Giáo án Lịch sử lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Hoạt động 1:

GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK.

GV: Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có kế hoạch gì tiếp theo?

 Tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

GV: Quân Trịnh ở thành Phú Xuân có thái độ và hành động như thế nào?

 Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng, khiến dân chúng vô cùng căm giận.

GV: Dùng lược đồ tường thuật diễn biến cuộc tiến quân của Tây Sơn: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân ra Bắc đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến. Nội bộ các tướng Trịnh lủng củng, Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng xin hàng. Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ đất Đàng Trong, đồng thời tạo thanh thế để tiến ra Đàng

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2018 Ngày dạy: 31/3/2018 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN ( tiết 3) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được: - Lập niên biểu và trình bày được tiến trình phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê – Chúa Trịnh, tiêu diệt phản loạn Nguyễn Hữu Chỉnh. - Ý nghĩa của việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, bất khuất, tự hào về truyền thống bất khuất của giai cấp nông dân Việt Nam, xây dựng tượng đài về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng khái quát, rút ra nhận xét, trình bày diễn biến các trận đánh trên lược đồ, lập bản thống kê tiến trình lịch sử của phong trào Tây Sơn 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực tái hiện kiến thức: Sự mục nát, suy yếu của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nhân dân - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, và năng lực ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn hiện nay. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học: - Giáo án, SGK,SGV, ảnh Nguyễn Huệ, lược đồ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp học: (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 1785? 3.Giới thiệu bài mới: - Sự mục nát, suy yếu của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nhân dân. Sau khi tiêu diệt chúa Nguyễn ở phía Nam, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh. Vậy cuộc tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ như thế nào? Chúng ta bước sang phần III. 4.Dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK. GV: Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có kế hoạch gì tiếp theo? à Tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. GV: Quân Trịnh ở thành Phú Xuân có thái độ và hành động như thế nào? à Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng, khiến dân chúng vô cùng căm giận. GV: Dùng lược đồ tường thuật diễn biến cuộc tiến quân của Tây Sơn: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân ra Bắc đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến. Nội bộ các tướng Trịnh lủng củng, Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng xin hàng. Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ đất Đàng Trong, đồng thời tạo thanh thế để tiến ra Đàng Ngoài. GV: Nguyễn Huệ đã lấy danh nghĩa gì khi tiến quân ra Bắc? à “Phù Lê diệt Trịnh”. GV: Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”? à Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ nghĩa quân và do nhiều người vẫn còn trung thành với nhà Lê. GV: Dùng lược đồ tường thuật tiếp diễn biến: Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân, vượt sông Gianh đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân chúng bắt nộp cho nghĩa quân. Chính quyền phong kiến họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ. GV: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tấn công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786)? àChúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam. GV: Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy? à Nhân dân chán ghét họ Trịnh, ủng hộ Tây Sơn. Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh. Thảo luận: Cùng với việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc đánh đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài có ý nghĩa như thế nào? à Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước. Hoạt động 2: GV: Gọi HS đọc mục 2 SGK. GV giảng: Mặc dù có quyền định đoạt mọi việc nhưng với nhãn quan chính trị sáng suốt, Nguyễn Huệ đã trao lại quyền hành cho vua Lê, rồi rút vào Nam. Nguyễn Huệ giao cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. GV: Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam như thế nào? à Sau khi quân Tây Sơn rút đi, tình hình Bắc Hà trở nên rối loạn: Dư đảng họ Trịnh vẫn cố sức tìm cách khôi phục lại cơ đồ. Vua Lê Chiêu Thống không đủ sức trấn áp con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. GV: Kết quả như thế nào? à Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đánh thốc ra Thăng Long, các tướng Trịnh thua trận bỏ chạy. Chiêu Thống sai đốt phủ chúa. Họ Trịnh từ đó không quay lại ngôi vị được nữa. GV: Sau khi giúp vua Lê dẹp họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh đã có thái độ ra sao? à Sau khi giúp vua Lê dẹp họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống lại nhà Tây Sơn. Đường trời mở rộng thênh thênh, Ta đây cũng một triều đình kém ai. GV: Chỉ lược đồ phần lãnh thổ do 3 anh em Tây Sơn chiếm giữ. + Nguyễn Nhạc (Trung ương – Hoàng Đế) – Quy Nhơn. + Nguyễn Huệ (Bắc Bình Vương) – Phú Xuân. + Nguyễn Lữ (Đông Định Vương) – Gia Định. GV: Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì? à Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh. GV: Sau khi diệt Chỉnh thì thái độ của Nhậm ra sao? à Sau khi diệt Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. GV giảng: Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Thăng Long diệt Vũ Văn Nhậm. Lúc bấy giờ, vua Lê Chiêu Thống đã chạy trốn sang Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang). Sau khi diệt Nhậm, do vua Lê đã bỏ kinh đô, lại được sự ủng hộ của dân chúng, Nguyễn Huệ quyết định sát nhập Bắc Hà vào vùng lãnh thổ do mình cai quản. GV: Vì sao Nguyễn Huệ lại thu phục Bắc Hà? + Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. + Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh, uy danh lừng lẫy của Nguyễn Huệ. + Chính quyền phong kiến Lê-Trịnh thối nát, không hợp lòng dân. GV: Từ năm 1786 – 1788 nghĩa quân Tây Sơn đã mấy lần tiến ra Bắc và làm được những gì? - Ba lần tiến ra Bắc + Hạ thành Phú Xuân và tiến quân ra Bắc diệt họ Trịnh + Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh + Tiêu diệt Vũ Văn Nhậm, thu phục Bắc Hà GV: Việc lật đổ chính quyền phong kiến có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta? + Quân Tây Sơn đã lật đổ được các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê + Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Thảo luận: Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh – Lê ? - Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng ủng hộ - Chính quyền phong kiến suy yếu mục nát - Lực lượng nghĩa quân Tây Sơn lớn mạnh - Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Nguyễn Huệ GV giảng: Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc, lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh. Như vậy, cùng với việc lật đổ họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc lật đổ chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước. 1.Hạ thành Phú Xuân-Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh: - Tháng 6 – 1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, tiến ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh ra Thăng Long. chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ. - Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam. -Ý nghĩa: Tây Sơn tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng: + Tạo ra những điều kiện cơ bản cho cho sự thống nhất đất nước. + Đáp ứng nguyện vọng nhân dân 2.Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản -Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà: - Sau khi Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. - Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. - Sau khi đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền chống lại Tây Sơn. - Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau lại có mưu đồ riêng. - Giữa 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm, thu phục Bắc Hà. + Các sĩ phu nổi tiếng Bắc hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, NguyễnThiếp... Giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền. - Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. IV. Củng cố và dặn dò: 1.Củng cố: (5p) Câu hỏi: Em hãy lập niên biểu tiến trình phát triển của phong trào tây sơn từ 1771 đến năm 1788 là gì? Thời gian Sự kiện tiêu biểu Mùa xuân năm 1771 - Phong trào Tây Sơn bùng nổ ở Tây Sơn thượng đạo. 9/1773 - Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn. 1777 - Lật đổ chính quyền họ Nguyễn. 1785 - Đánh tan quân xâm lược xiêm bằng chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Múc 6/1786 - Giải phóng hoàn toàn đất ở đàng trong. Giữa năm 1786 - Lật đổ chính quyền họ Trịnh. 1788 - Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà 2.Dặn dò: - Học bài 25 phần III. Làm bài tập. - Xem trước phần IV DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 25 Phong trao Tay Son_12322445.doc