Giáo án Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

3. Gợi ý sản phẩm

* Tình hình nước Anh trước cách mạng

Kinh tế:

- Đầu TK XVII nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu.

 + Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội

(số lượng và chất lượng tăng nhanh. Một số công trường có quy mô lớn,ở Luân Đôn có công trường thuê tới mấy nghìn công nhân)

+ Thương nghiệp phát triển : Chủ yếu là buôn len dạ và buôn bán nô lệ da đen sang Châu Mĩ.

(Len , dạ của Anh sản xuất ngày một tăng,cung cấp trong nước và xuất khẩu sang Hà Lan, Đức, Italia. Đến giữa TL XVI số lượng len mà Anh bán ra bên ngoài chiếm 80%số hàng xuất khẩu. Công nghiệp dệt vải ra đời, ngoài ra một số ngành công nghiệp mới như : đóng tàu,làm thủy tinh, giấy ,luyện sắt, khai thác khoáng sản,đặc biệt là than đá.phát triển khá mạnh)

 

docx14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh. - Hiểu rằng cách mạng tư sản Anh là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến Châu Âu, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Đánh giá được ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh đối với thế giới. - Giải thích được tại sao cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK, quan sát kênh hình, phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. 3. Thái độ. - Nhận thức được cuộc cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản quan trọng , đánh dấu bước ngoặt phát triển từ thời đại phong kiến đến thời đại tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu và Thế giới. 4. Định hướng phát triển năng lực - Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Kế hoạch dạy học, bài soạn powerpoint, máy vi tính kết nối máy chiếu, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa, bút, vở ghi,... - Đọc trước nội dung bài học. * Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử - Tư bản chủ nghĩa: Là hình thái kinh tế xã hội tiếp sau chế độ phong kiến. Thời kì TBCN bắt đầu từ cách mạng tư sản Nê Đéc Lan (Hà Lan) thế kỉ XVI. Chế độ tư bản xây dựng trên cơ sở giai cấp tư sản thống trị bóc lột giai cấp công nhân,nhân dân lao động ở chính quốc và các thuộc địa. - Cách mạng tư sản : Là cuộc cách mạng do tầng lớp quý tộc mới,giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời,mở đường cho CNTB phát triển. Xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản Lực lượng chủ yếu đưa cách mạng tư sản thắng lợi là nhân dân, song thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản. - Quý tộc mới: Những quý tộc phong kiến đã tư sản hóa,kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa như thuê công nhân nông nghiệp,mở công xưởng ( xuất hiện ở Tây Âu vào TK XVI), mạnh nhất là ở Anh- là một lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh TK XVII. - Quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực nhà vua bị hạn chế bằng Hiến pháp do Quốc Hội ( Tư sản) đưa ra. - Độc tài quân sự: chế độ độc tài do một tập đoàn quân sự thực hiện,đưa một sĩ quan lên cầm quyền, đứng đầu nhà nước và áp dụng chế độ quân sự để quản lí nhà nước. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu. GV bằng việc cho HS quan sát hình ảnh “ Lá cờ nước Anh” , “Xử tử vua Sác lơ I” và đưa ra câu hỏi nhằm kích thích sự hứng thú ,tò mò của học sinh,dẫn dắt vào bài mới. 2. Phương thức. GV đưa ra hình ảnh : “ lá cờ nước Anh”, “Xử tử vua Sác lơ I” và đưa ra câu hỏi Đây là Quốc kì của nước nào? Hình ảnh người đàn ông trong bức hình bị xử tử là ai? HS theo dõi hình ảnh và trả lời ,mỗi HS đưa ra ý kiến khác nhau. Để biết rõ xem nhân vật đó là ai? Có liên quan gì tới nước Anh và tại sao lại bị xử tử chúng ta cùng trở lại lịch sử nước Anh những năm thế kỉ XVII trong bài học ngày hôm nay.Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I.Tìm hiều cách mạng Hà Lan (Nội dung giảm tải) 1. Mục tiêu học sinh biết được khái quát về hoàn cảnh nội dung và ý nghĩa của cuộc CM. Từ đó đánh giá được tính chất, đặc điểm và có thể so sánh với các cuộc cách mạng tư sản khác. 2. Phương thức hoạt động GV đặt 1 số câu hỏi 1: TÌnh hình Hà Lan trước Cách mạng 2: Nhiệm vụ của cách mạng Hà Lan? 3: Tóm tắt diễn biến của Cách mạng? 4: trinh bày kết quả, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng? HS đọc sách về trả lời lần lượt các câu hỏi 3. Gợi ý sản phẩm 1. tình hình Hà Lan trước Cách mạng? - kinh tế: kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu +Thủ công nghiệp: nhanh len dạ, dệt vải + Ngoại thương: buôn bán với Anh là chủ yếu + hình thanh lên các TTTM lớn: U-trếch, Am-téc-đam. Xã hội: giai cấp tư sản HL được hình thành sớm Chinh trị: sự thông trị của thực dân Tây Ban Nha đè ép dã man, bóc lột nghiêm trọng Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân HL và thực dân TBN bùng phát Cách mạng bùng nổ. 2. nhiệm vụ của Cách mạng Nhiệm vụ dân tộc: lật đổ chế độ thực dân, thiết lập chính quyền tư sản và quý tộc mới. 3. diễn biến của Cách mạng Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi. -       Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang  Ne dec lan, và đán áp dã    man. -       Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc. -       Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại. -       Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành  Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan -       Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập. 4. Kết quả, ý nghĩa và hạn chế  Ý nghĩa: +         Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc +         Mở đường cho chủ nghĩa tư bản  Hà Lan phát triển. +         Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. * Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế, chính trị. II.Tìm hiểu cách mạng tư sản Anh Mục tiêu. - Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Anh trước cách mạng. - Trình bày được những diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản . - Đánh giá được ý nghĩa, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh 2. Phương thức. GV giao nhiệm vụ cho HS để tìm hiểu về tình hình nước Anh trước cách mạng với câu hỏi: - Trước cách mạng, kinh tế nước Anh phát triển như thế nào? Biểu hiện? GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để nhận thức được những nội dung cơ bản: Sự phát triển công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng, kích thích hoạt động ngoại thương phát triển. - - Hoạt động ngoại thương lúc này chủ yếu là gì? Một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa và trở thành quý tộc mới. GV miêu tả cảnh “rào đất cướp ruộng” bằng hình ảnh “Cừu ăn thịt người” – Câu lưu truyền trong nhân dân lúc bấy giờ. Từ đó hình thành cho học sinh khái niệm : “Rào đất cướp ruộng”, “Quý tộc mới” - Trước sự giàu có của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới, chế độ phong kiến Anh đã có hành động gì? Sau khi HS theo dõi SGK và trả lời, GV tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết vấn đề . Với tình hình trên, mẫu thuẫn trong lòng xã hội Anh được biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết các mâu thuẫn đó? GV hướng dẫn HS tìm hiểu để thấy rõ được mẫu thuẫn cơ bản lúc này giữa một bên là giai cấp phong kiến bảo thủ ,lạc hậu đứng đầu là nhà vua với một bên là lực lượng chống phong kiến với thành phần đa dạng ( tư sản,quý tộc mới, nông dân nghèo thành thị). Quý tộc mới liên minh chặt chẽ với giai cấp tư sản vì có nguyện vọng giống nhau trong việc xóa bỏ mọi ràng buộc của chế độ phong kiến để tự do chiếm hữu tự do kinh doanh. HS theo dõi SGK, suy nghĩ và trả lời nêu lên nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng GV chia lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu diễn biến của cuộc cách mạng bằng việc lập bảng niên biểu sự kiện theo thời gian từng giai đoạn: Nhóm 1,3: Tìm hiểu diễn biến giai đoạn 1 ( 1642-1648) Nhóm 2,4: Tìm hiểu biễn biến giai đoạn 2 ( 1649-1688 ) Thời gian Sự kiện Giai đoạn 1 (1642 – 1648) Giai đoạn 2 ( 1649 – 1688) HS thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút,sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét GV nhận xét chốt ý, tạo biểu tượng cho HS về nhân vật Ô. Crôm-oen từ đó HS nhận xét về vai trò của ông trong cách mạng. Dựa vào niên biểu , Gv hướng dẫn HS nắm được hướng phát triển của Cách mạng Anh qua các mốc chính sau đó lí giải vấn đề : - Tại sao cách mạng Anh có sự thỏa hiệp giữa Quốc Hội và lực lượng phong kiến cũ? - Kết quả cách mạng tư sản Anh đã đạt được là gì? Vì sao nói cách mạng Anh là một cuộc cách mạng không triệt để? GV hướng dẫn HS nhận thức sâu sắc về thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh nhưng vì lợi ích giai cấp mình, họ không chỉ lừa quần chúng đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn lôi kéo cả bộ phận quý tộc mới(từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi mà cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quý tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thế chế chính trị “Quân chủ lập hiến”. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản .Dù có những hạn chế nhất định, song cách mạng Anh vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với lịch sử thế giới. - Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào đối với nước Anh và thế giới 3. Gợi ý sản phẩm * Tình hình nước Anh trước cách mạng Kinh tế: - Đầu TK XVII nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu. + Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội (số lượng và chất lượng tăng nhanh. Một số công trường có quy mô lớn,ở Luân Đôn có công trường thuê tới mấy nghìn công nhân) + Thương nghiệp phát triển : Chủ yếu là buôn len dạ và buôn bán nô lệ da đen sang Châu Mĩ. (Len , dạ của Anh sản xuất ngày một tăng,cung cấp trong nước và xuất khẩu sang Hà Lan, Đức, Italia. Đến giữa TL XVI số lượng len mà Anh bán ra bên ngoài chiếm 80%số hàng xuất khẩu. Công nghiệp dệt vải ra đời, ngoài ra một số ngành công nghiệp mới như : đóng tàu,làm thủy tinh, giấy ,luyện sắt, khai thác khoáng sản,đặc biệt là than đá...phát triển khá mạnh) + Sản xuất tư sản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp (Nguyên nhân do thương nghiệp và sản xuất len dạ ở nước Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu về lông cừu ngày một lớn, giá cả tăng vọt. Để thu được nhiều lợi, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất họ đang canh tác để lập các đồng cỏ ( Có chủ đất đã nuôi 24.000 con cừu), hàng van gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa , không tài sản, phiêu bạt khắp nơi. Tình cảnh đó đã được Tô mát Morơ – nhà tư tưởng Anh TK XVI gọi là hiện tượng “cừu ăn thịt người”. Và được ông Giôn Halo khắc họa như sau: “Lạy chúa tôi! Những đất bị rào ấy sẽ là một tổn thất của chúng ta ! Vì chúng mà chúng ta phải trả tiền thuê nhà ở cho các nông trại của chúng ta nặng hơn bao giờ hết, và chúng ta sẽ không tìm thấy đất đai để cày bừa nữa . Mọi cái đều chiếm làm đồng cỏ cho chăn nuôi cừu và gia súc lớn: Đến nỗi chỉ trong vòng 7 năm, trong một vùng có bán kính 6 dặm xung quanh tôi đã có hàng chục chiếc cày bị bỏ xó; nới mà hơn 40 người ngày trước đã tìm được chỗ sống thì bây giờ chỉ có 1 người và những đàn cừu của anh ta. Chính những con cừu này đã đem khốn khổ cho chúng ta. Họ bị đuổi khỏi xứ sở nông nghiệp ngày xưa đã từng cung cấp cho chúng ta đủ mọi loại sản phẩm này, còn bây giờ chỉ có cừu,cừu,lại cừu) + Một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa (Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới là kết quả của việc phân hóa trong nội bộ quý tộc Anh. Một số địa chủ vừa và nhỏ vừa kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN thuê công nhân để chăn nuôi cừu ,sản xuất nông nghiệp theo cách thức của GCTS hay đem ruộng đất cho nhà tư bản nông nghiệp thuê =>Họ trở thành quý tộc mới.) - Xã hội: + Tầng lớp quý tộc mới ra đời + Nông dân mất ruộng đất trở thành công nhân làm thuê + Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng - Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất TBCN. ( Ngăn cản sự làm giàu của giai cấp tư sản và quý tộc mới bằng hàng loạt các thứ thuê, độc quyền thương mai và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân cơ cực) -> Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt biểu hiện qua cuộc xung đột giữa Quốc Hội với nhà vua là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc cách mạng *Nguyên nhân trực tiếp : - 4/1640 Vua Sác lơ I họp Quốc hội nhằm tăng thuế đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân miền Bắc Xcotlen -> Quốc hội không phê chuẩn , nhân dân phản đối. => Cách mạng bùng nổ * Diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh Thời gian Sự kiện Giai đoạn 1 (1642 -1648) - 8/1642: Sác lơ I tuyên chiến với Quốc Hội. - 1642-1648 : Nội chiến bùng nổ. Bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Sau khi Crom oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc Hội đã liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua - 6/1645: Chiến thắng tại Nêdơbi làm quân đội nhà vua tan vỡ => Sác lơ I bỏ trốn lên Xcốtlen, bị bắt giao cho Quốc hội Anh Giai đoạn 2 (1649-1688) - 30/1/1949: Dưới áp lực của quần chúng, vua Sác Lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền Cộng hòa ( Crom-oen đứng đầu) -> Cách mạng đạt tới đỉnh cao - 1653: Nền độc tài được thiết lập - 1658: Crôm-Oen qua đời . Nước Anh bất ổn về chính trị ( Quốc Hội và lực lượng phong kiến cũ thỏa hiệp) - 12/1688: Quốc hội tiến hành chính biến -> Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập *Vua Sác lơ I bị đưa ra trước một tòa án đặc biệt, gồm 135 ủy viên trong đó chỉ có 67 ủy viên đồng ý tham gia. Ngày 20/1/1649 ,tòa án đặc biệt dưới sự chủ tọa của luật sư Giôn Bratso trình bày bản cáo trạng đầy đủ chứng cứ để kết tội Sác lơ I là một kẻ “ độc tài, phản quốc, ám sát và là kẻ thù của Nhà nước”. Xử tử vua được tiến hành trước cung điện Trắng vào ngày 9/2/1649. *Vài nét về Ô.Crôm – Oen: Ôlivơ Crôm Oen (1599-1658) , sinh ra trong một gia đình giàu có, cha là một quý tộc mới.Ông từng học trường Đại học Cambridge, rồi học luật ở trường Luân Đôn, sau đó ông về quê chuyên lo kinh doanh ruộng đất và chăn nuôi. Bị phá sản, trở thành 1 tiểu chủ.Năm 1940 là nghị viên Quốc hội. Sau khi nội chiến nổ ra, ông hiểu rõ muốn giành chiến thắng phải dựa vào sức mạnh của nhân dân nên xây dựng một đội quân kiểu mới. Là người chiến đấu dũng cảm với tư cách là người chỉ huy liên đội kị binh do ông tự tổ chức bằng tiền túi của mình. Đội quân kiểu mới của Cromoen bao gồm chủ yếu nông dân và thợ thủ công theo tôn giáo “trong sạch” , có tinh thần kỉ luật cao, chiến đấu dũng cảm,được huấn luyện tốt về mặt quân sự ( họ thường cắt tóc ngắn nên thường có tên gọi là “ đội quân đàu tròn”). Đội quân đã góp phần lớn chiến thắng của quân đội Quốc hội trong giai đoạn đầu của cách mạng. - Kết quả: + Kinh tế: Lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời,nền thống trị của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh. Mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. + Chính trị: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Ý nghĩa: + Đối với nước Anh:Đảm bảo sự phát triển vững chắc nền kinh tế TBCN, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp,đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, vươn lên thế giới. + Đối với thế giới: Đánh dấu chế độ chính trị mới ở Châu Âu, thúc đẩy các cuộc cách mạng chống phong kiến trên thế giới. - Tính chất: Là cuộc cách mạng không triệt để vì: + Chưa xóa bỏ triệt để thế lực phong kiến + Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân + Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với giai cấp phong kiến cũ và thiết lập nền quân chủ lập hiến C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thóng hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội về: Nguyên nhân ,diễn biến,kết quả, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh. 2.Phương thức GV phát phiếu học tập cho HS. Dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau: 1.Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là? 2.Tầng lớp nào đã cùng với giai cấp tư sản lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh? 3.Hành động địa chủ, qúy tộc phong kiến đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để nuôi cừu còn được gọi là? 4. Năm 1649, ai đứng đầu nhà nước Anh Cộng hòa? 5. Tính chất cách mạng tư sản Anh là gì? 6. Thể chế chính trị của nước Anh sau khi Cách mạng tư sản Anh kết thúc? 7. Những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng tư sản Nhiệm vụ Lãnh đạo Tham gia Mục đích Gợi ý sản phẩm Câu 1: 1.Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là? Cách mạng Hà Lan 2.Tầng lớp nào đã cùng với giai cấp tư sản lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh? Quý tộc mới 3.Hành động địa chủ, qúy tộc phong kiến đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để nuôi cừu còn được gọi là? Rào đất cướp ruộng 4. Năm 1649, ai đứng đầu nhà nước Anh Cộng hòa? Crôm – oen 5.Tính chất cách mạng tư sản Anh là gì? Cách mạng tư sản chưa triệt để 6. Thể chế chính trị của nước Anh sau khi Cách mạng tư sản Anh kết thúc? Quân chủ lập hiến 7. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng tư sản Nhiệm vụ Lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời, đem lại quyền lợi cho lực lượng tham gia Lãnh đạo Giai cấp tư sản Tham gia Đông đảo quần chúng nhân dân Mục đích Thiết lập và tạo điều kiện cho CNTB ra đời và phát triển D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải những vấn đề mới. 2.Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Nhằm giúp học sinh có mong muốn tìm hiểu thêm các nội dung ,nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học: Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học : Vua Sác lơ I, Ô. Crom oen,Vin hem Ô ran giơ,Rào đất cướp ruộng,.. Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị của đất nước Anh ngày nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 29 Cach mang Ha Lan va cach mang tu san Anh_12312967.docx