Giáo án Lịch sử lớp 6 - Bài 20: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX

GV: Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

GV: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra như thế nào?

(Treo lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng trên bảng và gọi học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ.)

 Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

GV: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?

 Vì câm thù quân đô hộ đã dồn họ vào bước đường cùng. Do Phùng Hưng là người có uy tín.

GV: Sau khi làm chủ Đường Lâm, cuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào?

 Nghĩa quân kéo về bao vây thành Tống Bình bức tên đô hộ Cao Chính Bình sinh bệnh mà chết, nghĩa quân làm chủ Tống Bình sắp đặt việc cai trị.

GV: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?

( GV cho HS quan sát H.50 – Liên hệ)

 Dưới sự lãnh đạo của Phùng Hưng nhân dân ta giành được quyền làm chủ đất nước gần 9 năm, lịch sử gọi là nền tự chủ mong manh. Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm(783 – 791)

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Bài 20: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/3/2018 Ngày soạn: 20/3/2018 BÀI 20: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII – IX I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức. - Học sinh biết: Từ đầu thế kỉ VII(618), nước ta chịu sự thống trị của nhà đường, sắp đặt bộ máy cai trị, chia lại các khu vực hành chính, chúng siết chặt hơn bộ máy cai trị để đô hộ, thực hiện chính sách đồng hoá tăng cường bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa - Học sinh hiểu: Trong suốt 3 thế kỉ thống trị của nhà Đường, nhân dân ta đã nổi dạy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. - Tích hợp: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ di tích lịch sử, liên quan đến sự kiện, nhân vật trong bài. 2. Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được: Qua bài học, học sinh biết phân tích, đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử. - Học sinh thực hiện thành thạo: luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử dân tộc 3. Thái độ: -Thói quen: Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần chiến đấu vì độc lập của Tổ Quốc. -Tính cách :Biết ơn tổ tiên đã kiên trì chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành lại độc lập dân tộc.. 4. Định hướng năng lực hình thành. - Năng lực tái hiện kiến thức: Từ đầu thế kỉ VII, nước ta chịu sự thống trị của nhà Đường - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, và năng lực ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn hiện nay. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học: - Tài liệu, SGK,SGV,Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp học: 1 phút 2. Kiểm tra bài củ. 3 phút Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào? Đáp án: Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công,nghĩa quân anh dũng chống trả, cuộc kháng chiến giằng co kéo dài, đến 550 nhà Lương có loạn. Trần Bá Tiên về nước, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công. Kháng chiến thắng lợi. 3. Giới thiệu bài mới. - Đến thế kỉ VII Nhà Đường thống trị nước ta, chúng siết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới ách thống trị của nhà Đường trong suốt 3 thế kỉ,nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng, đây là những cuộc nổi dậy lớn, tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đó chính là bài học mới ngày hôm nay Bài 23 NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG THẾ KỈ VII – IX. 4. Dạy học bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi. (thời gian: 12’) GV: Gọi HS đọc mục 1/62 GV: Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc, do Lý Uyên được sự ủng hộ của địa chủ Hoa đã lật đỗ nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường đống đô ở Trường An, từ đó nước ta bị nhà Đường thống trị GV: Nhà Đường thống trị nước ta đầu thế kỉ VII, chính sách cai trị của chúng có gì thay đổi? à Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam Đô Hộ Phủ, trụ sở đặt tại Tống Bình. Các Châu, huyện do người Hán cai trị, dưới huyện là hương, xã do người Việt quản lý, chúng chia nước ta thành 12 Châu. GV: Vì sao nhà Đường chú ý sữa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình sang các quận, huyện ? à Nhà Đường coi “ An Nam đô hộ phủ là một trọng tâm để đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, để đảm bảo cho chính quyền đô hộ, nhà Đường đã xây dựng, đắp luỹ và tăng cường quân chiếm đóng, sửa các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và ngược lại từ Tống Bình đến các quận, huyện GV: Thảo luận nhóm- 2 nhóm – TG: 3p Nhóm 1: Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường? Nhóm 2: Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước? HS: Trình bày. GV: Nhận xét, Bổ sung và chốt ý TL Nhóm 1: Siết chặt hơn bộ máy cai trị, biến nước ta thành một phủ của nhà Đường, đồng thời củng cố thành, sửa sang đường giao thông để đàn áp nhanh chống các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. TL nhóm 2: Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều loại thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế tơ lụa Hàng năm bắt dân ta phải cống nộp các thứ quí hiếm, đặc biệt là phải gánh vải tươi sang tận kinh đô Trung Quốc để nộp cho vua phong kiến. Chúng chia lại bộ máy hành chính, đặt tên mới biến nước ta thành một phiên thuộc của Trung Quốc. Bóc lột tô thuế, cống nộp nặng nề. GV chuyển ý: Nhân dân ta không chịu kiếp sống nô lệ nên đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) (thời gian: 10’) GV: Gọi HS đọc mục 2/64. GV: Em biết gì về Mai Thúc Loan ? à Mai Thúc Loan là một thanh niên (quê gốc ở Mai Phụ) sau theo mẹ sang trú ở Ngọc Trừng (Nam Đàn – Nghệ An), người khoẻ mạnh, da đen, tóc xoăn. Vì nhà nghèo nên phải đi chăn trâu cho nhà giàu, ông là người có chí lớn nên được mọi người yêu mến. GV: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào? àKhoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan cùng một đoàn người ở Hà Tĩnh phải gánh vải sang cống nộp cho Trung Quốc rất khổ cực trên đường đi ông đã không gánh vải sang Trung Quốc mà kêu gọi những người dân phu trở về GV: Vì sao ông kêu gọi mọi người khởi nghĩa? à Vì ông căm thù quân đô hộ áp bức bóc lột nặng nề làm dân ta khổ cực. GV: Theo em những câu nào nói lên nổi khổ của nhân dân ta? GV chốt: “Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon” GV: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã diễn ra như thế nào? (Treo lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên bảng và gọi học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ.) GV: Nhà Đường làm gì để đàn áp khởi nghĩa? à 10 vạn quân Đường do Dương Tư Húc chỉ huy sang đàn áp khởi nghĩa GV: Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào? à Quân của Mai Thúc Loan chống cự không nổi, Mai Thúc Loan đã hy sinh. GV: Cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì? à Cuộc khởi nghĩa nói lên ý nghĩa lịch sử quan trọng Giáo viên liên hệ giáo dục: Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế, hiện nay người ta lấy tên ông để đặt tên trường như trường THPT Mai Thúc Loan ở Hà Tĩnh, tên đường như đường Mai Thúc Loan ở Hà Tĩnh, Huế...ở núi vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ ông. Là HS chúng ta phải có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích đó. Hoạt động 3: Khởi nghĩa Phùng Hưng(776-791) (thời gian:11’) GV: Gọi HS đọc mục 3/65 GV: Em biết gì về Phùng Hưng ? GV kết luận và chốt ý cho HS nắm. Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm (Ba vì – Hà Tây), xuất thân từ 1 dòng họ đời đời làm quan lang ở Hà tây, ông là người rất khoẻ, giỏi võ vật được trâu, đánh được hổ, lại rất thương người, hay cứu giúp cho người khác nên được nhân dân mến phục. GV: Các em có biết những câu chuyện nào của Phùng Hưng không? GV: Thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “ Phùng Hưng giết hổ”. “Chuyện kể rằng ở vùng quê Đường Lâm thời bấy giờ vẫn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp. Dân làng đang yên ổn cuộc sống thì bỗng xuất hiện con hổ dữ từ rừng về chuyên bắt gia súc và người về ăn thịt khiến cả làng đều sợ hãi không làm gì nổi. Đang thời trai tráng sung sức lại hết sức lo lắng cho dân tình, Phùng Hưng với khí phách của bậc anh hùng nên không chịu làm ngơ, ông quyết tìm cách trị hổ cứu người. Ban đầu, ông làm hình nộm bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường qua. Trong những lần đầu đi ngang qua, hổ thấy bù nhìn tưởng người nên lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Sau nhiều lần như thế, hổ không còn chú ý tới hình nộm nữa. Một hôm trời chập choạng tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm. Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên nó không nhận ra, cứ bước qua như mọi lần. Ngay lúc đó, Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt mãnh thú. Sau một hồi vật nhau, con hổ đuối sức. Cùng với sự trợ giúp của hai em trai, Phùng Hưng giết được hổ dữ, trừ họa lớn cho dân làng. Tiếng tăm của ông ngày một vang xa và đó chính là một trong những yếu tố quan trọng để Phùng Hưng kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, giành lại non sông gấm vóc cho dân tộc.” GV: Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? GV: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra như thế nào? (Treo lược đồ khởi nghĩa Phùng Hưng trên bảng và gọi học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ.) à Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm... GV: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng? à Vì câm thù quân đô hộ đã dồn họ vào bước đường cùng. Do Phùng Hưng là người có uy tín. GV: Sau khi làm chủ Đường Lâm, cuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào? à Nghĩa quân kéo về bao vây thành Tống Bình bức tên đô hộ Cao Chính Bình sinh bệnh mà chết, nghĩa quân làm chủ Tống Bình sắp đặt việc cai trị. GV: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? ( GV cho HS quan sát H.50 – Liên hệ) à Dưới sự lãnh đạo của Phùng Hưng nhân dân ta giành được quyền làm chủ đất nước gần 9 năm, lịch sử gọi là nền tự chủ mong manh. Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm(783 – 791) Giáo viên GD lồng ghép môi trường: Để tưởng nhớ đến ông thì nhân dân đã lập đền thờ... đặt tên trường như trường THPT Phùng Hưng ở (Hưng Yên), tên đường như đường Phùng Hưng ở (Hà Nội). Là HS chúng ta phải có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích đó. GVKL bài: Từ TK VII, Nhà Đường thống trị nước ta, chúng chia lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị nhân dân nhiều lần nổi dậy .Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng và Mai Thúc Loan. 1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi? - Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình. - Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị - Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ xây thành, đắp lũy, tăng thêm quâm số. -Nhà Đường còn đặt thêm nhiều thuế mới: muối, sắt, gai: tăng cường cống nạp những sản vật. 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) a. Nguyên nhân. - Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Đường b. Diễn biến - Năm 722, khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. - Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn – Nghệ An) xưng là Mai Hắc Đế - Sau đó nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp à Khởi nghĩa thất bại. 3.Khởi nghĩa Phùng Hưng(776-791). a. Nguyên nhân : - Vì họ căm ghét chế độ thống trị của nhà Đường. b. Diễn biến: - Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm - Phùng Hưng kéo quân về vây phủ Tống Bình - Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp. - Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng. IV. Củng cố và dặn dò: Củng cố Câu 1. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành tên gọi là gì ? An Đông đô hộ phủ. An Tây đô hộ phủ An Nam đô hộ phủ Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào năm nào ? 722 B. 776 C.791 Câu 3. Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở đâu ? Vĩnh Phúc B. Đường Lâm C. Phú Thọ Đáp án bài tập: 1c, 2a, 3b 2. Dặn dò: - Học thuộc bài nắm được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa. - Xem lại nội dung sgk và trả lời câu hỏi cuối bài/49 - Hòan thành các bài tập SBT - Xem trước bài 24 «  Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X « /66 - Trả lời câu hỏi : + Nước Cham-pa được hình thành và phát triển như thế nào? + Nêu những thành tựu về kinh tế, văn hóa của nước Cham- pa? DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 23 Nhung cuoc khoi nghia lon trong cac the ki VIIIX_12322441.doc
Tài liệu liên quan