Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Hừng (Học kỳ 1)

I/Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức :

+ Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

+ Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.

2/ Tư tưởng :

+ Hiểu được công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.

3/ Kĩ năng :

+ Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.

II/ Phương tiện dạy học:

+ Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076- 1077.

II/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định

2/ Bài cũ: + Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?

+ Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì ?

 

doc62 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 33688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Hừng (Học kỳ 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Ruộng đất chia cho nông dân cày cấy, nộp thuế, đi lính, lao dịch cho nhà vua. + Khai khẩn đất hoang + Đào vét kênh mương - Ổn định và phát triển, nhiều năm được mùa. - Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích *Thủ công nghiệp : + Lập nhiều xưởng mới: đúc tiền, chế tạo vũ khĩ, may áo mũ, xd cung điện… + Nghề cổ truyền ptriển như dệt lụa, làm gốm *Thương nghiệp : + Nhiều trung tâm buôn bán, chợ … hình thành + Nhân dân 2 nước V- T thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới. Hoạt động 2: 2/ Đời sống xã hội và văn hóa. Mục tiêu: - Trình bày được các tầng lớp trong xã hội, đời sống văn hóa của cư dân trong thời kì này. -Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội thời Ngô- Đinh và Tiền Lê. HS đọc phần 2 Hỏi : Trong xhội có những tầng lớp nào ? TL : Có 3 tầng lớp : thống trị, bị trị và nô tì Hỏi : Tầng lớp thống trị và bị trị gồm những ai ? TL : + Thống trị : Vua, các quan văn quan võ và một số nhà sư + Bị trị : Nông dân thợ thủ công, người buôn bán và địa chủ nô tỳ GV hướng dẫn hs: Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội thời Ngô- Đinh và Tiền Lê. Hỏi : Trình bày 1 số nét tiêu biểu về vă hóa? Hỏi : Vì sao các nhà sư thời kì này lại được trọng dụng ? TL :Do đạo phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có có học, giỏi chử Hán - nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao … - rất được trọng dụng Hỏi : Đời sống sinh hoạt của người dân diễn ra như thế nào ? TL: Rất bình dị, nhiều loại hình văn háo dân gian như ca hát nhảy múa, đua thuyền…. diễn ra trong các lễ hội a/ Xã hội Vua Quan văn Quan võ Nhà sư Nông dân Thợ thủ công Thương nhân Địa chủ Nô tỳ b/ Văn hoá : + Giáo dục chưa ptriển + Nho học chưa tạo được ảnh hưởng + Đạo phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng nhiều, nhà sư được coi trọng + Các loại hình văn hoá dân gian khá ptriển 4/ Củng cố : + Nguyên nhân nào làm cho nền ktế thời Đinh - Tiền Lê ptriển + Đời sống xhội và vhoá nước Đại Cồ Việt có những chuyển biến gì ? 5/ Dặn dò :Học thuộc bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp 6/ Rút kinh nghiệm: Tuần 7 Tiết 14 BÀI 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC NS: 30/9/2011 NG: 1/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời nhà Lý; việc dời đô ra Thăng Long: nguyên nhân, ý nghĩa. + Tổ chức bộ máy nhà nước; tổ chức quân đội; bộ luật đầu tiên của nước ta; chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý. 2/ Tư tưởng : Giáo dục các em lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân 3/ Kĩ năng : Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nưứoc của nhà Lý II/ Phương tiện dạy học: + Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước còn trống II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: + Nêu những nét ptriển của nền ktế tự chủ dưới thời nhà Đinh - Tiền Lê +Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội thời Ngô- Đinh và Tiền Lê. Tại sao thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng 3/ Bài mới : Hoạt động 1: 1/ Sự thành lập nhà Lý Mục tiêu: Trình bày sơ lược bối cảh ra đời nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nà nước thời Lý. Hoạt động dạy học Ghi bảng Giảng : Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi. Vua Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ không thể ngồi được phải nằm để coi chầu gọi là Lê Ngoạ Triều. Long Đĩnh là ông vua rất tàn bạo, nhân dân ai cũng căm ghét Hỏi : Khi Lê Long Đĩnh chết, quan lại trong triều tôn ai làm vua ? HS đọc phần in nghiêng về Lý Công Uẩn Hỏi : Tại sao Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua ? Giảng : Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô Hoa Lư về Đại La và đổi Đại La thành Thăng Long HS đọc phần in nghiêng Hỏi : tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long ?việc dời đô này nói lên ước nguyện gì của ông ta ? GV ch hs tìm hiểu kinh thành Thăng Long Giảng : Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và cũng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương HS đọc SGK Treo khung sơ đồ tổ chức hành chính của nhà Lý Hỏi : Ai là người đứng đầu nhà nước ?Quyền hành của vua như thế nào ? Có ai giúp vua lo việc nước? Hỏi : Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý? a) Bối cảnh ra đời nhà Lý: + Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời. + Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập. + Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long b) Tổ chức bộ máy nhà nước: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền Sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Lý Vua Đại thần Quan văn, võ 24 lộ Phủ Huyện Hương và xã Hoạt động 2: 2/ Luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại. Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý. Hỏi : Thời Lý nước ta có bộ luật nào? Nội dung chủ yếu? Hỏi : Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận? mấy binh chủng? Hỏi : Vũ khí được dùng? Hỏi : Nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý ? TL: Tổ chức quy củ chặc chẽ Hỏi : Nêu những chính sách đối nội của nhà Lý? Hỏi : trình bày các chính sách đối ngoại của nhà Lý đối? Hỏi : Nhận xét gì về các chủ trương của nhà Lý ? TL: Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết a) Luật pháp: - Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật “Hình thư” - Nội dung: (sgk) b) Quân đội: - Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thủy. - Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá… - Trong quân còn chia làm 2 loại: cấm quân và quân địa phương. c) Chính sách đối nội, đối ngoại: - Củng cố khối đoàn kết dân tộc. - Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với Tống và Cham- pa. - Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ. 4/ Củng cố : + Yêu cầu HS điền vào chổ trống trong sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà Lý + Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ? + Công lao của Lý Công Uẩn ? 5/ Dặn dò :Học thuộc bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp 6/ Rút kinh nghiệm: Tuần 8 Tiết 15 BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TÔNG (1075- 1077) I- GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075) NS: 5/10/2011 NG: 8/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Biết được âm mưu xâm lược của nhà Tống. + Hiểu được nhà Lý đã chuẩn bị kháng chiến ra sao. 2/ Tư tưởng : + Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt 3/ Kĩ năng : + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy II/ Phương tiện dạy học: + Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075. II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: + Nhà Lý được thành lập như thế nào ? + Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương ? + Nhà Lý đã làm gì để cũng cố đất nước ? 3/ Bài mới : Hoạt động 1: 1/ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Mục tiêu: Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống. Hoạt động dạy học Ghi bảng HS đọc bài Hỏi : Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào ? Hỏi : Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Hỏi : Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì ? Hỏi : Chúng xúi giục Champa đánh lên với mục đích gì ? - Giữa TK XI, nhà Tống gặp khó khăn: Nội bộ mâu thuẫn ,nhân dân khắp nơi đấu tranh, 2 nước Liêu- Hạ quấy nhiểu phía bắc - Để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta - Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam, phía bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc. Hoạt động 2: 2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao. Hỏi : Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào ? Hỏi : Cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt? Hỏi : Trước tình hình quân Tống như vậy, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào ? TL : Tiến công trước để tự vệ Hỏi : Nhận xét gì về chủ trương? TL: độc đáo,sáng tạo Giảng : Câu nói của Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên đợi giặc … chặn thế mạnh của giặc “ thể hịên điều gì ? TL: Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc tấn công. Hỏi : Mục đích việc yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình là gì ? TL : Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ Hỏi : Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược ? TL : Vì : + Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, lương thực vũ khí để xâm lược Đại Việt + Khi hoàn thành mục đích, quân ta về nước Hỏi:Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào? TL : Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống a) Chuẩn bị của ta: - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến, quân đội được mộ thêm và tăng cường canh phòng, luyện tập. Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham- pa. b) Diễn biến: - 10/1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung. c) Kết quả Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước. 4/ Củng cố : + Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ? + Nhà Lý đã dùng cách nào để đối phó trước âm mưu của nhà Tống ? 5/ Dặn dò :Học thuộc bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp 6/ Rút kinh nghiệm: Tuần 8 Tiết 16 BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TÔNG (1075- 1077) II- GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077) NS: 8/10/2011 NG: 12/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. + Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. 2/ Tư tưởng : + Hiểu được công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. 3/ Kĩ năng : + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. II/ Phương tiện dạy học: + Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076- 1077. II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: + Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ? + Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì ? 3/ Bài mới : Hoạt động 1: 1/ Kháng chiến bùng nổ Mục tiêu: + Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. +Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống Hoạt động dạy học Ghi bảng Hỏi : Từ khi rút quân khởi thành Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì ? Hỏi : Dựa vào sgk miêu tả phòng tuyến? Hỏi : Tại sao Lý Thường Kiệt cho quân mai phục ở những vị trí chiến lược quan trọng ở biên giới và chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống? TL: Vì :+ Dự đoán nơi quân xâm lược nhất định đi qua. + Đoạn sông này tuy ngắn nhưng nó án ngữ mọi con đường phía bắc chạy về Thăng Long. Hỏi : Sau khi quân Tống thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì ? TL: Cho quân xâm lược Đại Việt GV: sử dụng lược đồ trình bày cuộc tấn công của quân Tống vào nước ta. + Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các đia phương ráo riết chuẩn bị bố phòng + Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống Tống. + Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt. + 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. + Quân ta chặn đánh, đến bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị chặn lại. Quân thủy cũng bị ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến vào hổ trợ cho cánh quân bộ. Hoạt động 2: 2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. Mục tiêu: +Ghi nhớ những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. + Hiểu được công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. *Dùng lược đồ để miêu tả trận chiến đấu : Hỏi : Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc ? TL: Vì :+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo nền hoà bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Hỏi : Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ? TL : +Cách tấn công + phòng thủ + Cách kết thúc chiến tranh Hỏi : Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu ? Hỏi : Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì ? Hỏi : Nêu công lao to lớn của Lý Thường Kiệt. - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến, nhưng bị quân ta đẩy lùi. - Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước. * Ý nghĩa cuộc kháng chiến: + Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc + Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững. + Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt 4/ Củng cố : + Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến ? + Trình bày diễn biến trận chiến Như Nguyệt bằng lược đồ ? 5/ Dặn dò :Học thuộc bài củ và soạn bài mới trước khi đến lớp 6/ Rút kinh nghiệm: Tuần 9 Tiết 17 BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ NS: 15/10/2011 NG: 18/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Trình bày được những chuyển biến về kinh tế thời Lý (nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương ngiệp) 2/ Tư tưởng : + Khâm phục ý thức vương lên trong công cuộc xây dựng đất nước độclập của dân tộc ta thời Lý 3/ Kĩ năng : + Quan sát và khai thác kiến thức từ kênh hình. II/ Phương tiện dạy học: Các tranh ảnh mô tả các hoạt động ktế thời Lý (nếu có) II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: + Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ ? + Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lsử của chiến thắng này ? 3/ Bài mới : Hoạt động 1: 1/ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp. Mục tiêu: + Trình bày được sự chuyển biến về kinh tế nông nghiệp thời Lý. Nguyên nhân của sự phát triển nông nghiệp. Hoạt động dạy học Ghi bảng Khẳng định : Nông nghiệp :là ngành ktế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý Hỏi : Ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của ai? Giảng :Thực tế, ruộng đất đều chia cho nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phưong theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên trong thời Lý sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua lấy một ít đất công để làm nơi thờ phụng, tế lễ … Vua Lý rất quan tâm đến sxuất nông nghiệp HS đọc phần in nghiêng Hỏi : Trong lễ tịch điền nhà vua tự cày cấy mấy đường thể hiện điều gì ? TL: Để khuyến khích nhân dân sxuất Hỏi : Những biện pháp nhà Lý khuyến khích sản xuất nông nghiệp? Hỏi : Kết quả của những biện pháp đó? Hỏi :Tại sao nông nghiệp thời Lý ptriển mạnh như vậy ? TL : + Nhà nước quan tâm đến sxuất nông nghiệp + Nhân dân chăm lo sản xuất Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sx nông nghiệp - Tổ chức lễ cày tịch điền - Khuyến khích khai hoang - Đào kênh mương, đắp đê phòng lụt. - Cấm giết trâu bò… Nhiều năm được mùa. Hoạt động 2: 2/ Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Mục tiêu: + Trình bày được sự chuyển biến về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý. + Khâm phục ý thức vương lên trong công cuộc xây dựng đất nước độclập của dân tộc ta thời Lý + Quan sát và khai thác kiến thức từ kênh hình. Giảng : Nông nghiệp phát triển tạo đk cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ptriển HS đọc phần in nghiêng Hỏi : Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào ptriển? Hỏi : Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc nhà Tống ? TL: Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước Giảng : Ngoài việc dệt, có nhiều nghề thủ công khác Hỏi: Kể tên một số nghề thủ công? HS nhận xét về các hình đồ gốm tráng men Giảng : Bên cạnh đó, thợ thủ công Đại Việt đã tạo nên nhiều công trình nổi tiếng như : vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền … Hỏi:Bước ptriển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì ? TL : Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỉ thuật ngày càng cao Giảng : Việc buôn bán trong ngoài nước càng được mở mang ptriển Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để buôn bán HS đọc phần in nghiêng Giảng : Vân Đồn thuộc Qninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán Hỏi : Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa ? TL : Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đối với nhà Tống Hỏi : Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế ở thời Lý? Hỏi : Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ? TL : Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền ktế tự chủ phát triển a) Thủ công nghiệp: - Nghề dệt, làm đồ gốm, xd cung điện, nhà cửa… rất phát triển. - Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt… đều được mở rộng. - Nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên … b) Thương nghiệp: Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi buôn bán rất sầm uất. * Nguyên nhân của sự phát triển: Đất nước độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển. 4/ Củng cố + Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sxuất nông nghiệp ? + Trình bày những nét chính của sự phát triền thủ công nghiệp và thương nghiệp ? + Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp ? 5/ Dặn dò :Học thuộc bài củ và soạn bài mới trước khi đến lớp. Tuần 9 Tiết 18 BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA I. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA NS: 15/10/2011 NG: 19/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Trình bày được những chuyển biến về văn hóa thời Lý (các giai tầng trong xã hội, những thành tựu văn hóa tiêu biểu) 2/ Tư tưởng : + Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc 3/ Kĩ năng : + Quan sát và nhận biết từ kênh hình những thành tựu về văn hóa- nghệ thuật đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long. II/ Phương tiện dạy học: Các tranh ảnh về thành tựu văn hóa thời Lý. II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: + Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sxuất nông nghiệp? + Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý ?Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp? 3/ Bài mới : Hoạt động 1: 1/ Những thay đổi về mặt xã hội. Mục tiêu: + Trình bày được các tầng lớp trong xã hội và đời sống của họ. Hoạt động dạy học Ghi bảng Hỏi : Thời Lý, xã hội chia làm mấy tầng lớp? Hỏi : So với thời Đinh - Tiền Lê , sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào ? TL : Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều Hỏi : Nêu đời sống các tầng lớp trong giai cấp thống trị như thế nào ? Hỏi : Nêu đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị ? TL : Thợ thủ công và thương nhân sống rải rác ở các làng. Họ sxuất các đồ dùng hằng ngày và trao đổi buôn bán cho nhau. Họ phải nộp thuế làm nghĩa vụ với nhà vua + Nông dân : là lực lượng sxuất chính trong xã hội. Đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho nhà nước + Nông dân nghèo phải cày ruộng nộp tô cho địa chủ. Có những người phải bỏ đi nơi khác sinh sống + Nô tỳ : Tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ vốn là tù binh, nợ nần .. Xã hội thời Lý chia làm nhiều tầng lớp. Vua, quan lại Địa chủ Nông dân Thợ thủ công và thương nhân. Nô tì Hoạt động 2: 2/ Giáo dục và văn hóa. Mục tiêu: + Trình bày được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời Lý. + Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc + Quan sát và nhận biết từ kênh hình những thành tựu về văn hóa- nghệ thuật đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long. Hỏi : Nêu những dẫn chứng chứng tỏ thời Lý quan tâm đến giáo dục? Giảng : Văn Miếu xây dựng vào 9/ 1070. Đây là miếu Khổng Tử. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở tại đây. Lúc đầu đay chỉ dành cho các con vua sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và các người tài Giảng :+ Nhà Lý rất quân tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa nề nếp + Thời Lý, văn học chữ Hán bước đầu phát triển và các vị vua Lý đều sùng bái đạo phật Hỏi : Nêu những dẫn chứng thời Lý, đạo Phật được sùng bái ? TL: Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật HS đọc phần in nghiêng trang 48 Giới thiệu các công trình thời Lý : + Tượng Phật Adiđà + Chùa Một Cột Hỏi : nêu vị trí đạo phật thời Lý Giảng : Thời Lý, nhân dân ta ưa ca hát nhảy múa Hỏi : Kể tên các hoạt động văn hoá dân gian và các môn thể thao được nhân dân ta yêu thích ? TL :+ Hát chèo, múa rối, dàn nhạc có các nhạc cụ trống, kèn.... + Đá cầu, vật, đua thuyền … Giảng : + Các hoạt động vhoá đó đều được đưa vào lễ hội tổ chức vào mùa xuân + Kiến trúc và điêu khắc rất ptriển Giới thiệu cho HS tháp Báo Thiên, tháp chương Sơn Giảng :Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khắc ngày càng tinh vi , thanh thoát HS quan sát và nêu nhận xét hình rồng thời Lý TL : Mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển. Được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo Tổng kết : Các tác phẩm nghệ thuật của ndân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền vhoá riêng của dân tộc - văn hoá Thăng Long - Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở - Năm 1076, Quốc tử giám được thành lập - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Các vua Lý rất sùng đạo Phật. Đạo phật rất phát triển. - Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt. Nền vhoá mang tính dân tộc. 4/ Củng cố : + Trình bày những thay đổi xã hội dưới thời Lý ? + Nêu những thành tựu văn hoá thời Lý ? 5/ Dặn dò : Học thuộc bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp 6/ Rút kinh nghiệm: Tuần 10 Tiết 19 BÀI TẬP LỊCH SỬ (CHƯƠNG I VÀ II) NS: 21/10/2011 NG: 25/10/2011 I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức : + Nắm kĩ hơn về: Sự ra đời và tổ chức nhà nước thời Ngô- Đinh-Tiền Lê và Lý Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý. - Các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý. 2/ Tư tưởng : + Ghi nhớ công lao to lớn của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt. 3/ Kĩ năng : + Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện , biến cố lịch sử từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết . + Rèn luyện thêm kĩ năng làm bài tập lịch sử. II/ Phương tiện dạy học: Các loại bài tập lịch sử II/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định 2/ Bài cũ: Vừa làm bài vừa kiểm tra. 3/ Bài tập : Bài tập 1: Yêu cầu hs điền vào sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Tiền Lê, Lý Bài tập 2: Viết đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô sau 1/ Công lao của các vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền là người tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng 938. Lê Hoàn dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước. (S) Ngô Quyền đặt nền móng xây dựng nền độc lập, tự chủ. Đinh Bộ Lĩnh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ. Lê Hoàn là người tổ chức và lãnh đạo cuộc k/c chống Tống năm 981. 2/ Năm 1005 Lê Hoàn mất Lý Công Uẩn được các tăng sư và đại thần tôn lên làm vua Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long Thăng Long có vị trí và địa thế thuận lợi cho việc đóng đô Năm 1042 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. (S) 3/ Cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077 Lý Thường Kiệt là người chỉ huy và tổ chức cuộc k/c Vua nhà Lý chủ trương “Tiến công trước để phòng vệ” (S) Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc là tù trưởng người dân tộc miền núi Sông Như Nguyệt là một khúc của sông Cầu Lực lượng thủy binh và bộ binh của quân Tống là 10 vạn (S) Bộ binh quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy Thủy binh quân Tống do Hòa Mâu chỉ huy Thủy binh nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy (S) Bộ binh nhà Lý do Lý Kế Nguyên chỉ huy (S) Bài tập 3: Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng 1/ Nhà Lý đã làm gì để phát triển sản xuất nông nghiệp X Các vua Lý về địa phương cày tịch điền X Khuyến khích khai khẩn đất hoang X Đào kênh mương, đắp đê phòng lụt Lập các khu chợ ở vùng hải đảo và biên giới X Ban hành luật cấm giết trâu bò 2/ Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng Đế Trung Quốc nói lên điều gì? X Khẳng định người dân Việt có giang sơn, bờ cõi riêng X Nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc Diện tích và dân số Đại Cồ Việt bằng diện tích và dân số Trung Quốc Bài tập 4: Điền vào chỗ trống (….) sao cho đúng 1/ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn Thời gian quân Tống xâm lược nước ta………………….. Tướng chỉ huy quân Tống…………………………….. Địa điểm Lê Hoàn cho quân đóng cọc để đánh quân thủy………………………………… Kết quả của cuộc k/c …………………………………………………… 2/ Quân đội thời Lý: gồm hai bộ phận: ……………………………….. gồm các binh chủng ……………………………… Vũ khí được dùng …………………………………. 3/ Cuộc tiến công vào đất Tống của quân Lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương môn Lịch Sử 7 -SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU.doc