Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 41 - Bài 20: Nước đại Việt thời Lê Sơ (năm 1428 – 1527)

Chuyển ý: Để bảo vệ những chính sách đó nhà vua đã xây dựng bộ máy pháp luật như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần 3.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về luật pháp nhà Lê Sơ (12’)

- Yêu cầu HS đọc mục 3 sách giáo khoa trang 96.

- Hỏi: Vua Lê đã xây dựng luật pháp như thế nào?

- Mở rộng: Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, thể hiện bước phát triển mạnh mẽ trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Luật pháp thời Lê Sơ do đó có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

- Hỏi: Nội dung của bộ luật này là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 41 - Bài 20: Nước đại Việt thời Lê Sơ (năm 1428 – 1527), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn dạy: Lịch sử Ngày soạn: 28/12/2017 Lớp dạy:7H, 7A Ngày dạy: 13/1/2018 Tiết 41: Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức: - Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê Sơ và những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. - So sánh với thời Trần để chứng minh thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo trật tự xã hội. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở thời kỳ lịch sử (thời Lê Sơ) cho học sinh. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. - Bảng phụ vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và bảng phụ ghi bài tập. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa và vở ghi. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp phân tích - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp nêu vấn đề IV. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC: - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp - Năng lực tự học - Năng lực tự giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy, sáng tạo V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Dẫn vào bài mới: (1’) Hoàn thành nhiệm vụ vệ quốc, đất nước sạch bóng quân thù Lê Lợi lên ngôi vua bắt tay xây dựng chính quyền, quân đội, pháp luật để ổn định đất nước.Công cuộc đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy chính quyền (14’) - Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa trang 94. - Hỏi: Em hãy cho biết bộ máy chính quyền thời Lê Sơ gồm mấy bộ phận? - Hỏi: Mỗi bộ phận được tổ chức như thế nào? - Treo bảng phụ sơ đồ bộ máy tổ chức thời Lê Sơ hoàn chỉnh. - Treo sơ đồ bộ máy tổ chức nhà Trần: * Trung ương: Vua - Thái Thượng Hoàng Quan võ Quan văn Thái y viện Tôn nhân viện Quốc sử viện * Địa phương: Lộ, phủ Huyện Hương, xã và hỏi: Dựa vào sơ đồ tổ chức nhà nước, em hãy so sánh bộ máy chính quyền thời Lê Sơ với thời Trần có gì khác nhau? - Mở rộng về các bộ: + Bộ Lại: Giữ việc quân tước, bổ nhiệm chức vụ. + Bộ Hộ: Trông coi việc ruộng đất cống nạp. + Bộ Lễ: Giữ việc lễ nghĩa trang phục. + Bộ Binh: Quân sự. + Bộ Hình: Luật lệ, pháp luật. + Bộ Công: Coi việc xây dựng, thổ mộc. - Rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ: Sự hoàn chỉnh được biểu hiện qua việc phân chia các bộ hành chính trong nhà nước. => Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh. - Chỉ lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ – hình 44 (SGK trang 95) 13 đạo được chia dọc đất nước. - Đọc - Gồm 2 bộ phận Trung ương (Triều đình) và địa phương. - Trung ương: + Đứng đầu là vua – nắm mọi quyền hành. + Giúp vua là các quan đại thần. + Có 6 bộ. + Một số cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. - Địa phương + Thời Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông chia làm 5 đạo. + Thời Lê Thánh Tông chia làm 13 đạo thừa tuyên. Có 3 ti phụ trách ba mặt khác nhau. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã. - Thời Lê sơ các bộ phận trong các nhà máy cụ thể hơn quyền hạn của vua được thể hiện ngày càng cao các cơ quan giúp việc cho vua ngày càng được sắp xếp quy của đầy đủ. - Nhà Trần bộ máy phong kiến tập quyền chưa đầy đủ và hoàn thiện bằng mới chỉ quy định chung chung. - Quan sát lược đồ 1. Tổ chức bộ máy chính quyền * Trung ương: Vua Lại Hộ Lễ Binh HìnhCông Ngự sử đài Quốc sử viện Hàn lâm viện * Địa phương: Xã Huyện (Châu) Phủ 13 đạo Đô ti Hiến ti Thừa ti Chuyển ý: Bên cạnh bộ máy hành chính hoàn thiện thì tổ chức quân đội thời Lê Sơ Như thể nào? Chúng ta sang phần 2. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức quân đội (13’) - Yêu cầu HS đọc mục 2 sách giáo khoa trang 96. - Hỏi: Nhà Lê Sơ đã tổ chức quân đội như thế nào? Có mấy bộ phận? - Quân đội sử dụng vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Hằng năm quân lính được luyện võ nghệ, chiến trận thường xuyên và vùng biên giới đều có bố trí canh phòng khắp nơi. - Mở rộng: Chính sách “Ngụ binh ư nông” thời Lê Sơ giống triều đại nhà Lý có nghĩa là gửi binh lính trong nhà nông khi không có giặc ngoại xâm và hằng năm đến kỳ luyện tập thì lên đường nhập ngũ, luyện tập xong lại quay về làm ruộng, còn một số giữ lại trong quân đội thực hiện nhiệm vụ cần thiết như canh giữ biên giới, bảo vệ cung vua,... - Hỏi: Nhà Lê Sơ quan tâm phát triển quân đội ra sao? - Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ in nghiêng và hỏi: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước? - Đọc - Quân đội tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. - Có 2 bộ phận chính: Quân triều đình và quân địa phương. Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi. - Quyết củng cố quân đội bảo vệ đất nước, thực hiện các chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù, đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đôi với người dân trừng trị thích đáng những kẻ bán nước. 2. Tổ chức quân đội - Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”. - Quân đội có 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương. Chuyển ý: Để bảo vệ những chính sách đó nhà vua đã xây dựng bộ máy pháp luật như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần 3. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về luật pháp nhà Lê Sơ (12’) - Yêu cầu HS đọc mục 3 sách giáo khoa trang 96. - Hỏi: Vua Lê đã xây dựng luật pháp như thế nào? - Mở rộng: Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, thể hiện bước phát triển mạnh mẽ trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Luật pháp thời Lê Sơ do đó có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. - Hỏi: Nội dung của bộ luật này là gì? - Hỏi: Em có nhận xét gì về Luật Hồng Đức so với Quốc triều hình luật của thời Trần? - Đọc - Thời nhà Lê các vua thay nhau xây dựng các đạo luật nhưng đến thời Lê Thánh Tông thì xây dựng bộ luật “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). - Nội dung bộ luật (SGK trang 96). + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của phụ nữ. - Tiến bộ hơn. Bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ => Đây được xem là điều tiến bộ nhất của bộ luật. Lần đầu tiên người phụ nữ có quyền lợi, có địa vị trong xã hội, nâng cao vai trò của người phụ nữ. 3. Luật pháp - Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). - Nội dung chính: + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của phụ nữ. 4. Củng cố: (3’) - GV nhắc lại cho HS về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. - GV treo bảng phụ ghi yêu cầu bài tập. Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng 1. Thời Lê Sơ, nước ta chia làm mấy đạo? A. 6 đạo B. 7 đạo C. 12 đạo D. 13 đạo 2. Vũ khí thời Lê sơ gồm những gì? A. Đao, kiếm B. Đao, kiếm, cung tên C. Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng D. Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo 3. Điểm tiến bộ trong luật pháp thời Lê sơ? A. Bảo vệ quyền lợi Vua và giai cấp thống trị. B. Bảo vệ quyền lợi phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng nam nữ. C. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp, trật tự xã hội HS lên làm bài tập => HS nhận xét GV nhận xét: 1. D; 2. D; 3. B 5. Dặn dò: (1’) - Học bài 20 mục I và chuẩn bị trước bài 20 mục II.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 20 Nuoc Dai Viet thoi Le so 1428 1527_12431781.docx
Tài liệu liên quan