Giáo án khối lớp 4 - Học kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS kể được những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.

- HS nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.

* HS vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, vẽ hình.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Hình vẽ trang 6, 7 SGK.

- Giấy khổ A1, bút dạ bảng.

 

doc37 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối lớp 4 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cắt, khâu, thêu . Kĩ năng - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. Thái độ - Nghiêm túc, tích cực trong học tập. CHUẨN BỊ - Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu. - Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ. Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng môn học của HS. Bài mới Giới thiệu bài - GV giới thiệu về môn học Bài mới Hoạt động 1 : vật liệu khâu, thêu - GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu . Vải - GV nhận xét - Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày. Chỉ: - GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu. - Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải. - Kết luận theo mục b. Hoạt động 2: dụng cụ cắt, khâu, thêu Kéo - Đặc điểm và cách sử dụng kéo. - GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ. - Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải. - GV hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải. Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác. - Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. - Thước dây: làm bằng vai tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể. - Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu. - Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần. - Phấn để vạch dấu trên vải. 4. Củng cố, dặn dò - Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu . - GV nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị tiết sau - HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của các mẫu vải. - Đọc nội dung b và trả lời câu hỏi hình 1. - Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải. - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - HS quan sát ,cho một vài em thực hành cầm kéo - Quan sát hình 6, quan sát 1 số mẫu vật: khung thêu, phần, thước. - HS kể Lịch sử Tiết 1. Lịch sử và địa lí MỤC TIÊU Kiến thức - HS biết môn Lịc sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nghe, viết Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong tiết học. CHUẨN BỊ - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Bản đồ hành chính Việt Nam. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. Bài mới Hoạt động 1:Giới thiệu vị trí của đất nước và các cư dân ở mỗi vùng. - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. - Trình bày và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống. - Nước VN bao gồm những bộ phận nào? - Phần đất liền có dạng hình gì? Cho HS lên chỉ các hướng trên bản đồ. - Các phía giáp với những vùng nào? - Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc? - Em hãy kể tên một số dân tộc mà em biết. - GV kết luận: Có dân tộc sống ở miền núi, có dân tộc sống ở đồng bằng,.. Hoạt động 2 : HĐ nhóm - Hãy mô tả những nét sinh hoạt điển hình của một dân tộc mà em biết. KL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có những nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc,1lịch sử VN. Hoạt động 3:HĐ cả lớp + Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được 1 sự kiện chứng minh điều đó? Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS cách học. - Để học tốt môn Lịch sử, Địa lí, em cần làm gì? + Cần quan sát sự vật, thu thập tìm kiếm tài liệu, mạnh dạn nêu thắc mắc,.... - GV đưa VD cụ thể để HS nêu ra cách học tốt. - GV kết luận. Củng cố- dặn dò. - GV kết luận, tổng kết bài - Dặn HS chẩn bị bài sau. - HS trình bày lại. + Gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó. + Hình chữ S. + Phía Bắc giáp với TQ, phía tây giáp Lào,.... + Có 54. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, - HS dựa vào tranh để tìm hiểu và mô tả. - Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp. - GV kết luận. - HS phát biểu ý kiến. - HS phát biểu ý kiến. - 2 HS nêu ghi nhớ của bài. Toán Chiều Tiết 6. Các số có sáu chữ số MỤC TIÊU Kiến thức - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết đọc, viết các số có sáu chữ số. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc, viết số. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Phóng to bảng (trang 8-SGK). Bảng chữ số. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Giới thiệu bài Bài mới Hoạt động 1. Số có sáu chữ số - Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. - Hàng trăm nghìn + GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn; 1 trăm nghìn viết là: 100 000. - Viết và đọc số có sáu chữ số - GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. Trăm nghìn Chục nghìn nghìn trăm Chục Đơn vị - GV gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 lên các cột tương ứng. - GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng - GV hướng dẫn HS viết số và đọc số. - Tương tự GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa cho HS lên viết và đọc số. - GV viết số sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 và các tấm ghi các chữ số 1,2,3...9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng. Hoạt động 2. Thực hành Bài 1: GV cho HS phân tích mẫu Bài 2: Viết theo mẫu. Làm việc cả lớp Bài 3: Đọc các số sau: Yêu cầu HS làm miệng đọc các số Bài 4:Viết các số sau: - Làm việc cá nhân phần a, b - Nhận xét, chữa bài Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách viết, cách đọc số có sáu chữ số. - Nhận xét tiết học. - HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - HS quan sát - HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn.... bao nhiêu dơn vị - HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... HS phân tích mẫu. - Cả lớp suy nghĩ điền số và đọc số, đại diện 3 em lên hoàn thành bài tập. - HS làm miệng. - HS viết các số vào vở, đại diện một em lên bảng viết số Tâp đoc Tiết 3. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) MỤC TIÊU Kiến thức - Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh. Kĩ năng - Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện giọng đọc. Thái độ - Có tinh thần thông cảm và chia sẻ với ngời không may. CHUẨN BỊ - Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ nội dung bài phần 1 sang b. Bài mới Hoạt động 1: luyện đọc - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Bốn dòng đầu( trận địa mai phục của bọn nhện) + Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo( Dế Mèn ra oai với bọn nhện) + Đoạn 3: Phần còn lại( kết cục câu chuyện) - Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm :lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc - Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: chóp bu, nặc nô luyện đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm : Ai đứng chóp bu bọn này?, Thật đáng xấu hổ!, Có phá hết các vòng vây đi không? - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2. Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một tìm hiểu trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - Tìm những chi tiết cho thấy Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?. - Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện phải sợ? - Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng? - Yêu cầu HS giải thích vì sao em chọn danh hiệu đó. - GV giảng: Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ ngời yếu. - GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc, chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh từng chi tiết. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm: Sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt , phóng càng, co rúm, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra ....Có phá hết các vòng vây đi không? -GV nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích các em tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. - Một HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm” trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. - Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1), nói ý nghĩa truyện. 1 HS đọc cả bài - HS tiếp nối nhau đọc đoạn của bài ( 2 lần) - HS đọc - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai cặp HS thi đọc. - HS trả lời. - Dế Mèn chủ động hỏi lời lẽ rất oai, giọng thách thức của 1 kẻ mạnh.... - Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử rất đáng xấu hổ. - HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK - Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. - 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm. - HS luyện đọc theo cặp. Đạo đức Tiết 1. Trung thực trong học tập MỤC TIÊU Kiến thức - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực. - HS cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung, trung thực trong học tập nói riêng. Kĩ năng - Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Thái độ - Học sinh có thái độ và hành vi trung thực trong học tập CHUẨN BỊ - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dùng môn học của học sinh Bài mới Giới thiệu bài - GV giới thiệu về môn học Dạy bài mới Hoạt động 1: Xử lí tình huống: - Hôm qua, Long mải chơi, quên chưa sưu tầm tranh, ảnh phục vụ cho bài học. Sáng nay đến lớp, Long mới nhớ ra và rất lo lắng..... - Cách giải quyết chính: a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. - Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao? - Cách giải quyết(c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. - Trung thực trong HT có lợi gì? - GV nhận xét và rút ra ghi nhớ. Hoạt động 2: Bài tập: Bài 1: - GV nhận xét, KL. Bài 2: - GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS tự lựa chọn đúng vào các vị trí quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Không tán thành - GV nhận xét, KL. - LH: kể các tấm gương trung thực trong HT mà em biết? Đã có lần nào em thiếu trung thực chưa? Kể cho lớp nghe. - HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống - HS phát biểu các cách có thể có của bạn Long trong tình huống. . - HS chia mỗi tổ thành 3 nhóm theo 3 cách giải quyết để thảo luận. - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm việc cá nhân. - HS cùng bàn trình bày ý kiến trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Chữa bài. - Cả lớp trao đổi, bổ sung Củng cố – Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét. Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2018 Chính tả Tiết 2. Mười năm cõng bạn đi học MỤC TIÊU Kiến thức -HS nghe và viết đúng chính tả đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học. - Luyện phân biệt và viết đúng một số âm vần dễ lẫn: s/ x; ăng / ăn. - Giáo dục cho HS cần phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nghe, viết. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng viết các từ sau theo lời đọc của GV:Lập loè, nông nổi, nở nang, lấp ló ,non nớt, lí lịch 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Bài mới Hoạt động 1: nghe viết - GV đọc toàn bài chính tả trong SGK một lượt. - Tìm những từ cần viết hoa trong bài. - GV đọc từ khó: Chiêm Hoá, Tuyên Quang, khúc khuỷu, gập gềnh... - GV đọc cho HS viết bài - GV đọc soát lỗi. - GV chấm chữa 3-5 bài Hoạt động 2. Làm bài tập Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn Bài 3: Thi giải đố nhanh và viết đúng câu đố: - HS làm bài vào vở. Lời giải: - Chữ sáo bỏ sắc thành chữ sao. Chữ trăng thêm dấu sắc thành chữ trắng. 4.Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. -2 HS lên bảng - HS khác viết nháp và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi tên bài mới lên bảng. - HS lắng ghe. -Các danh từ riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, Và các chữ đầu câu. - 2HS viết trên bảng. Lớp viết giấy nháp. - HS viết bài vào vở. -2 HS đổi vở soát lỗi cho nhau. -HS có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. - Lớp nhận xét. - GV chốt lại. - HS nêu yêu cầu. - Giáo viên cho 4 HS đại diện 4 tổ lên thi giải đố nhanh. -Nhận xét về việc giải BT. Toán Tiết 7. Luyện tập MỤC TIÊU Kiến thức - Luyện viết các số có tới sáu chữ số - Viết đúng, đọc chính xác các số có sáu chữ số. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc, viết số có sáu chữ số. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập CHUẨN BỊ - Đồ dùng giảng dạy. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại cách đọc số có sáu chữ số. Bài mới Hoạt động 1.Ôn lại hàng - HS ôn lại các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. - GV viết số: 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào . - GV cho HS đọc các số : 850 203; 820 004; 800 007; 832 100; 832 010. Hoạt động 2. Thực hành: Bài 1:Viết theo mẫu HS đọc yêu cầu đầu bài - GV kẻ sẵn như SGK. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 2 : HS làm miệng - HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho Bài 3: Viết các số sau: - Nêu YC: HS làm 3 phần a,b,c - Làm việc cá nhân Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Nhóm HS làm phần a,b. Thảo luận nhóm - GV nhận xét kết luận -Các hàng đã học: đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. Hai hàng liền kề hơn ké nhau 10 lần. - HS đứng tại chỗ trả lời. - HS đọc - 3 HS lần lượt lên bảng làm cả lớp nháp. - HS đứng tại chỗ trả lời. - HS tự làm vào vở, đại diện 3 em lên ghi số - Cả lớp nhận xét. - Các nhóm thảo luận tìm qui luật viết các số trong từng dãy sau đó viết tiếp các số vào chỗ chấm. - Đại diện các nhóm lên chữa bài, các HS khác nhận xét. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại cách đọc số có sáu chữ số. LTVC Tiết 3. Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết MỤC TIÊU Kiến thức - Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân; nắm được cách dùng một số từ có tiếng " nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. - Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm đợc cách dùng các từ ngữ đó. Kĩ năng - Sử dụng từ đúng văn cảnh, đúng nghĩa. Thái độ - Giáo dục tình thương yêu đồng loại CHUẨN BỊ - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: Thảo luận theo cặp. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 bàn, gọi đại diện các nhóm trình bày các từ ngữ không trùng lên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. a. lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thơng mến, yêu quý, xót thơng, đau xót, tha thứ, độ lợng, bao dung, thông cảm, đồng cảm... b. hung ác, lanh ác, tàn ác, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn.... c.: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ... d.: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập... Bài tập 2: Thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Các nhóm hoàn thành bài tập 2 vào phiếu học tập. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Làm việc cá nhân - GV nhận xét. Bài tập 4: Thảo luận nhóm tổ - GV chia nhóm theo tổ, giao nhiệm vụ cho các nhóm.Yêu cầu HS k- g nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ. - GV chốt lại lời giải đúng: + Câu a: khuyên ngời ta sống hiền lành nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp đợc điều tốt đẹp, may mắn. + Câu b : chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy ngời khác đợc hạnh phúc may mắn. + Câu c: khuyên ngời ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. - GV liên hệ giáo dục. 4. Củng cố - Dặn dò - Nhấn mạnh nội dung bài. N/xét tiết học. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - Các nhóm thảo luận, làm bài vào vở nháp. - HS đọc lại bảng kết quả. - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tự đặt câu và viết vào vở. Một số em đọc câu mình vừa đặt. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Các nhóm thảo luận nói nội dung khuyên bảo hoặc chê bai trong từng câu. - Đại diện các nhóm nói trước lớp. Toán Chiều Tiết 8. Hàng và lớp MỤC TIÊU Kiến thức - HS nhận biết được: Lớp đơn vị gồm ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm ba hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.Biết viết số thành tổng theo hàng. Kĩ năng - Viết đúng các số theo hàng theo lớp. - Viết số thành từng tổng. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Bảng phụ kẻ sẵn như SGK. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên bảng làm bài 4 phần c ( trang 10) Bài mới Hoạt động 1. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn - GV giới thiệu : : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn ra , yêu cầu HS nêu các hàng trong lớp và ngược lại. - GV viết số 321 vào cột “ số” . - Làm tương tự với các số 654000, 654321 - GV lưu ý HS nên viết các số từ hàng nhỏ đến lớn. Hoạt động 2. Thực hành Bài tập 1: Viết theo mẫu Cho HS làm VBT toán. - GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 2a: HS làm miệng - GV viết số chỉ lần lượt các chữ số HS nêu tên hàng tương ứng Bài tập 2b: GV kẻ bảng lớp cho HS nêu lại mẫu. - GV nhận xét thống nhất kết quả. Bài tập 3: Viết mỗi số sau thành tổng - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầuHS nhắc lại các hàng, các lớp vừa học. - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau. - HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn... - HS nêu - HS lên viết từng chữ số vào các cột ghi hàng - HS đọc lại các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn - HS quan sát và phân tích mẫu SGK - HS làm bài - Đại diện một số em lên trình bày kết quả. - HS nêu - HS lên bảng chỉ và xác định hàng và lớp của từng chữ số 3 - HS tự làm theo mẫu vào vở - Đại diện một HS lên chữa bài. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên chữa bài. Kể chuyện Tiết 2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc MỤC TIÊU Kiến thức - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con ngời cần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. - Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ: Nàng tiên ốc. - Có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong trường, lớp. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nghe, viết, kể chuyện. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Tranh minh họa truyên trong SGK. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Sau đó nói ý nghĩa câu chuyện. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. Bài mới Hoạt động 1. Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm bài thơ lần 1. - GV đọc lần 2 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ lần lượt trả lời câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. + Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống? + Bà lão làm gì khi bắt được ốc? + Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? + Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? + Sau đó, bà lão dã làm gì? + Câu chuyện kết thúc thế nào? Hoạt động 2. HS tập kể chuyện a. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. - GV hỏi: thế nào là kể lại chuyện bằng lời của em? b. HS kể chuyện theo cặp( kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ). Sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. c. HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu truyện nhất, bạn nghe kể chăm chú nên có lời nhận xét chính xác nhất. Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa - GV hỏi: trong câu chuyện em kể có những nhân vật chính nào? - Mỗi HS kể xong cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV gợi ý HS đi đến kết luận: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. - HS nghe 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS nghe - HS trả lời - Em đóng vai người kể, kể lại cho người khác nghe, không đọc lại từng câu thơ. - HS nghe kể và nhận xét - Bà lão và nàng tiên ốc. - Kể từng đoạn tiếp nối nhau câu chuyện thơ trước lớp. - Kể tiêp nối Khoa học Tiết 3. Trao đổi chất ở người ( tiếp theo) MỤC TIÊU Kiến thức - Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết và vai trò của các cơ quan đó. * Liên hệ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Kĩ năng - Có kĩ năng quan sát, trình bày và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ. CHUẨN BỊ: - Hình minh hoạ trong trang 8, SGK, tranh các cơ quan, VBT. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Thế nào là quá trình trao đổi chất? - Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì? - Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất? Bài mới: Giới thiệu bài - Lời dẫn từ bài cũ Bài mới Hoạt động 1. Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất - 1 HS nêu. - 1 HS nêu. - 1 HS vẽ. - Yêu cầu: HS quan sát các hình minh hoạ trang 8, SGK và trả lời câu hỏi - HS quan sát. + Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất? - Cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết. + Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất? - GV treo tranh. - Nhận xét câu trả lời của từng học sinh - 4 HS nêu. - 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu Hoạt Động 2: Sơ đồ MQH giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. - GV yêu cầu HS làm VBT hoàn thành sơ đồ mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình TĐC. - GV vẽ sơ đồ lên bảng. - Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra nh thế nào? Hoạt Động 3: Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong việc thực hiện quá trình TĐC. * HĐ nhóm bàn. - HS thảo luận, điền VBT - 5 HS nối tiếp điền bảng. - 1 HS trình bày ... * HĐ nhóm đôi - Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. - Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? - HS quan sát tranh, từng cặp HS đối đáp nhau về vai trò của từng cơ quan. - 2 HS nêu - KL: SGK 4. Củng cố, dặn dò - Kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình TĐC? * Liên hệ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể; bảo vệ môi trường. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 HS nêu. - HS tự liên hệ, báo cáo kết quả. Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2018 Toán Chiều Tiết 9. So sánh các số có nhiều chữ số MỤC TIÊU Kiến thức - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số. Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 4 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. * Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số; số lớn nhất số bé nhất có sáu chữ số. Kĩ năng - Rèn kĩ năng so sánh hai số tự nhiên. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, yêu thchs môn học. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Đồ dùng giảng dạy. - Học sinh: Đồ dùng học tập, sách bài tập toán. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu các hàng của lớp nghìn, lớp đơn vị, 1 HS làm lại bài 5 trang 12 Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. So sánh các số có nhiều chữ số Hoạt động 1. So sánh các số có nhiều chữ số So sánh 99 578 và 100 000 - GV viết lên bảng 99 578 .... 100 000 , yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu < ? - GV cho HS nêu lại nhận xét: trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn. So sánh 693 251 và 693 500 - GV viết lên bảng 99 578 .... 100 000 yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu < ? - GV cho HS nêu nhận xét chung. Hoạt động 2. Thực hành Bài tập 1: Điền dấu vào chỗ chấm - GV hướng dẫn kinh nghiệm so sánh hai số bất kì. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau: - GV chốt kết quả đúng Bài tập 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. - Gọi đại diện 1 em lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12536229.doc
Tài liệu liên quan