Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 70

I. MỤC TIÊU:

- Qua tiết kiểm tra nhằm đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh qua quá trình giảng dạy của giáo viên.

- Là thước đo đánh giá kết qủa học tập, tạo động lực giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Ra đề theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng

- Làm đáp án biểu điểm

2. Học sinh: chuẩn bị nội dung đã ôn tập để kiểm tra đạt kết quả tốt.

III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:

 

doc197 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 70, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: 7B: 09/12/2016 7C:...../12/2016 7A:...../12/2016 TIẾT 32: BÀI 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần. Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt ở thời Lý, Trần 2. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ, phân tích tranh ảnh, trả lời câu hỏi, lập bảng thống kê. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ - Kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên, tranh ảnh các thành tựu VH, NT thời Lý, Trần. 2. Học sinh: Sưu tầm tư liệu III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài học. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS: * GV cho HS làm vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn, chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 1: Thời Lý, Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Triều đại Thời gian Kháng chiến Lý Trần 1075 – 1077 1258 1285 1288 - Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống (10 vạn bộ binh) - Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần I (3 vạn quân) - Chiến thắng quân Nguyên lần II (50 vạn quân) - Chiến thắng quân Nguyên lần III (30 vạn quân) Nhóm 2: Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần. T. Đại Thời gian Đường lối Những gương tiêu biểu Tinh thần đoàn kết Nguyân nhân thắng lợi – ý nghĩa lịch sử Lý 1075-1077 Chủ động đánh giặc, buộc giặc theo cách đánh của ta. Lý Thường Kiệt ĐK giữa quân đội TĐ với ĐB các DT thiểu số ở miền núi. - Sự ủng hộ của ND. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh Trần - 1/1258-> 29/1/1258 - 1285 -> 6/1285 - 12/1287 ->4/1288 Vườn không , nhà trống Trần Quốc Tuấn ND theo lệnh TĐ thực hiện:VKNT, XD làng chiến đấu - Nguyên nhân - ý nghĩa LS Nhóm 3: Nước Đại Việt thời Lý-Trần đã đạt những thành tựu nổi bật gì về kinh tế, văn hoá, GD, KHKT, NT? NÔI DUNG ThờI Lý ThờI Trần - Hồ Nông nghiệp - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Vua. Hàng năm các Vua Lý tổ chức cày tịch điền. - Nhà nước kk khai hoang, đào kênh mương. - Thực hiện nhiều chính sách KKSX mở rộng DT. - Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của ĐC ngày càng nhiều. Thủ công nghiệp - Trong dân gian các nghề TCN phát triển mạnh: dệt, gốm - Nhiếu CT do bàn tay người thợ làm ra: Chuông Qui Điền - Do nhà nước quản lý và mở rộng nhiều ngành nghề khác nhau: dệt tơ lụa, làm gốm, tráng men Thương nghiệp - Trao đổi buôn bán với nước ngoài mở rộng. - Nhiếu trung tâm KT mọc lên ở nhiều nơi: Thăng long. Vân Đồn Văn hoá - Đạo Phật được mở rộng. ND ưa thích ca múa. Tín ngưỡng cổ truyền phát triển, Nho Giáo được trọng dụng Giáo dục - Xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám. - Trường học ngày càng dược mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều. KH-KT - Nhiều công trình có qui mô lớn: + Chùa Một cột, Tháp Báo Thiên, - Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thót thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí - Thành tựu y học, quân sự, KT: + Nam hiệu Thần Dược, Binh Thư Yếu lược, Tháp Phổ Minh. Thành Tây Đô * Bài tập về nhà: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong LS nước ta thời Lý-Trần theo trình tự thời gian và nội dung. 3. Củng cố bài: 4. Hướng dẫn tự học: - Làm bài tập. - Nghiến cứu trước bài 18” Cuộc kháng chiến của nhà Hồ...” theo câu hỏi SGK. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________ Ngày dạy: 7C: 12/12/2016 7A:...../12/2016 7B:...../12/2016 CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ( Thế kỷ XV – Đầu thế kỷ XVI TIẾT 33: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày âm mưu bành trướng và thủ đoạn thống trị của nhà Minh - Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần: Trần Ngỗi, Trần Qúy Khoáng. 2. Tư tưởng: - Nâng cao lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Máy chiếu (Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV) - Tư liệu lịch sử có liên quan 2. Học sinh: Nghiên cứu bài và chuẩn bị phương án trả lời theo sách giáo khoa III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Thời Lý - Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? 2. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc xâm lược của quân Minh Gv: Yêu cầu Hs tìm hiểu sgk Hs: tìm hiểu thông tin sgk Gv: Em hãy cho biết quân Mnh kéo vào xâm lược nước ta ntn? Hs: ... Gv: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần Không? Vì sao? Gv: gợi ý cho Hs Hs: .... Gv: Quân Minh tiến hành xâm lược nước ta như thế nào? Nhà Hồ chiến đấu ra sao Hs: ...... Gv: Trình chiếu và tường thuật diễn biến. Gv: Cho Hs ghi – Hs ghi Gv: Tổ chức Hs thảo luận ?. Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có điểm gì khác so với nhà Trần? Hs: Thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét lẫn nhau Gv: Kết luận Gv: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại? Hs: ...... Gv: Kết luận và trình chiếu hình ảnh về tinh thần đoàn kết. 1. Cuộc xâm của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. - 11/1406 quân Minh huy động 20 vạn quân, chia làm hai cánh tràn vào nước ta -> Hồ Quý Ly lui về thành Đa Bang phòng ngự - 22/1/1407 quân Minh đánh thành Đa Bang, chiếm Đông Đô, quân nhà Hồ lui về Tây Đô. - 4/1047 Quân Minh tấn công Tây Đô -> 6/1407 Hồ Qúy Ly bị bắt. Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách cai trị của nhà Minh Gv: Em hãy nêu chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? Hs: .... Gv: kết luận cho Hs ghi. Gv: Trình chiếu đoạn thông tin Gv: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? Hs: ... Gv: Trình chiếu và kết luận Gv: Chuyển mục 2. Chính sách cai trị của nhà Minh. * Chính trị: Thiết lập chính quyền thống trị, xóa quốc hiệu nước ta. * Kinh tế, văn hóa, xã hội: Thi hành chính sách đồng hóa, bóc lột nhân dân tàn bạo. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh của quý tộc nhà Trần Gv: Ngay sau khi cuộc kháng chiến nhà Hồ thất bại nhân dân ta đã nổi dậy kháng chiến như thế nào? Hs: .... Gv: Trình chiếu giới thiệu về các cuộc khởi nghĩa. Hs quan sát Gv: Chuyển ý Gv: Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi nổ ra trong hoàn cảnh nào? Hs: .... Gv: Trình chiếu và tường thuật diến biến cuộc khởi nghĩa. Hs theo dõi Gv: Em hãy tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi? Hs trình bày Gv: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? Hs: .... Gv chuyển mục Gv: Cuộc khởi nghĩa nổ ra như thế nào? Hs: .... Gv: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ở đâu? Hs:.... Gv: Trình chiếu và trình bày diễn biến. Gv: Tổ chức Hs thảo luận nhóm ?. Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần? Hs thảo luận, báo cáo kết quả. Gv chuẩn xác kiến thức. 3. Những cuộc đấu tranh của quý tộc nhà Trần. a. Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409) b. Cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Khoáng ( 1409- 1414) Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất bại => Nguyên nhân thất bại: 3. Củng cố bài: - Quân Minh xâm lược và đường lối kháng chiến của nhà Hồ? - Nguyên nhân bùng nổ và thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần? 4. Hướng dẫn tự học: - Học bài và làm bài tập - Nghiên cứu về lịch sử địa phương 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: 7B: 16/12/2016 7C:...../12/2016 7A:...../12/2016 TIẾT 34: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh so sánh được các sự kiện lịch sử dân tộc có liên quan đến lịch sử Nghệ An. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, tìm hiểu các giá trị lịch sử trên địa bàn của địa phương. 3. Thái độ: - Yêu mến địa phương, có ý thức giữ gìn phát huy truyền thống của cha ông. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án điện tử. Các tư liệu có liên quan nội dung bài học 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Gv giới thiệu bài. Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình quá trình hình thành và phát triển của Nghệ An Gv: Tên gọi Nghệ An có từ khi nào? Hs: ..... Gv: Tình hình chính trị xã hội có gì nổi bật? Hs: .... Gv: Kinh tế Nghệ An có chuyển biến như thế nào? Hs: ...... Gv: Nêu những nét chính về văn háo giáo dục ở Nghệ An? Hs: ... Gv: Xác định vị trí, ranh giới NA, tiếp giáp với tỉnh thành nào trong nước? 1. Tình hình phát triển của Nghệ An - Chính trị, xã hội: 1036 dưới thời Lý Hoan Châu được đổi thành Châu Nghệ An. - Là vùng trọng yếu, xây dựng nghệ An thành phiên dậu của Đại Việt. - Kinh tế: làng mạc đông đúc, xuất hiện nhiều làng nghề. - Văn hóa, giáo dục: + Xuất hiện thiền sư có trình độ phật học + Có nhiều nhà văn học, sử học nổi tiếng : Hồ Tông Thốc... Hoạt động 2: Tìm hiểu đóng góp của Nghệ An trong quá trình đấu tranh Gv: Kể tên những chiến thắng của các vương triều nước ta trước quân xâm lược phương Bắc có liên quan đến NA? Hs: .... Gv cung cấp một số tư liệu cho học sinh cúng như hình ảnh danh lam thắng cảnh lịch sử của địa phương 2. Những sự kiện lịch sử dân tộc gắn liền với Nghệ An. - Kháng chiến chống Tống : cung cấp ứng tài, vật lực. - Kháng chiến chống quân Nguyên Mông  1258: Là hậu phương và là nơi giao tranh quyết liệt - Là căn cứ địa trong kháng chiến chống quân Minh. 3. Củng cố bài: Gv nhấn mạnh kiến thức cơ bản. 4. Hướng dẫn về nhà tự học: - Chuẩn bị các câu hỏi SGK của tiết ôn tập. 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: 7C: 19/12/2016 7A:...../12/2016 7B:...../12/2016 TIẾT 35: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và dân tộc thời phong kiến. 2. Kĩ năng: - Nắm được thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá ...của các quốc gia phong kiến ở châu Âu và châu Á. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào, biết ơn công lao của các bậc tiền bối. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung đã học. 2. Học sinh: Đọc lại các bài đã học từ đầu năm xem hệ thống câu hỏi cuối bài. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới. 2. Bài mới: Gv giới thiệu bài. Hoạt động của GV - HS Nội dung A. Phần LS thế giới: Gv: Trình bày sự ra đời của XH PK ở Châu Âu? Hs: Cuối TK V, người Giéc man xâm chiếm... + Những việc làm của người Giéc man... hình thành các tầng lớp mới: Lãnh chúa PK, nông nô. => XH PK châu Âu được hính thành. Gv: Nêu sự hình thành CNTB ở châu Âu? Hs: Sự ra đời của giai cấp TS: Quý tộc thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên ở những nước thuộc địa. Họ mở rộng SX, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức LĐ người làm thuê, giai cấp TS ra đời. + Giai cấp VS được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải làm việc ở các xí nghiệp của TB. + Quan hệ SX TBCN được hình thành. Gv: Nguyên nhân, khái niệm PT văn hoá phục hưng? Hs: .... Gv: Nội dung và ý nghĩa của PT? Hs: Nội dung lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, đả phá trật tự XH PK. + Đề cao giá trị con người, đề cao KH TN, xây dựng thế giới quan duy vật. - Ý Nghĩa: Phát động quần chúng đấu tranh chống lại XH PK. + Mở đường cho sự phát triển của VH Châu Âu và nhân loại. Gv: Sự hình thành XH PK Trung Quốc? Hs: .... Gv: Tổ chức bộ máy nhà nước? (Thời Tần, Hán, Đường, Nguyên?) Gv: Tình hình kinh tế TQ qua các triều đại? Hs: .... Gv: Thành tựu về văn hoá? Hs: Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp PK. + Văn học: Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ... đến thời Minh – Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí... + Sử học: Có các bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư, Đường thư, Minh sử... + Nghệ thuật kiến trúc: Với nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Cố cung, những bức tượng phật sinh động... 1. Sự hình thành XH PK ở Châu Âu: 2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu: 3. Phong trào văn hoá phục hưng: - VH phục hưng: là khôi phục những tinh hoa VH cổ đại Hi Lạp và Rô ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. 4. Trung Quốc thời PK: 5. Ấn Độ thời PK: B. Lịch sử Việt Nam: Gv: Những nét lớn về mặt chính trị buổi đầu độc lập? Hs: ... Gv: Công cuộc dẹp “Loạn 12 sứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh? Hs: Năm 968, ĐB Lĩnh lên ngôi Hoàng đế... + Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm các chức... Gv: Công lao của ĐBL? Hs: Là người có công lớn trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. + Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế TQ đã khẳng định đất nước ta là Nước Việt lớn, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền tự chủ. Gv: Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê? Hs: ... Gv: Diễn biến, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tông 981? Hs: - Ý nghĩa: Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta. + Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt. Gv: Công lao của Lê Hoàn? Hs: Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiếnchống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. Gv: Nhà Lý thành lập? Hs: Bối cảnh ra đời: + Tổ chức bộ máy nhà nước: Gv: Luật pháp quân đội thời Lý? Gv: Thành tựu về kinh tế? Gv: Nét chính về xã hội, văn hoá, giáo dục? Hs: ... Gv: Hoàn cảnh cuộc kháng chiến, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử? Hs: ... Gv: chú ý cuộc kháng chiến chống Tống, cách kết thúc chiến tranh của LTK rất độc đáo (để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự nước lớn, đảm bảo hoà bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta). Gv: Bối cảnh thành lập của nhà Trần? Hs: ... Gv: Những nét hính về tổ chức bộ máy nhà nước? Hs: ... Gv: Trình bày những nét chính về quân đội và pháp luật? Hs: ... Gv: Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông –Nguyên? Gv: Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần? Hs: ... Gv: Các chiến thắng tiêu biểu (kháng chiến thứ nhất năm 1258, lần 2 năm 1285, lần thứ 3 năm 1287-1288)? Gv: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử? Hs: ... 1. Nước ta buổi đầu độc lập: a. Thời Đinh: b. Thời tiền Lê: 2. Nhà Lý và cuộc kháng chiến chống quân Tống: a. Nhà Lý xây dựng đất nước: b. Cuộc kháng chiến chống Tống: 3. Nhà trần và 3 lần kháng chiến chông quân xâm lược Mông - Nguyên: a. Nhà Trần thành lập: b. Cuộc kháng chiến: 3. Củng cố bài: - Gv nhấn mạnh nội dung cơ bẩn cần khắc sâu 4. Hướng dẫn về nhà tự học: - Ôn tập các bài trong giới hạn ôn thi Theo câu hỏi SGK. - Chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra học kỳ. 5. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________________ Ngày dạy: 7B: 23/12/2016 7C:...../12/2016 7A:...../12/2016 TIẾT 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Kiểm tra quá trình tiếp thu, ghi nhớ kiến thức lịch sử của Hs; Khả năng vận dụng kiến thức để nhận biết các sự kiện lịch sử, rút ra nội dung và bài học lịch sử. 2. Tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, trung thực, tự tin khi làm bài kiểm tra. 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, hiểu đề lịch sử, kỹ năng làm bài tập lịch sử, làm bài kiểm tra nói chung. - Rèn luyện kỹ năng tự giác trong học tập II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Đề kiểm tra, đáp án. 2. HS: Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Lớp 7A: Tổng số Hs..........; Vắng.......... - Lớp 7B: Tổng số Hs..........; Vắng.......... - Lớp 7C: Tổng số Hs..........; Vắng.......... 2. Ma trận đề kiểm tra: TT Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao 1 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa LS của cuộc kháng chiến chống quân Mông nguyên Số câu SC: 1 1 Số điểm SĐ: 2 2 Tỉ lệ TL: 20% 20% 2 Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần. Biết được thành tựu thời trần Đánh giá về thành tựu đó Số câu SC: 1/2 SC: 1/2 1 Số điểm SĐ: 2 SĐ: 2 4 Tỉ lệ TL: 20% TL:20% 40% 3 Đại Việt thời Lê Sơ Biết nguyên nhân bùng nổ và thất bại của các cuộc KN So sánh đường lối kháng chiến Số câu SC: 1/2 SC:1/2 1 Số điểm SĐ: 2 SĐ: 2 4 Tỉ lệ TL: 20% TL:20% 40% Tổng Số câu SC: 1 SC: 1 SC: 0,5 SC: 0,5 3 Số điểm SĐ: 4 SĐ: 2 SĐ: 2 SĐ: 2 10 Tỉ lệ TL: 40% TL; 20% TL: 20% TL:20% 100% 3. Đề bài: Câu 1: (2điểm). Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên? Câu 2: (4 điểm). Hày trình bày các thành tựu về văn hóa thời Trần? Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, KHNT thời Trần? Câu 3: (4 điểm). Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm, nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh? Đường lối kháng chiến thời Trần và của nhà Hồ có gì khác nhau? 4. Đáp án - biểu điểm: HS cần nêu được các ý cơ bản sau: Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của toàn dân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần. - Tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ, sự anh dũng hi sinh của quân đội nhà Trần. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt với những chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy, đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo. * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. - Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá. - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 * Các hành tựu văn hóa - Đời sống văn hóa + Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong dân gian. + Các hình thức sinh hoạt văn hoá: ca hát, nhảy múa ... được phổ biến. - Văn học: + Chữ Hán, Chữ Nôm phát triển => Chứa đựng nội dung phong phú -> tình yêu con người, đất nước -> làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt - Giáo dục và KHKT. + Giáo dục: trường học mở ra ngày càng nhiều. Các kì thi tuyển chọn nhân tài tổ chức thường xuyên. + Lập ra Quốc Sử viện, biên soạn bộ “Đại Việt Sử kí” (1272) + Quân sự, y học, KHKT cũng đạt nhiều thành tựu . - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. + Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô + Nghệ thuật chạm khắc tinh tế * Nhận xét: - Tình hình văn hóa, giáo dục, KHKT phát triển mạnh mẽ hơn thừi Lý - Để lại nhiều thành tựu có giá trị lớn, chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là quốc gia cường thịnh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 1 3 * Nguyên nhân bùng nổ: - Chế độ cai trị tàn ác, hà khắc của nhà Minh-> khủng hoảng xã hội sâu sắc, nhân dân lầ than, điêu đứng. - Tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. Với lòng yêu nước và tự hào dân tộc, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh. * Đặc điểm: - Phong trào khởi nghĩa nổ ra sớm. - Các cuộc khởi ngĩa diễn ra liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp vì thế đều thất bại * Nguyên nhân thất bại: - Tuy bước đầu giành được một số tháng lợi nhưng thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung - Thiếu đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ lãnh đạo mâu thuẫn... 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 5. Đánh giá, nhận xét giờ kiểm tra: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Hướng dẫn học ở nhà: - Nghiên cứu và trả lời câu hỏi sgk bài 13: “ Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII _____________________________________________ Ngày dạy: 7A: 04/01/2017 7B:...../01/2017 7C:...../01/2017 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418- 1427) TIẾT 37: I .THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ(1418 – 1423) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp Hs nắm được những nét chính về diễn biến khởi nghĩa Lam sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa 2. Tư tưởng: - Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam sơn. - Giáo dục Hs lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. - Bồi dưỡng cho Hs tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện cho Hs kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ Khởi nghĩa Lam sơn. 2. HS: Nghiên cứu bài, chuẩn bị phương án trả lời. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Gv giới thiệu. Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Gv: Tóm tắt tiểu sử Lê Lợi? Hs: ... Gv: Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Lam sơn?( Lê lợi đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa)? Gv: Vì sao gọi là khởi nghĩa Lam sơn? Hs: .... Gv: kể chuyện giai thoại về những lá cây có chữ "Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần" Gv: Vì sao Lê Lợi lại chọn Lam sơn làm căn cứ khởi nghĩa? Hs: ..... Gv: Hội thề Lũng Nhai được tổ chức ở đâu? Với mục đích gì? Hs: ... Gv: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? Hs: ... Gv kết luận và giải thích 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: - Đầu năm 1416, bộ chỉ huy đầu tiên được thành lập ( Gồm 18 người, làm lễ thề ở Lũng Nhai) - Đầu năm 1418(mùng 2 tết ), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơn và tự xưng là Bình Định Vương Hoạt động 2: Tìm hiểu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn Gv: Trong những năm đầu khởi nghĩa nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì? Hs: .... Gv: Vì sao quân Minh không tiêu diệt được nghĩa quân trong những lúc khó khăn như vậy? Hs: .... Gv: Khó khăn lớn nhất nghĩa quân gặp phải vào cuối năm 1421 là gì? Giải pháp của Lê Lợi? Hs: ... Gv: Vì sao quân Minh chấp nhận việc giảng hoà? Kết quả? Hs: .... Gv: tổ chức Hs thảo luận ?. Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn? Hs: .... Gv kết luận 2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam sơn: - Lực lượng ban đầu còn yếu, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan - Nhiều lần bị giặc bao vây, nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh, nghĩa quân sống rất khó khăn, thiếu lương thực Mùa hè năm 1423 Lê Lợi tạm hoà với giặc. 3. Củng cố bài: - Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418- 1423 - Tại sao quân Minh mạnh mà phải chấp nhận tạm hào hoãn. 4. Hướng dẫn tự học: - Học bài, làm bài tập 1,2,3 - Nghiên cứu mục II và chuẩn bị phương án trả lời thao câu hỏi Sgk 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12342829.doc
Tài liệu liên quan