Giáo án Khối Bốn - Tuần 17

BUỔI CHIỀU

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I. Mục tiêu: Giúp HS:- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập

- HS khá, giỏi nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT 2

III. Các hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS làm BT3 tiết LTVC trước.

- T/c nhận xét .

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/h được phép chia số cho số có hai chữ số. - Biết chia cho số có ba chữ số. II. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT3 tiết trước. - T/c nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. - GV y/c HS nêu số bài tập trong SGK – Lớp theo dõi, GV cho HS làm bài. Bài 1a: Rèn kĩ năng đặt tính và chia cho số có 2 chữ số. - HS đọc y/c – Cho HS làm vào vở. - GV gọi HS lên làm – T/c lớp nhận xét. Bài 3a: Rèn kĩ năng giải toán về tính chiều rộng , chu vi của HCN - Gọi 1 HS đọc đề bài – Hướng dẫn HS phân tích đề. - GV cho HS làm vào vở – GV bao quát và giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên làm Giải a) Chiều rộng sân bóng đá là : 7140 : 105 = 68 (m) Đáp số : a) Chiều rộng 68 m – T/c nhận xét, GV đánh giá. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu: Giúp HS - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. * GD KNS: - Kĩ năng xá định giá trị của lao động. Kĩ năng quan lí thời gian để `tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. II. Các hoạt động dạy học: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Bài tập 5 SGK - GV gọi HS đọc y/c BT 5 SGK – Lớp theo dõi. - GV cho HS thảo luận cặp đôi về ND của bài tập. - GV gọi vài HS trình bày trước lớp – T/c nhận xét. - GV đánh giá và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. HĐ3: Bài tập 3,4,6 SGK - GV t/c cho HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh vẽ mà các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được. - GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau : + Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? + Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó. + Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ? - GV t/c cho lớp quan sát và nhận xét. - GV bổ sung, đánh giá và khen những bài làm tốt. - GV lưu ý HS về sưu tầm thêm tranh minh hoạ. HĐ4: Rút ra kết luận chung. - GV gợi ý- HS nêu. - Lớp nhận xét – GV gọi HS đọc kết luận như SGK. - Lớp theo dõi – GV khắc sâu cho HS. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV cho HS thực hiện như mục “thực hành” trong SGK. - GV nhận xét tiết học. ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ BAO CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS cách chia cho số có ba chữ số, áp dụng để giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Củng cố KT: - HS nhắc lại cách chia: Chia từ trái sang phải. - GV lưu ý HS cách ước lượng; số dư không được lớn hơn số chia. Hoạt động2: Thực hành Bài tập 1: - 2 Hs lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài bạn làm đúng/sai, sau đó cho HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. a) 62321 : 307 b) 81350 : 187 Bài tập 2: Tìm x: a) X x 405 = 86265 b) 89658 : X = 293 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, cách tìm số chia chưa biết trong phép chia. Bài tập 3: - HS nêu tóm tắt bài toán. Tóm tắt 305 ngày : 49 410 sản phẩm 1 ngày : ....... sản phẩm - 1 HS lên bảng làm bài, GV chấm bài và nhận xét. - Yêu cầu HS tính được: + Số sản phẩm trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất : 49410 : 305 = 162 ( sản phẩm ) 3. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. ............................................................................................. Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Kĩ năng th/h các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ. II. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT 3 tiết trước. - T/c nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. - GV y/c HS nêu số bài tập trong SGK – Lớp theo dõi, GV cho HS làm bài. Bài 1 (bảng 1, bảng 2 mỗi bảng 3 cột đầu): Rèn kĩ năng tìm thừa số, hoặc số bị chia. - HS đọc y/c – GV y/c HS nêu cách tìm thừa số, tìm tích chưa biết trg phép nhân; tìm số bị chia, số chia, thương chưa biết trg phép chia. - Lớp nhận xét - Cho HS làm vào vở. - GV gọi HS lên làm – T/c lớp nhận xét. Bài 4 (a,b): Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi trên biểu đồ. - HS đọc yêu cầu – GV ôn lại về biểu đồ – Lớp theo dõi. - GV: Y/c HS qsát biểu đồ SGK/ 91 – GV nêu câu hỏi. - Gọi HS trả lời theo biểu đồ – T/c nhận xét, GV đánh giá. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. CHÍNH TẢ : Nghe- viết: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO. PHÂN BIỆT: L/N, ÂC/ÂT (Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác gián tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT2(a)/ BT2(b) BVMT: - HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Giấy to viết ND BT 2b, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2a tiết trước. - Lớp nhận xét – GV nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn nghe-viết chính tả. a. Hướng dẫn chính tả: - Cho HS đọc đoạn văn – Lớp theo dõi SGK. - Hướng dẫn viết những từ ngữ dễ viết sai: Trườn xuống, chít bạc, khua lao xao. - GV nêu câu hỏi tìm hiểu ND đoạn viết – HS trả lời, lớp nhận xét. b. GV đọc cho HS viết - GV đọc cả câu hoặc cụm từ cho HS viết. - GV đọc chậm, rõ ràng – HS viết vào vở - GV đọc lại một lượt cho HS soát lỗi. c. Chấm,chữa bài: GV chấm một số bài. - Nhận xét chung bài viết – Lớp theo dõi . - GV cho HS đổi chéo để kiểm tra và soát bài. HĐ3: Luyện tập BTập 2b : Điền vào ô trống tiếng có vần ất hay âc. - Cho HS đọc yêu cầu của bài – Làm vào vở- GV cho 4 HS làm vào giấy to - GV t/c lớp nhận xét – GV đánh giá . - GV treo bảng phụ và chốt lời giải đúng: giấc ngủ - đất trời - vất vả. BTập 3: HS đọc y/c – Lớp làm vào vở – GV gọi HS lần lượt nêu. - T/c nhận xét – GV chốt lời giải đúng: giấc mộng - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhắc chàng - đất-lảo đảo - thật dài - nắm tay. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - Qua bài học giúp HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người VN. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. - GV nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ : AI LÀM GÌ ? I. Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu (BT1,2) - Viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3) Vào bài viết. II. Chuẩn bị: Giấy to , bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Phần nhận xét. - GV cho HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1,2,3 – Lớp theo dõi SGK. – T/c cho HS hoạt động nhóm 4. - Cho HS thảo luận và rút ra: Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. - GV cho HS đặt câu hỏi: Người lớn làm gì ? (Bộ phận vị ngữ). Ai đánh trâu ra cày ? (Bộ phận chủ ngữ). - GV chốt lại – HS theo dõi. HĐ3: Rút ra ghi nhớ. - GV gợi ý - Gọi Vài HS nêu – Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập. BTập 1: Rèn kĩ năng tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn - Cho HS đọc yêu cầu – GV cho HS thảo luận cặp đôi. - Gọi HS lần lượt nêu – T/c nhận xét, GV chốt lại. BTập 2: XĐ chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu của BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu của BT – GV treo 4 tờ giấy viết 4 câu ở BT1. - GV gọi HS nêu – Lớp nhận xét. - GV đánh giá và chốt lại. BTập 3: Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì ? - Cho HS đọc yêu cầu BT3 – Lớp theo dõi SGK - GV gợi ý và cho HS làm vào vở. - GV bao quát lớp – Giúp HS còn yếu. -HS đọc đoạn văn và nêu những câu là câu kể Ai làm gì? - T/c lớp nhận xét – GV khen những HS có bài văn hay và chỉ đúng câu kể Ai làm gì HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV gọi vài nhắc lại ghi nhớ SGK. - GV nhận xét tiết học ........................................................................................... Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2017 TẬP ĐỌC RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TIẾP) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất nghộ nghĩnh đáng yêu.TL được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS lên đọc nối tiếp truyện Rất nhiều mặt trăng (Phần đầu). - Lớp nhận xét – GV nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Luyện đọc đoạn - Đọc mẫu. - GV gọi HS đọc bài – Hướng dẫn HS phân đoạn (3 đoạn): + Đ1: Từ nhà vuabó tay + Đ2 : Mặt trăngở cổ + Đ3 : Còn lại. - Gọi HS đọc nối tiếp bài 3 lượt – Kết hợp luyện đọc từ khó, ngắt nghỉ và sửa lỗi phát âm. - Cho HS luyện đọc những câu khó - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. + Cần đọc giọng căng thẳng, lo lắng ở đoạn đầu, giọng nhẹ nhàng ở đoạn sau. - Lớp theo dõi. HĐ3: Tìm hiểu bài. * Đoạn 1: Cho HS đọc thầm – GV nêu câu hỏi: Nhà vua lo lắng về điều gì?Vì sao một lần nữa các đại thần và các nhà khoa học không giúp được cho nhà vua? - Gọi HS trả lời – T/c nhận xét và thảo luận rút ra ý chính: ý 1: Nỗi lo lắng của nhà Vua. * Đoạn 2,3 : Cho HS đọc đoạn – GV nêu câu hỏi: H: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? H: Công chúa trả lời như thế nào? H: Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: ý 2: Suy nghĩ của nàng công chúa về mặt trăng. - GV cho HS đọc bài – T/c thảo luận và rút ra ý nghĩa của bài. Ý nghĩa: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh rất khác với người lớn. HĐ4: Luyện đọc diễn cảm – Thi đọc. - GV treo bảng phụ ghi đoạn: Làm saonàng đã ngủ - GV hướg dẫn HS cách đọc phân vai – Gọi HS luyện đọc diễn cảm. - T/c cho HS thi đọc dưới hình thức chơi trò chơi truyền điện - Lớp nhận xét . GV tuyên dương HS đọc tốt . HĐ5: Hoạt động nối tiếp: GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. KỸ THUẬT: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( T3 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh 2. Kỹ năng: Thực hành làm được các sản phẩm dựa trên kiến thức đã học. 3. Thái độ: Yêu quý sản phẩm mình làm ra II. Chuẩn bị: - GV: Tranh quy trình các bài đã học. Mẫu khâu, thêu đã học - HS: Bộ đồ dùng thực hành kĩ thuật III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS * Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn - Nêu yêu cầu bài tập: Tự chọn 1 sản phẩm trong các nội dung đã học – tiến hành khâu thêu sản phẩm đó * Gợi ý cho HS chọn sản phẩm: + Có thể cắt khâu thêu khăn tay (cắt mảnh vải hình vuông 20cm khâu đường viền mép bằng mũi thường hoặc mũi khâu đột thêu hình đơn giản hoặc tên của mình) - Khâu túi đựng bút - Cắt khâu thêu váy áo cho búp bê - Cho HS trưng bày sản phẩm - Nhận xét, đánh giá * Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống bài, nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành sản phẩm TOÁN DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Biết số chẵn ,số lẻ. II. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT 3 tiết trước. - T/c nhận xét . B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Cung cấp kiến thức. - GV nêu các ví dụ chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. a. ví dụ: 10 : 2 = 5 11: 2 = 5 (dư 1) 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 (dư 1) - GV gọi HS chia và nêu kết quả - T/c nhận xét. - Gọi HS thảo luận rút ra kết luận: Các số tận cùng là 0,2,4,6,8 thìchia hết cho 2. - GV gọi vài HS nhắc lại – Lớp theo dõi. b. Số chẵn và số lẻ. - GV nêu – Gọi HS cho ví dụ – T/c nhận xét. + số chẵn: 0,2,4,6,8 + Số lẻ: 1,3,5,7,9 HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. - GV y/c HS nêu số bài tập trong SGK – Lớp theo dõi, GV cho HS làm bài. Bài 1: Rèn kĩ năng tìm các số chia hết cho 2. - HS đọc y/c – GV cho HS làm bài – Gọi HS nêu kết quả và giải thích. - T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 2: Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số chia hết cho 2. - GV gọi HS đọc đề - Cho HS làm vào vở. - Gọi HS nêu– Lớp nhận xét - GV đánh giá và chốt lời giải đúng. HĐ5: Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. ÔN TOÁN CỦNG CỐ VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. Mục tiêu: - Củng cố ghi nhớ các dấu hiệu chia hết cho 2 - Kèm cặp HS chưa hoàn thành. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 5 hoặc 0 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2? 124; 105; 67; 900, 78; 331; 2006; 4565 - HS đứng tại chỗ nêu - GV nhận xét. Bài 2: Yêu cầu HS: a) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2. b) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2. - HS làm bài cá nhân - Chữa bài. 3. Hoạt động tiếp nối: - Củng cố KT - Dặn HS về làm bài tập ở VBT. BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. Mục tiêu: Giúp HS:- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập - HS khá, giỏi nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh. II. Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT 2 III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 2 HS làm BT3 tiết LTVC trước. T/c nhận xét . B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Phần nhận xét. - GV cho HS đọc y/c BT 1 – GV cho HS thảo luận cặp đôi. - Gọi HS nêu – T/c nhận xét – GV chốt lời giải đúng: Đoạn văn có 6 câu,trong đó có 3 câu kể Ai làm gì? Đó là: Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + 3. - GV cho HS thảo luận – XĐ vị ngữ trong 3 câu ở BT1. - GV viết câu lên bảng – Gọi HS lên làm – T/c nhận xét, GV chốt lại. - GV cho HS đọc y/c BT 4 – HS thảo luận cặp đôi và nêu. - Lớp nhận xét – GV chốt lại : Câu trả lời đúng: ý b. Vị ngữ của các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó(cụm động từ) tạo thành. HĐ3: Rút ra ghi nhớ.HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK – Lớp theo dõi. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. BTập1: Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn. - Cho HS đọc yêu cầu của BT – GV cho HS làm bài. - Gọi HS nêu – T/c nhận xét và chốt lời giải đúng: Trong đoạn văn có 5 câu kể.Đó là câu 3,4,5,6,7. GV gọi HS XĐ bộ phận vị ngữ - Lớp nhận xét. BTập 2: Nối các tữ ngữ để tạo thành câu. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 – GV treo bảng phụ ghi đề bài. - Gọi HS lên nối các từ – Lớp nhận xét . GV đánh giá, chốt lời giải đúng : + Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng.+ Bà em + kể chuyện cổ tích. + Bộ đội + giúp dân gặt lúa. BTập 3: Quan sát tranh và nêu đoạn văn. - Cho HS đọc yêu cầu của BT3 – GV hướng dẫn HS quan sát tranh. - Cho HS thảo luận cặp đôi- Gv gọi HS nối tiếp phát biểu qua trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.- Lớp nhận xét – GV đánh giá. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. Mục tiêu:Giúp HS - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: Bộ tranh của truyện III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện. a. GV kể chuyện: - GV kể lần 1 – HS theo dõi. - GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ – Lớp lắng nghe và quan sát tranh. b. Kể theo nhóm: - Gv cgia lớp theo nhóm 4 – Các nhóm nhìn tranh SGK kể cho nhau nghe từng đoạn và toàn bộ truyện. - Các nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV bao quát lớp – Giúp đỡ nhóm còn lúng túng. c. Thi kể trước lớp: - GV gọi từng nhóm tiếp nối nhau kể(vừa kể vừa chỉ tranh). - Lớp theo dõi – Nhận xét. - Gv gọi 5 HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - Lớp nhận xét – GV đánh giá và tuyên dương nhóm kể hay . * GV nêu câu hỏi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: ? Ma-ri-a là người như thế nào? ? Em học tập ở Ma-ri-a điều gì? ? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - HS thảo luận trả lời – T/c nhận xét – GV chốt lại Nếu chịu khó quan sát,suy nghĩ,ta sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. ÔN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ “AI LÀM GÌ” I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ? - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn; viết được đoạn văn kể việc quét dọn phòng học trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? - Vận dụng về câu kể Ai làm gì để làm được các bài tập nâng cao. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động1: Củng cố về câu kể: Ai làm gì ? - HS trả lời: ? Nêu cấu tạo của câu kể Ai làm gì ? - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động2: Luyện tập: - HS làm bài trong vở BT Tiếng Việt. - Cả lớp từ làm. - HS lên bảng làm. - HS khác nhận xét, sửa bài. Củng cố về câu kể Ai làm gì ?. Bài 1: Gạch dưới câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau: Chiều làng Dao suối Lìn thật đẹp. Ánh mặt trời sắp lặn sáng rực lên, hôm thì vàng tươi, hôm thì ráng đỏ. Trẻ em mặc áo bông, áo len đủ màu ra đầu làng đón người lớn đi làm về. Từng đoàn người đi hàng một, theo thói quên của những người đi rừng, từ các khu trồng trọt, chăn nuôi trở về trong tiếng hát của máy thu thanh. Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc, thẳng tắp có hàng trăm bóng điện bật sáng. Bài 2: Viết một đoạn văn kể về việc quét dọn phòng học của các bạn trong tổ em. Bài 3: Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ? Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà ôn bài. ....................................................................................... Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 TOÁN DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. II. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT 4 tiết 83 trước. - T/c nhận xét . B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Cung cấp kiến thức. - GV nêu ví dụ các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. 20 : 5 = 4 41: 5 = 8 (dư 1) 25 : 5 = 5 32 : 5 = 6 (dư 2) 30 : 5 = 6 59 : 5 = 11 (dư 4) - GV gọi HS chia và nêu kết quả - T/c nhận xét. - Gọi HS thảo luận rút ra kết luận: Các số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Các số không có tận cùng là 0 hoắc 5 thì không chia hết cho 5. - GV gọi vài HS nhắc lại – Lớp theo dõi. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Rèn kĩ năng tìm các số chia hết cho 5. - HS đọc y/c – GV cho HS làm bài – Gọi HS nêu kq và giải thích - T/c nhận xét Bài 4: Tìm các số chia hết cho 2 và 5. - HS đọc yêu cầu – GV hướng dẫn và cho HS làm vào vở. - GV bao quát lớp và giúp HS yếu - GV gọi HS lên làm - T/c nhận xét, GV đánh giá. * Hoạt động nối tiếp :- GV nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác gián tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS : - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (Bt1) ,viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2). - GD cho HS biết yêu quí và bảo quản đồ vật. II. Chuẩn bị: Giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV trả bài văn viết. Nêu nhận xét và công bố điểm cho HS . B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Phần nhận xét:- GV cho HS nối tiếp nhau đọc y/c 3 BT 1,2,3. - GV cho lớp đọc thầm lại bài Cái cối tân (trang 143,144,SGK) - GV gợi ý – Cho HS thảo luận cặp đôi XĐ đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn. - Gv gọi HS nêu – T/c nhận xét, GV chốt lời giải đúng : 1/ Mở bài: Đoạn 1 : Giới thiệu về cái cối đã được tả. 2/ Thân bài -Đoạn 2 -Đoạn 3 : Tả hình dáng bên ngoài và hoạt động của cái cối. 3/ Kết bài - Đoạn 4 : Nêu cảm nghĩ về cái cối. HĐ3: Rút ra ghi nhớ. - GV cho 3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK – Lớp theo dõi. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. BTập1: XĐ đoạn văn và tìm ND của từng đoạn. - Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc bài Cây bút máy. - GV cho HS thực hiện từng y/c – GV phát giấy và bút dạ cho vài HS. - GV gọi HS nêu .GV cho HS dán giấy lên bảng để so sánh lời giải đúng. a/ Bài văn gồm 4 đoạn,mỗi lần lên xuống dòng là 1 đoạn. b/ Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy. c/ Đoạn 3 tả cái ngòi bút. d/ Câu mở đầu đoạn 3:“Mở nắp ra,em thấy ngòi bútnhìn không rõ” Câu kết đoạn:“Rồi em tra nắp bútvào cặp”. Đoạn văn này tả về cái ngòi bút,công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút. BTập 2: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 – GV cho HS suy nghĩ làm bài. - GV bao quát lớp và giúp đỡ HS còn yếu. - Gọi một số HS đọc bài viết – Lớp nhận xét, GV đánh giá và khen những HS viết hay HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - Qua bài học giúp HS thêm yêu quí và giữ gìn các đồ vật. - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG (Chủ đề 4) LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường . 2. Kĩ năng: - Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II. Chuẩn bị: GV : sơ đồ; tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường an toàn. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau và ghi kết quả vào giấy theo mẫu: Điều kiện con đường an toàn ĐK con đường kém an toàn 1. 2. 3. GV cùng HS nhận xét Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường. GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì? Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. Gọi 2 HS lên giới thiệu GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét ......................................................................................... Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đợn giản. II. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS lên bảng làm BT3 SGK trang 96. - T/c nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. - GV y/c HS nêu số bài tập trong SGK – Lớp theo dõi, GV cho HS làm bài. Bài 1,2: Rèn kĩ nhận biết số chia hết cho 2,5. - HS đọc y/c – GV cho HS làm vào vở. - GV gọi HS lên làm – T/c lớp nhận xét. GV đánh giá. Bài 3: Rèn kĩ năng viết số chia hết cho 2 và 5. - GV gọi HS đọc đề - Cho HS làm vào vở - GV bao quát lớp và giúp đỡ HS còn yếu. - Gọi HS lên làm – GV y/c HS nêu lí do chọn các số đó trong từng phần. - Lớp nhận xét. - GV đánh giá và chốt lời giải đúng. HĐ5: Hoạt động nối tiếp: - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác gián tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1). - Biết viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài,đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). - GD cho HS có tình cảm đối với đồ vật từ đó biết giữ gìn cẩn thận. II. Chuẩn bị: Giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: KT đoạn văn tả bao quát chiếc bút. - GV cho HS KT chéo – Báo cáo, t/c nhận xét. B/ Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. BTập1: Rèn kĩ năng nhận diện đoạn, XĐ nội dung và cách nhận biết đoạn. - Cho HS đọc yêu cầu của BT – GV cho HS thảo luận nhóm 4. - Gọi HS trình bày – T/c nhận xét, rút ra: + Đoạn 1: Tả bao quát. + Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài. + Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong chiếc cặp. Nội dung ấy được báo hiệu ở câu mở đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 17 Vân.doc