Giáo án Lịch sử 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

c. Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- GV mở bài:

+ GV giới thiệu sơ qua về chương trình bộ môn Lịch sử 6 của cấp THCS. Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta từ khi sinh ra trải qua thời gian đều có sự thay đổi và quá trình của sự thay đổi đó được gọi là lịch sử. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương trình lịch sử lớp 6 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

 Hoạt động 1: Lịch sử là gì?

a. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm “lịch sử là gì?”

b. Phương thức tiến hành: GV sử dụng kĩ thuật dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

- GV đặt câu hỏi:

+ Theo em, có phải con người, mọi vật xung quanh ta từ khi sinh ra đã có hình dạng như ngày nay không?

+ Em hiểu thế nào là lịch sử?

+ Lịch sử của một người có gì khác so với lịch sử của xã hội loài người?

- GV yêu cầu HS quan sát thông tin SGK và trả lời.

- HS suy nghĩ và trả lời → GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý và cho HS xem tranh về sự tiến hóa của loài người để làm rõ vấn đề cho HS hiểu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 17/8/2018 Ngày dạy: 25/8/2018 TIẾT 1: BÀI 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm “lịch sử là gì?” - Hiểu được mục đích của việc học lịch sử. - Biết được các tư liệu lịch sử. 2. Kĩ năng: - Bước đầu giúp cho học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát. 3. Thái độ: - Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức: + Về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. + Hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy hoặc tôn tạo “hiện đại hóa” các di tích lịch sử 4. Định hướng năng lực được hình thành: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Tái tạo kiến thức, thực hành bộ môn, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 5. Chuẩn bị: a. Giáo viên chuẩn bị: - SGK, SGV Lịch sử 6 - Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử THCS. - Một số tranh ảnh - Tài liệu liên quan đến bài giảng b. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, vở ghi bài, dụng cụ học tập. 6. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật dạy học: KT chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn 7. Lồng ghép giáo dục môi trường và giáo dục địa phương: - Liên hệ với các di tích LS địa phương và xác định trách nhiệm. II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Huy động kiến thức nền cho HS để dẫn dắt HS tìm hiểu bài học mới. b. Phương thức tiến hành: - GV cho HS quan sát 2 bức tranh chợ Phan Rang ngày xưa và nay nhưng khác thời gian và sự nảy mầm của cây. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhận xét: - HS quan sát và trả lời → GV mời HS khác nhận xét. c. Dự kiến sản phẩm: - Câu trả lời của HS. - GV mở bài: + GV giới thiệu sơ qua về chương trình bộ môn Lịch sử 6 của cấp THCS. Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta từ khi sinh ra trải qua thời gian đều có sự thay đổi và quá trình của sự thay đổi đó được gọi là lịch sử. Để hiểu rõ hơn khái niệm này, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương trình lịch sử lớp 6 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Lịch sử là gì? a. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm “lịch sử là gì?” b. Phương thức tiến hành: GV sử dụng kĩ thuật dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - GV đặt câu hỏi: + Theo em, có phải con người, mọi vật xung quanh ta từ khi sinh ra đã có hình dạng như ngày nay không? + Em hiểu thế nào là lịch sử? + Lịch sử của một người có gì khác so với lịch sử của xã hội loài người? - GV yêu cầu HS quan sát thông tin SGK và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời → GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý và cho HS xem tranh về sự tiến hóa của loài người để làm rõ vấn đề cho HS hiểu. c. Dự kiến sản phẩm: - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. Hoạt động 2: Học lịch sử để làm gì? a. Mục tiêu: Hiểu được mục đích của việc học lịch sử. b. Phương thức tiến hành: GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật dạy học khăn trải bàn. - GV chia HS thành 4 nhóm và hướng dẫn HS thảo luận theo kĩ thuật dạy học khăn trải bàn như mẫu sau, nếu nhóm nhiều người thì kẻ thêm nhiều ô nhỏ. - GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát vào hình số 1 SGK/3 và giải quyết vấn đề sau: + Nhóm 1+ 2: So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? + Nhóm 3+4: Vậy chúng ta có cần biết không? Tại sao có sự thay đổi đó. - HS có 3 phút để thảo luận và trình bày vào phiếu học tập → GV mời HS trình bày→ GV nhận xét. - GV đặt câu hỏi: Học lịch sử để làm gì? Lấy một số ví dụ thực tế về sự thay đổi xung quanh. - HS suy nghĩ và trả lời → GV mời HS trình bày → GV nhận xét và chốt ý. c. Dự kiến sản phẩm: - Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình. - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. Hoạt động 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? a. Mục tiêu: Biết được các tư liệu lịch sử. b. Phương thức tiến hành: GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật dạy học động não. - GV yêu cầu HS quan sát vào hình 2/SGK/4 và đặt câu hỏi: Bức tranh trên nói về điều gì? - HS suy nghĩ và trả lời → GV mời HS khác nhận xét → GV nhận xét. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Để biết và dựng lịch sử người ta dựa vào đâu? - HS suy nghĩ và trả lời → GV mời HS khác nhận xét → GV nhận xét. - GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu HS lấy ví dụ về các tư liệu lịch sử c. Dự kiến sản phẩm: - Dựa vào 3 nguồn tư liệu: + Truyền miệng (các chuyện dân gian.) + Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.) + Chữ viết (các văn bản viết.). 3. Hoạt động luyện tập. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học: b. Phương thức: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” - GV đọc câu hỏi, GV mời HS giơ tay nhanh nhất. Câu 1. Yếu tố quan trọng của một sự kiện lịch sử là gì? A. Không gian B. Thời gian và không gian C. Thời gian D. Kết quả của sự kiện Câu 2. Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì? A. Là quá khứ của loài người B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người Câu 3. Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử? A. Con người B. Thượng đế C. Vạn vật D. Chúa trời Câu 4. Phương án nào không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng? A. Truyện dã sử B. Truyền thuyết C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử D. Ca dao, dân ca Câu 5. Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào? A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất Câu 6. Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử? A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai B. Sự hình thành các nền văn minh C. Hoạt động của một vương triều D. Các trận đánh Câu 7. Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào? A. Tư liệu truyền miệng B. Tư liệu chữ viết C. Tư liệu hiện vật D. Không được coi là tư liệu lịch sử Câu 8. Bia đá thuộc loại tư liệu gì? A. Không thuộc các loại tư liệu nói trên B. Tư liệu truyền miệng C. Tư liệu hiện vật D. Tư liệu chữ viết Câu 9. “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai? A. Xi-xê-rông B. Hê-ra-chít C. Xanh-xi-mông D. Đê-mô-crit c. Gợi ý sản phẩm: Câu trả lời của HS. 4. Vận dụng, mở rộng. a. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội trong bài học để giải quyết những vấn đề. - Trân trọng những giá trị lịch sử. - Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học: như tranh ảnh, phim .... b. Phương thức tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm những tư liệu lịch sử qua tranh ảnh ở địa phương em. c. Gợi ý sản phẩm: HS nộp bài tập cho GV vào tiết sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 So luoc ve mon Lich su_12445819.doc
Tài liệu liên quan