Giáo án Khối Bốn - Tuần 23

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Đọc viết thành thạo các số đến lớp triệu.

- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

A/ KTBC(5’): KT kĩ năng đọc số.

- Gọi 2 HS lên làm bài 2 VBT - T/c lớp nhận xét.

B/ DẠY BÀI MỚI:

HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi.

HĐ2(30’): Luyện tập.

Bài 1: Củng cố kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu.

- HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu của bài.

- GV cho lớp tự làm bài vào vở – GV theo dõi giúp HS còn yếu.

- Vài HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khối Bốn - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm trước chúng ta đã học bài đạo đức gì? (Trung thực trong học tập) ?Từ đầu năm học đến giờ các em đã làm bài khảo sát chất lượng đầu năm chưa? ? Thái độ của các bạn như thế nào? ? 3 Hs trả lời,HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV cho HS quan sát tranh trên màn hình và hỏi:Bức tranh vẽ gì? - HS trả lời(Bức tranh vẽ một bạn nữ). - GV giới thiệu tranh. HĐ2(10’): Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện “Một HS nghèo vượt khó”. - GV kể chuyện 1 lần - Gọi 1 HS kể hoặc đọc lại truyện . - HS dưới lớp theo dõi. - Bạn Thảo trong câu chuyện trên đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống? (Nhà Thảo nghèo,bố mẹ lại đau yếu luôn.Thảo phải làm việc nhà giúp cha mẹ,nhưng vẫn cố gắng học tập) ? Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy bạn Thảo có bỏ học không? (Không) ? Và bạn đã khắc phục khó khăn đó như thế nào? (ở lớp,Thảo tập trung học tập.Chỗ nào không hiểu,Thảo hỏi ngay cô giáo hoặc hỏi các bạn.Buổi tối,Thảo học bài,làm bài.Sáng Thảo dậy sớm xem lại các bài học thuộc.) ? Kết quả học tập của bạn thế nào? ( Thảo đã đạt học sinh giỏi suốt những năm lớp 1,lớp 2,lớp 3,cả trường ai cũng biết) ?Nếu em ở trong hoàn cảnh bạn Thảo em sẽ làm gì? - HS trả lời. ? Vậy vì sao chúng ta phải khắc phục khó khăn? HS trả lời - GV chốt lại kiến thức: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng bạn vẫn khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi..Bạn Thảo là tấm gương vượt khó trong học tập. Chúng ta cần học tập bạn.Đây cũng chính là nội dung bài học hôm nay: Vượt khó trong học tập GV ghi đầu bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đầu bài. - GV gọi vài HS đọc ghi nhớ như SGK. HĐ3(15’): Luyện tập, thực hành. Bài 1: Rèn kĩ năng chọn cách giải quyết tình huống. - Gọi 2 HS đọc y/c. - GV t/c cho HS chơi trò chơi “giơ thẻ” theo nhóm đôi. - Lớp theo dõi GV hướng dẫn cách chơi. - GV nêu y/c – Gọi HS giơ thẻ - Đưa ra ý kiến và giải thích. GV nhận xét và chôt đáp án đúng: a)Tự suy nghĩ,cố gắng làm được. b) Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c) hỏi thầy giáo,cô giáo hoặc người lớn. C/HĐ nối tiếp(3’). - Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ – Lớp theo dõi. - GV y/c Hs khá giỏi giải thích được vì sao phải vượt khó trong học tập. .......................................................................................... Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố cách đọc, viết các số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): GV cho HS đổi chéo kiểm tra VBT. - Gọi HS báo cáo - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu. - GV cho HS đọc y/c - GV cho cả lớp tự làm bài vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV kẻ bảng – Gọi HS lên điền, đọc số - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. Bài 2: Rèn kĩ năng đọc các số đến lớp triệu. - HS đọc đề – Xác định y/c - GV t/c cho HS chơi trò chơi “Viết nhanh, viết đúng”. - GV chia lớp làm 2 đội chơi – Hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - T/c cho HS tham gia chơi – Nhận xét, đánh giá. Bài 3a,b,c: Rèn kĩ năng viết số - HS đọc yêu cầu- GV giải thích mẫu của bài. - Cả lớp tự làm bài vào vở theo mẫu - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn yếu. - Gọi vài HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét. Bài 4a,b: Rèn kĩ năng xác định giá trị của chữ số - HS xác định yêu cầu – GV gợi ý mẫu và cho HS làm vào vở. - GV theo dõi và giúp HS còn yếu - Gọi HS lên làm – T/c nhận xét – GV đánh giá. C/HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập trong vở BTT. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Nghe viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng bài tập 2 a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 2a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): GV kiểm tra viết từ bắt đầu bằng s/x; chứa vần ăn/ ăng. - Gọi 2 HS lên viết - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(20’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả. a. Tìm hiểu ND bài thơ: - GV gọi 2 HS đọc bài viết – Nêu câu hỏi tìm hiểu đoạn thơ. - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét – GV chốt lại. b. Hướng dẫn viết từ khó: - GVđọc, HS viết vào vở nháp, gọi 1HS lên bảng viết: trước, sau, rưng rưng.... - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. - GV lưu ý những tiếng dễ viết sai chính tả: tr/ch, ?/~. c. Nghe - viết chính tả: - GV đọc – HS viết vào vở, lưu ý HS cách viết thơ lục bát. - GV đọc rõ ràng, rõ câu cho HS viết. - GV đọc lại cho HS soát lỗi. - Cho HS đổi chéo vở - HS soát đếm số lỗi của nhau theo cặp – Báo cáo. - GV chấm một số bài – T/c nhận xét. HĐ3(5’): Luyện tập: Bài 2a: Rèn cho HS kĩ năng phân biệt tr/ch. - HS đọc yêu cầu, đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Gọi 2 HS đọc bài đã hoàn chỉnh – T/c lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng: tre- không chịu- trúc- dẫu cháy- đồng chí - chiến đấu. - GV giúp HS hiểu hình ảnh: "Trúc dẫu cháy... thẳng" và ý nghĩa của đoạn văn. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện viết thêm. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ) - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1). Bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về tư (BT2, 3)ø. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): GV nêu câu hỏi: Nêu tác dụng của dấu hai chấm ? - GV gọi HS trả lời - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(10’): Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu. - GV gọi HS đọc đoạn văn – Gọi 2 HS đọc y/c SGK. - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm theo y/c - GV gọi HS trả lời – GV ghi bảng: VD: Từ gồm 1 tiếng: nhờ, bạn, lại ... Từ gồm nhiều tiếng: Giúp đỡ, học hành ... - GV t/c cho HS đàm thoại và so sánh từ, tiếng – Gọi HS nêu – GV chốt lại: Tiếng cấu tạo nên từ. Từ một tiếng gọi là từ đơn. Từ hai tiếng trở lên gọi là từ phức. Từ có nghĩa dùng để đặt câu. HĐ3(3’): Rút ra ghi nhớ. - T/c cho HS đàm thoại – Rút ra ghi nhớ. - Gọi vài HS đọc SGK – Lấy thêm ví dụ – Lớp nhận xét. HĐ4(17’): Luyện tập. BTập 1: Rèn cho HS kĩ năng nhận diện từ đơn, từ phức. - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi và làm bài – Gọi HS nêu. - T/c nhận xét – GV chốt kết quả đúng: + Từ đơn: rất, vừa, lại. + Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. BTập 2: Rèn cho HS kĩ năng xác định từ đơn, từ phức bằng tiếng việt. - HS đọc đề - GV giải thích rõ yêu cầu của bài tập 2. - Cho HS thảo luận và làm bài – Gọi HS trình bày – T/c nhận xét. - GV chốt kết quả đúng: + Từ đơn: đi, đứng, học, ăn, ngủ, đẹp, xấu. + Từ phức: đậm đặc, huân chương, anh dũng, băn khoăn, cẩu thả, đơn độc, mừng rỡ. BTập 3: Rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu. - HS đọc y/c – GV cho HS làm vào vở - GV gọi HS nối tiếp nhau đặt câu - Nhận xét. C/ HĐ nối tiếp(3’): GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học. ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ HÀNG VÀ LỚP I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố cách đọc, viết các số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ 1(5’). Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học ôn HĐ 2(27’) Hướng dẫn hs làm bài tập. Gv hướng dẫn hs làm lần lượt từng bài ,trong quá trình làm Gv theo dõi giúp đỡ hs làm chậm,chưa hiểu đề ra. Hs đổi vở kiểm tra kết quả. GV kl bài đúng. HĐ nối tiếp(3’). Gv nhận xét tiết học. Hs về nhà hoàn thành VBT. ........................................................................................... Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017. TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trang của nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lồng nhân hậu biết đồøng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI Giao tiếp:ứng sử lịch sự trong giao tiếp. Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị. Tư duy sáng tạo. III.PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: -Động não. -Trải nghiệm. -Trao đổi cặp đôi. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): KT kĩ năng đọc bài “Thư thăm bạn”. - Gọi 2 HS đọc - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(10’): Luyện đọc đoạn - Đọc mẫu. - GV gọi HS đọc bài – Lớp theo dõi. - Hướng dẫn HS phân đoạn (3 đoạn). - GV gọi HS đọc nối tiếp bài 3 lượt – Kết hợp luyện đọc từ khó, ngắt nghỉ và sửa chính âm. - Cho HS luyện đọc những câu khó - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc - Lớp theo dõi. HĐ3(10’): Tìm hiểu bài. * Đoạn 1: Từ đầu cứu giúp. - GV gọi HS đọc – GV nêu câu hỏi: H: + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? - Gọi HS trả lời – T/c nhận xét và thảo luận rút ra ý chính: Ý 1: Hình ảnh ông lão ăn xin rất đáng thương. * Đoạn 2: Tôi lục tìm ông cả. - Gọi HS đọc bài – GV nêu câu hỏi: H: + Qua lời nói và hành động, ta thấy cậu bé có tình cảm như thế nào đối với ông lão ăn xin ? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: Ý 2: Sự thông cảm, thương xót, tôn trọng của cậu bé đối với ông lão ăn xin. * Đoạn 3: Đoạn còn lại. - Gọi HS đọc bài – GV nêu câu hỏi: H: + Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? + Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? - HS thảo luận và trả lời – T/c nhận xét , rút ra ý chính: Ý 3: Sự đồng cảm giữa ông lão ăn xin và cậu bé. - GV cho HS đọc bài – T/c thảo luận và nêu ND của bài : Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. HĐ4(10’): Luyện đọc diễn cảm – Thi đọc. - GV treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc - GV hướg dẫn HS cách đọc - Lớp theo dõi - Gọi HS đọc diễn cảm – Thi đọc - T/c nhận xét. - GV tuyên dương HS đọc tốt . C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện đọc bài và chuẩn bị bài tiết sau. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Đọc viết thành thạo các số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): KT kĩ năng đọc số. - Gọi 2 HS lên làm bài 2 VBT - T/c lớp nhận xét. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Luyện tập. Bài 1: Củng cố kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu. - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu của bài. - GV cho lớp tự làm bài vào vở – GV theo dõi giúp HS còn yếu. - Vài HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét. Bài 2a,b: Rèn kĩ năng phân tích số. - GV cho HS đọc đề – Làm bài vào vở. - Gọi HS nêu – T/c nhận xét – GV đánh giá. Bài 3a: Rèn kĩ năng đọc số theo số liệu đã cho. - HS đọc đề – GV gọi HS đọc số liệu về dân số từng nước. - GV nêu câu hỏi SGK – Gọi HS trả lời – T/c nhận xét. Bài 4: Rèn kĩ năng đếm thêm đến 1 tỉ. - GV cho HS đọc đề – Gọi HS đếm từ 100 triệu đến 900 triệu. - GV hỏi: Nếu đếm thêm như thế thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào ?. - GV cho HS thảo luận và trả lời: Là số 1000 triệu. - GV nói: 1000 triệu gọi là 1 tỉ. - GV viết số 1 tỉ lên bảng: 1000 000 000 . - GV gọi vài HS đọc lại – Lớp theo dõi. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm bài tập trong vở BTT. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý trong SGK) - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. - Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về ND, ý nghĩa của câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng tiêu chí đánh giá III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): Em hãy kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc. - Gọi 2 HS lên kể - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá và ghi điểm. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hướng dẫn HS kể chuyện. a. Tìm hiểu đề: - Gọi HS đọc đề – T/c HS đàm thoại rút ra từ cần lưu ý. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trong trong đề bài: Đề: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. - GV gọi 4 HS đọc các gợi ý 1-2-3-4 SGK – Lớp theo dõi. - GV lưu ý HS tìm câu chuyện ở trong SGK và cả ở ngoài SGK - GV lưu ý gợi ý1:chọn truyện, gợi ý 3: các bước kể chuyện. - Giúp HS lựa chọn được truyện phù hợp với yêu cầu đề bài - Giúp HS nắm được các bước kể chuyện. - Gọi HS lần lượt giới thiệu chuyện định kể – Lớp theo dõi – GV góp ý. b. Kể trong nhóm - Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện. - GV cho HS luyện kể trong nhóm đôi – Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - GV bao quát lớp – Giúp đỡ HS còn lúng túng. c. Thi kể trước lớp: - GV treo bảng phụ – Gọi HS đọc dàn ý và tiêu chí đánh giá. - Gọi HS lần lượt lên kể – Trao đổi ND ý nghiã câu chuyện. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV y/c HS nhận xét, đánh giá theo 3 tiêu chí: ND, cách kể, khả năng hiểu truyện. - GV hướng dẫn HS bình chọn bạn kể hay. - Lớp bình chọn bạn kể hay, bạn hiểu nội dung truyện, bạn nhận xét đúng nhất. - GV đánh giá và tuyên dương HS C/HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT (Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác trực tiếp) I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, 3, 4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1). - Giáo dục cho HS biết sống nhân hậu và đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/ KTBC(5’): Tiếng dùng để làm gì ? Cho ví dụ. Từ dùng để làm gì ? Cho ví dụ. - Gọi 2 HS lên viết - T/c lớp nhận xét. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(30’): Hướng dẫn luyện tập. BTập 1: Rèn kĩ năng tìm các từ có chứa tiếng “hiền”, “ác”. - HS đọc y/c – GV chia lớp theo nhóm 4 và cho HS làm bài. - GV gọi các nhóm báo cáo – T/c nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: + Từ chứa tiếng hiền: hiền dịu,hiền đức,hiền hậu,hiền hoà,hiền lành, + Từ chứa tiếng ác: ác nghiệt,ác độc,ác ôn,ác liệt,ác cảm BTập 2: Rèn kĩ năng sắp xếp từ theo nhóm chủ đề. - GV cho HS đọc y/c – Thảo luận cặp đôi và làm bài. - Gọi HS trình bày – T/c nhận xét. Nhân hậu, nhân từ > < Độc ác Đoàn kết, đùm bọc > < Chia sẻ - Qua bài học giúp HS biết sống nhân hậu đoàn kết với tất cả mọi người. BTập 3: Rèn kĩ năng điền từ để hoàn thành các câu tục ngữ. - HS đọc y/c – GV cho HS làm vào vở. - GV theo dõi và giúp HS còn yếu. - Gọi HS lần lượt trình bày – T/c nhận xét - GV đánh giá và chốt kết quả đúng: Có 2 cách điền: Hiền như Bụt. Hiền như đất. Có 2 cách điền: Lành như đất. Lành như Bụt. Dữ như cọp. d/ Thương nhau như chị em ruột. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau. KĨ THUẬT CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I. MỤC TIÊU: Giúp HS - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ KT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A/ KTBC(5’): kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(5’): Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu (hình dạng đường vạch dấu; đường cắt vải theo đường vạch dấu). - HS quan sát, nhận xét mẫu. - GV gọi HS nêu tác dụng của đường vạch dấu, nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu. - T/c nhận xét – GV kết luận: Vạch phấn để cắt vải không bị xiên lệch. HĐ3(20’): Hướng dẫn thao tác kỹ thuật và thực hành. - GV cho HS đọc thầm phần 1,2,3 SGK. - GV hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật – Lớp theo dõi. a) Vạch dấu trên vải: - GV y/c HS quan sát hình 1, nêu quy trình vạch dấu đường thẳng, đường cong. - Gọi 2 HS thực hiện vạch dấu mẫu – Lớp theo dõi. b) Cắt vải theo đường vạch dấu. - GV y/c HS quan sát hình 2, nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - Gọi HS làm mẫu – Lớp theo dõi và làm theo. - GV t/c đàm thoại và rút ra ghi nhớ SGK – Gọi vài HS nhắc lại. c) Thực hành cắt vải theo đường vạch dấu. - GV cho HS thực hành - GV theo dõi, giúp đõ những HS còn lúng túng. - Khi HS làm xong GV nêu tiêu chuẩn đánh giá - Lớp theo dõi. d) Đánh giá kết quả. - GV cho HS trưng bày sản phẩm, HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. - GV theo dõi và nhận xét đánh giá và tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học. ÔN TIÊNG VIỆT ÔN TẬP VỀ TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết phân biệt giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1). Bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ 1(5’) Gv giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập HĐ 2(25’) Luyện tập về từ đơn và từ phức Gv hướng dẫn Hs làm bài tập ở vở BTTV. HS đổi vở nhau soát kết quả bài làm. Gv nhận xét KL. HĐ nối tiếp(5’) - Hs về nhà hoàn thành VBT - Tự lấy câu ca dao xác định từ đơn và từ phức ........................................................................................... Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017. TOÁN DÃY SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Bước đầu nhận biết về STN, dãy STN. và một số đặc điểm của dãy STN. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/ KTBC(5’): Kiểm tra về đọc, viết các số có nhiều chữ số. - Gọi HS lên viết - T/c lớp nhận xét – GV đánh giá, nhận xét. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(12’): Giới thiệu số tự nhiên, dãy số tự nhiên, đặc điểm của dãy số tự nhiên. - GV gọi vài HS đọc các số tự nhiên – GV ghi bảng. VD: 15, 23, 45, 76, 41, 9...gọi là STN. - HS nêu các STN từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0 GV ghi bảng: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8...99, 100 gọi là dãy STN. - HS chỉ ra đặc điểm của dãy:" GV chỉ vào và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên. - GV kẻ tia số lên bảng và hướng dẫn HS biểu diễn dãy STN trên đó. - GV t/c đàm thoại, rút ra KL: Trong dãy số tự nhiên số 0 là số bé nhất, không có số lớn nhất. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, bớt 1 đơn vị ở STN bất kì ta được số tự nhiên liền trước và ngược lại. HĐ3(20’): Luyện tập Bài 1,2: Rèn kĩ năng viết số liền trước và số liền sau STN. - HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu của bài. - GV cho cả lớp tự làm bài vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu. - Gọi vài HS báo cáo kết quả - T/c nhận xét – GV chốt kết quả đúng. + 6, 7 ; 29, 30 ; 99, 100. + 11, 12 ; 99, 100 ; 999, 1000. Bài 3: Rèn kĩ năng viết số TN liền trước liền sau để thành số TN liên tiếp. - GV gọi HS đọc y/c – Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên làm – T/c nhận xét. Bài 4a: Rèn kĩ năng hoàn thành số TN theo y/c. - HS đọc đề – Làm bài vào vở. - GV quan sát và chấm một số bài – GV đánh giá và nhận xét. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập trong vở BTT. TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/ KTBC(5’): Khi tả ngoại hình nhân vật,cần chú ý tả những gì ? - Gọi HS lên nêu - T/c lớp nhận xét - GV đánh giá. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài - HS theo dõi. HĐ2(12’): Tìm hiểu ví dụ. - GV gọi HS đọc y/c lần lượt từng câu của phần nhận xét. - Y/c HS mở SGK xem truyện “Người ăn xin”. - GV cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời từng câu hỏi: + Câu ghi lại ý nghĩ: “Chao ôi!Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! + Câu ghi lại lời nói: “Ông đừng giận cháu,cháu không có gì để cho ông cả.” + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là con người nhân hậu,giàu lòng trắc ẩn. + Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật: Đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. - T/c lớp nhận xét – GV chốt lại. HĐ3(3’): Ghi nhớ. - GV gọi 3 HS đọc ghi nhớ SGK - Lớp theo dõi. HĐ4(15’): Luyện tập. BTập 1: Rèn cho HS kĩ năng phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn. - GV cho HS làm bài - Gọi HS làn lượt trả lời. - T/c nhận xét - GV đánh giá. BTập 2: Rèn kĩ năng chuyển lời dẫn gián tiếp trong một đoạn văn thành lời dẫn trực tiếp. - GV gọi 2 HS đọc ND - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài. - GV lưu ý HS khi chuyển thành lời dẫn trực tiếp thay đổi từ xưng hô và đặt lời dẫn trực tiếp vào dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng. - Gọi HS trình bày -T/c nhận xét. BTập 3: Rèn kĩ năng chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. - GV cho HS đọc y/c - HS làm bài vào vở. - Gọi HS trình bày -T/c nhận xét - GV đánh giá. C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN (Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận) I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư,về sinh hoạt, lễ hội của một số dân t - Dựa vào tranh, ảnh,bảng số liệu để tìm ra kiến thức. - Tôn trọng và phát huy truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Một số tranh ảnh về người dân ở Hoàng Liên Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/ KTBC(5’): ? Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn? ? Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn khí hậu như thế nào? - Gọi 2 HS lên trả lời - T/c lớp nhận xét. B/ DẠY BÀI MỚI: HĐ1(2’): GV giới thiệu bài – HS theo dõi. HĐ2(8’): HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người. *Mục tiêu: HS biết được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn và một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu. - GV y/c HS quan sát tranh và đọc mục 1 – SGK – GV nêu câu hỏi: ? Dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào? ? Kể tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? ? Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? - GV gọi HS trả lời – T/c nhận xét, GV chốt KT cơ bản . HĐ3(8’): Tìm hiểu về bản làng với nhà sàn. * Mục tiêu: HS nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về bản làng với nhà sàn của một số dân - GV cho HS dựa vào mục 2 – SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết để trả + Bản làng thường nằm ở đâu ? + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn ? + Hiện nay nhà ở của một số dân tộc có gì khác trước? - Đại diện một số cặp trình bày kết quả trước lớp - HS khác nhận xét bổ sung - GV chốt kiến thức - GV nói thêm về nhà ở và cuộc sống ở miền núi HLS hiện nay. HĐ4(8’): Tìm hiểu phiên chợ, lễ hội, trang phục. * Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt, trang phục, lễ hội - GV y/c HS dựa vào mục 3, các hình – SGK và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang + Nêu những HĐ trong chợ phiên? + Kể tên các hàng hóa bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này? + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS? Lễ hội thường tổ chức vào mùa nào? + Trong lễ hội có những HĐ gì? + Em có nhận xét gì về trang phục của các dân tộc ở miền núi Hoang Liên Sơn? - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả - lớp nhận xét, bổ sung. - Qua bài học cho HS thấy được sự phong phú của bản sắc dân tộc từ đó biết giữ gìn và C/ HĐ nối tiếp(3’): - GV chốt ND bài, nhận xét tiết học HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Giáo dục kỹ năng sống Chủ đề 1: KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ I.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: - KN là việc mình cần thực hiên hằng ngày trong cuộc sống. - Rèn cho Hs kỹ năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày để thích ghi tốt trong cuộc sống II.CHUẨN BỊ Tài liệu kỹ năng sống lớp 4 III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ 1(2’) Ổn định tổ chức HĐ 2(30’) Dạy bài mới Giới thiệu tài liệu và yêu cần thiết của cho tiết học. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 4: Xử lí tình huống HS đọc y/c đề ra cả lớp lắng nghe. HS thảo luận nhóm đôi. Hs đưa ý kiến về cách xử lí của bản thân. HS nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét,chốt ý đúng. Bài tập 5: Đánh số tranh HS đọc y/c đề ra cả lớp lắng nghe. HS q/s tranh,suy nghĩ thực hiện y/c bài tập. HS lần lượt nêu kq bài làm,Hs khác n/x GV KL chung. HĐ nối tiếp(3’) HS đọc phần ghi nhớ. GV n/x chung tiết học,hướng dẫn các em vẫn dụng những kỹ năng theo hướng tích cực ............................................................................................... Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 TOÁN VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 3.doc
Tài liệu liên quan