Hoàn thành bài 19, 20 vào vở bài tập. - Tiết sau kiểm tra. Ngày soạn: 27/10/2018 Tiết : 21 KIỂM TRA 1 TIẾT I/ MỤC TIÊU : - Biết cách suy luận để tìm ra đáp án đúng. - Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và giải được bài toán trong đề kiểm tra. - Kĩ năng trả lời chính xác, nhanh, phân tích được bài toán và giải bài chính xác khoa học. - Thái độ trung thực, cẩn thận, yêu thích bộ môn. II/ CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên: Đề kiểm tra (In và phát đề cho HS) - Hệ thống câu hỏi để ra đề cho Học sinh. 2- Học sinh: - Những kiến thức đã học từ đầu chương I. - Đồ dùng học tập cần thiết cho một tiết kiểm tra. Ngày soạn: 30/10/2013 CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC Tiết : 22 NAM CHÂM VĨNH CỬU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mô tả được từ tính của Nam châm, biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. - Biết được các từ cực loại nào thì hút, loại nào thì đẩy khi đặt hai từ cực gần nhau. - Mô tả cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. 2. Kĩ năng: Xác định được các từ cực của kim nam châm. - Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. - Giải thích được hoạt động của la bàn. Biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có ý thức thu nhập thông tin. 4. Năng lực hình thành: Rèn kỹ năng đo và đọc kết quả thí nghiệm. Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng bố trí TN II/ CHUẨN BỊ: * Đối với mỗi nhóm HS: + 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín. + Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm. Một nam châm hình chữ U. + 1 kim nam châm, giá đỡ. + 1 la bàn và 1 giá TN và 1 sợi dây để treo thanh nam châm. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ 1: Giới thiệu mục tiêu chương II và tổ chức tình huống học tập. (5 phút ) - GV yêu cầu HS đọc mục tiêu chương II sau đó GV thông báo mục tiêu cơ bản của chương II . + ĐVĐ : Bài đầu tiên chúng ta nhớ lại các đặc điểm của nam châm vĩnh cửu mà ta đã học ở lớp 5 và lớp 7. . Yêu cầu HS đọc phần mở bài như SGK. 2. Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm và phát hiện thêm tính chất từ của nam châm (15 phút) - GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ. - Nam châm là vật có đặc điểm gì ? - Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp gỗ, nhôm, - GV hướng dẫn thảo luận đề ra phương án đúng . - Yêu cầu HS tiến hành TN câu C1. + GV nhấn mạnh : Nam châm có tính hút sắt. - Yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững yêu cầu của câu C2. Gọi 1 HS khác nhắc lại. - Trước khi làm thí nghiệm yêu cầu HS cho biết câu C2 yêu cầu làm những việc gì? - Giao dụng cụ TN cho các nhóm, nhắc HS lưu ý theo dõi, quan sát để rút ra kết luận. + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng phần của câu C2, thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận. - Gọi 1 HS đọc phần kết luận trong SGK và cho HS ghi vào vở. - Yêu cầu HS cần nhớ: + Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của nam châm. + Tên các vật liệu từ. + GV thông báo: Ngoài sắt, thép, nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN VAT LY 9_12419637.doc
Tài liệu liên quan