Giáo án Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Hàm Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức :

 - Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào

 - Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc

 - Tổ chức bộ máy chính quyền PK

 - Những đặc diểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc

2.Tư tưởng:

- H hiểu rõ TQ là một quốc gia PK lớn mạnh điển hình ở phương đông thời cổ đại, một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

3.Kĩ năng:

- Bước đầu biết vận dụng tư duy để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu về văn hoá, từ đó rút ra bài học LS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.

 

doc149 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Hàm Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, cái tên Quảng Bình có từ đó. 2. Quảng Bình từ năm 1832 đến nay - Năm 1832, vua Minh Mạng cải cách HC cho TL tỉnh QB với địa giới tương đương ngày nay. - Cuối thế kỷ XIX cho đến trước năm 1945, QB có hai phủ, ba huyện... - Sau Cách mạng tháng Tám, Quảng Bình có 5 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới - Năm 1965 tách huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa cho đến tháng 9 – 1975. - Ngày 16 tháng 6 năm 1976 hợp nhất Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình - Trị - Thiên - Bắt đầu từ đây có sự sát nhập một số huyện ở Quảng Bình cũ: huyện Lệ Ninh (Quảng Ninh và Lệ Thủy), huyện Tuyên Minh (Tuyên Hóa và Minh Hóa). - Ngày 1-7-1989 Trung ương Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh về địa giới cũ. Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh. - Ngày 12-12-2004 thị xã Đồng Hới được Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành Thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh. - Hiện nay (2011) toàn tỉnh có 7 huyện, TP 159 xã, phường, thị trấn. 3. Củng cố bài học: - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Tìm hiểu Lịch sử địa phương. - CBB: ôn tập IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 11/12/2017 Ngày dạy: 15 /12/2017 Tiết 33: Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản thời Lý- Trần Hồ. - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý-Trần-Hồ. 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước , niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 3.Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ, quan sát tranh ảnh, lập bảng thống kê. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống, Mông- Nguyên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Ôn tập 1. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý- Trần. Các cuộc k/chiến Chống Tống Mông Cổ lần I Mông Nguyên II Mông Nguyên III Triều đại Lý Trần Trần Trần Thời gian 10/1075-3/1077. 1/1258-29/1/1258. 1/1285-6/1285 12/1287-4/1288. Đường lối kháng chiến Giai đoạn 1 Tiến công, tự vệ Giai đoạn 2: Xây dựng phòng tuyến phản công. Xây dựng vườn không nhà trống. Vừa đánh vừa lui phản công. Xây dựng vườn không nhà trống. Vừa đánh vừa lui, P/ công. Rút lui bảo toàn lựclượng. Mai phục. Kết thúc chiến tranh. Gương k/chiến Lý Thường Kiêt. Đông đảo quần chúng nhân dân Trần Thủ Độ Trần Quốc Tuấn.. Đoàn kết quân dân Trần Quốc Tuấn. Trần Bình Trọng... Tạo sức mạnh. Trần Quốc Tuấn. TrầnKhánhDư... Toàn dân kháng chiến. Nguyên nhân thắng lợi Tinh thần k/ chiến nhân dân người lãnh đạo giỏi, cách đánh giặc độc đáo. Tinh thần k/ chiến tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, phản công. Nhân dân tham gia già, trẻ, bô lão. Sự chuẩn bị chu đáo.... Lấyyếu/mạnh, ít /nhiều. Đoàn kết... dân ... gốc. Ý nghÜa lÞch sö Gi÷ v÷ng ®éc lËp, qu©n Tèng tõ bá méng x©m l¨ng. Cæ vò ®éng viÖn tinh thÇn k/ chiÕn cña nh©n d©n. T¹o nªn trang sö vÎ vang .... Lµm cho kÎ thï bá méng x©m l¨ng. 2. Nước Đại Việt thời Lý-Trần- Hồ đã đạt được những thành tựu gì nổi bật. Nội dung Thời Lý Thời Trần Kinh tế - Nông nghiệp: Ruộng đất do nhà nước quản lí, vua tổ chức cày tịnh điền, khai hoang, đắp đê... - Thủ công nghiệp: Phát triển mạnh gốm, dệt, đúc đồng... Xưởng thủ công nhà nước phát triển nghề dệt trong nhân dân, chùa chiền xây dựng nhiều nơi. - Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán với nước ngoài. - Ruộng công làng xã chiếm ưu thế khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng S ruộng đất tư, ruộng phong cấp, mua bán tặng -> địa chủ đông lên . Nô tì đông đảo-> thấp kém. - Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp nhà nước và các nghề truyền thống trong nhân dân phát triển. Nghề mới đóng tàu, chế tạo vũ khí. - Thương nghiệp: Trung tâm Thăng Long, Vân Đồn giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài. Văn hoá Đạo phật được mở rộng sư giỏi được trọng dụng, nhân dân thích ca hát, nhảy múa, tổ chức lễ hội trong những ngày tết, gặt... Tín ngưỡng cổ truyền phát triển nho giáo được trọng dụng. Giáo dục - 1075 Xây dựng văn miếu quốc tử giám. - 1076 mở khoa thi chọn nhân tài-> trường đại học. -Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. - Trường học ở nhiều nơi. - Tổ chức các kì thi thường xuyên hơn để tuyển người tài, lập quốc sử viện. Lê Văn Hưu - Đai Việt sử kí gồm 30 quyển (1272), là bộ sử đầu tiên của nước ta. Nghệ thuật khoa học Chùa một cột tháp báo thiên, tượng phật Adiđà -> công trình nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Y học , quân sự, kiến trúc tháp Phổ Minh - Nam Định, tác phẩm binh thư yếu lược... Vạn kiếp tông bí truyền thư. 3. Củng cố: (?) Kể tên và thời gian các cuộc xâm lược thời Lí – Trần. 4. Hướng dẫn: - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Soạn bài 18 IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 14/12/2017 Ngày dạy: 19 /12/2017 CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ Tiết 34: Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Thấy rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xungquanh trước hết là Đại Việt. - Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của qúy tộc Trần. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngôi, Trần Duy Kháng. 2.Tư tưởng: - Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. - Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, học tập những tấm gương anh hùng. 3.Kĩ năng: - Lược thuật các sự kiện lịch sử. - Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG ? Vì sao quân Minh lại xâm lược nước ta? ? Vậy nguyên nhân chính là gì? Dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến. ? Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng? G:Kết luận. - Vì không được nhân dân ủng hộ không phát huy được sức mạnh dân tộc. “Tôi không sợ đánh, mà chỉ sợ lòng dân không theo” - câu nói của Hồ Nguyên Trừng. “Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gôc”. G: Sau khi lật đổ nhà Hồ quân Minh đã xây dựng bộ máy cai trị trên đât nước ta. ? Em hãy nêu những chính sách chính trị của quân Minh? ? Về kinh tế chúng đề ra chính sách gì? ? Chúng thi hành những chính sách văn hoá như thế nào? ? Em có những nhận xét gì về các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta? -Thâm độc, tàn bạo... GV: Nguyễn Trãi từng kể tội ác của giặc Minh “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ Dối trời lừa trên dủ muôn vàn kế. ...Độc ác thay Trúc Lam Sơn không ghi hêt tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi... ? Những chính sách của nhà Minh nhằm mục đích gì? - Đồng hóa nhân dân ta G:Ngay sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt cuộc kháng chiến chống Minh của nhân dân ta diễn ra khắp nơi tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần. G:Dùng lược đồ gt. Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần được lập làm minh chủ. ? Vì sao cuộc khởi nghĩa bị thất bại? - Mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ ? Cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần có ý nghĩa gì? - Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? Em hãy trình bày lại diễn biến của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. 1.Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. - Quân Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi vua Trần -> xâm lược ta. - 11/1406, 20 vạn Minh- Trương Phụ xâm lược nước ta. - Chúng đánh: Lạng Sơn, Đa Bang, Đông Đô, Tây Đô. - 6/1407 Cha con Hồ Quý Ly bị bắt. 2. Chính sách cai trị của nhà Minh. - Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận sát nhập vào Trung Quốc. - Kinh tế: + Đặt hàng trăm thứ thuế. + Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì - Văn hoá: + Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân. + Xoá bỏ phong tục, tập quán. + Đốt sách quý... 3.Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần. a.Khởi nghĩa Trần Ngỗi. - 10/1407 Trần Ngỗi làm minh chủ . - 12/1408 Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô. - Nội bộ mâu thuẫn-> 1409 nghĩa quân bị đánh tan Trần Ngỗi bị bắt. b.Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng. - 1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá. - 1413 Khởi nghĩa bị dập tắt. 3. Củng cố: (?) Nguyên nhân xâm lược của nhà Minh. (?) Hãy nêu những chính sách cai trị của nhà Minh. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - Tiết sau ôn tập. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/12/2017 Ngày dạy: 22 /12/2017 TIẾT 35: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Giáo viên giúp hócinh hệ thống lại phần kiến thức lịch sử Việt Nam mà các em đã được học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV. 2.Tư tưởng: - Giáo dục thái độ học tập đúng đắn, sự yêu ghét sự đánh giá khách quan các sự kiện lịch sử và niềm tự hào dân tộc. 3.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng hệ thống kiến thức lịch sử. Kĩ năng nhớ sự kiện lịch sử thông qua các bài tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Ôn tập: GV: Y/c HS lập bảng thống kê :các triều đại phong kiến từ thế kỉ X-XIV, thời gian, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại đó, gương tiêu biểu. - Chia 4 nhóm thảo luận - Các nhóm lên báo cáo kết quả Triều đại thời gian Kháng chiến Gương tiêu biểu Thành tựu văn hoá, khoa học Lĩnh vực kinh tế Ngô 938-968 Kháng chiến chống Nam Hán 938 Ngô Quyền - Đặt nền móng cho nền độc lập. - Đặt ra những quy định - Chú trọng kinh tế nông nghiệp, đê điều... Đinh 968-979 Dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh - Tiếp tục xây dựng cải cách chính quyền trung ương. Ruộng đất làng xã là chủ yếu. - Xây cung điện, đúc tiền. - Kinh đô Hoa Lư. Tiền Lê 979-1009 Kháng chiến chống Tống 981 Lê Hoàn - Ruộng thuộc sở hữu làng xã nhân dân nhận ruộng nộp tô thuế. -Vua tổ chức cày tịnh điền. - Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước. - Dựng kinh đô Hoa Lư tráng lệ. - Giáo dục chưa phát triển. - 1 số nhà sư mở lớp học. Lý 1009-1225 Kháng chiến chống Tống 1075;1076;1077 Lý Công Uốn Lý Thường Kiệt - Ruộng sở hữu của vua nhân dân được chia ruộng đất công- nộp tô thuế. + Ruộng đất được chia cho con cháu. + Ruộng lấy làm nơi thờ phụng xây chùa. + Khuyến khích khai hoang phát triển, đào kênh, mương. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển - 1070 Xây dựng Văn Miếu. - 1075 Mở khoa thi đầu. - 1076 Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên nước ta. - Đạo phật rất phát triển, các nhà sư được trọng dụng. - Kiến trúc: Chùa Một cột. + Rồng thời Lý-> nét độc đáo nền văn hoá Thăng Long. Trần 1226-1400 Kháng chiến chống Mông Cổ 1258. Kháng chiến chống Mông- Nguyên 1285 Kháng chiến chống Mông- Nguyên lần III (1287-1288). Trần thủ Độ. Trần Hưng Đạo Trần Khánh Dư Trần Nguyên Đán Trần Bình Trọng... Thầy giáo Chu Văn An Sử học Lê Văn Hưu Thầy thuốc Tuệ Tĩnh. - Kinh tế nông nghiệp: Khẩn hoang, mở rộng S, đắp đê . ->Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp kinh tế phát triển nhanh chóng. - Thủ công nghiệp phát triển nhiều ngành nghề. tổ chức nhà nước, tổ chức truyền thống ->làng nghề, phường nghề. - Thương nghiệp: Hoạt động tấp nập chợ mở ở nhiều nơi, chợ Vân Đồn, trung tâm TL sầm uất. Trao đổi với nước ngoài. - Tín ngưỡng, phong tục cổ truyền phổ biến, đạo phật rất phát triển. - Nho giáo phát triển. - Văn học chữ Hán, Nôm có tác phẩm: Hịch tướng sĩ Phò giá về kinh. Phú sông Bạch Đằng. - Tổ chức thi thường xuyên. - Đề ra cơ quan chuyên viết sử . - Y học, khoa học. +Súng thần cơ . - Kiến trúc: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô. Hoàng Thành... 3. Củng cố: Kể tên và thời gian tồn tại của các triều đại PK VN trong CT LS 7. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Thi học kì I IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 21/12/2017 Ngày kiểm tra: 26/12/2017 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiểm tra phần Lịch sử Việt Nam trung đại (chương II, III) - Đánh giá đúng việc học bài và tiếp thu kiến thức của học sinh qua kiểm tra. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng viết bài của học sinh. - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, độc lập trong khi làm bài. II. MA TRẬN: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TC TL TL TL Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (Thế kỉ XIII) Hiểu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Biết đánh giá nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Sự suy sup của nhà Trần cuối thế kỉ XIV Nắm được những chính sách của nhà Hồ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ :% 1 3.0 30 1 3.0 30 1 4.0 40 3 10đ 100 III. ĐỀ 01: Câu 1:(4,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Câu 2:(3,0 điểm) Nêu những biện pháp cải cách về chính trị, kinh tế của Hồ Quý Ly. Câu 3 :(3,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ 7 Câu 1: 4,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: - Được sợ ủng hộ nhiệt tình của toàn thể dân tộc Đại Việt (triều đình đưa ra nhân dân ủng hộ, thực hiên chính sách vườn không nhà trống, tự vũ trang đánh giặc -> làm cho chúng lâm vào tình trạng thiếu lương thực do vậy chúng ta dể đối phó ) - Trong cả ba lần chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến (về vũ khí, lương thực, quân đội được tập trận rèn luyện và được cổ vũ cả về tinh thần) - Đoàn kết trong nội bộ của bộ chỉ huy quân sự nhà Trần(Trần Kháng Dư và Trần Quốc Tuấn) Đặc biệt là Trần Quốc Tuấn nhà lí luận tài ba ông là tác giã của các cuốn sách nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sỉ và là người có công to lớn trong cuộc kháng chiến lầm hia và lần 3 - Tinh thần hy sinh quyết chiến của quân dân Đại Việt, sáng tạo trong cách đánh của nhân dân ta Cách đánh đó là lấy yếu chống mạnh, rồi đánh vào chổ yếu của giặc, biết phát huy chổ mạnh buộc địch từ thế chủ động sang thế bị động rồi thất bại hoàn toàn. Câu 2: 3,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: - Về xã hội + Hạn chế việc nuôi nô tỳ của các vương hầu quí tộc quan lại - Về văn hoá giáo dục + Các nhà sư trên 50 tuổi mới được hoàn tục + Dịch sách chữ hán ra chữ Nôm + Sữa chữa lại chế độ thi cử học hành - Về quân sự + Tăng cường củng cố quốc phòng ổn định vùng biên cương của tổ quốc Câu 3: 3,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên - Bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ và chủ quyền của dân tộc đánh bại một kẻ thù mạnh nhất chưa từng có lúc bấy giờ - Năng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân - Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống của một nước nhỏ đã đánh bại một nước lớn đã nhiều lần đến xâm lược. - Để lại nhiều bài học quí báu cho dân tộc Việt Nam đó là củng cố khối đoàn kết dân tộc thành một khối. - Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam. II. MA TRẬN: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TC TL TL TL Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075- 1077) Hiểu ý nghĩa lịch sử của của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (Thế kỉ XIII) Biết đánh giá nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Sự suy sup của nhà Trần cuối thế kỉ XIV Nắm được những chính sách của nhà Hồ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ :% 1 3.0 30 1 3.0 30 1 4.0 40 3 10đ 100 III. ĐỀ 02: Câu 1 : (4,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Câu 2: (3,0 điểm) Nêu những biện pháp cải cách về xã hội, văn hoá giáo dục và quân sự của Hồ Quý Ly. Câu 3 :(3,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ 7 Câu 1: 4,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: - Được sợ ủng hộ nhiệt tình của toàn thể dân tộc Đại Việt (triều đình đưa ra nhân dân ủng hộ, thực hiên chính sách vườn không nhà trống, tự vũ trang đánh giặc -> làm cho chúng lâm vào tình trạng thiếu lương thực do vậy chúng ta dể đối phó ) - Trong cả ba lần chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến (về vũ khí, lương thực, quân đội được tập trận rèn luyện và được cổ vũ cả về tinh thần) - Đoàn kết trong nội bộ của bộ chỉ huy quân sự nhà Trần(Trần Kháng Dư và Trần Quốc Tuấn) Đặc biệt là Trần Quốc Tuấn nhà lí luận tài ba ông là tác giã của các cuốn sách nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sỉ và là người có công to lớn trong cuộc kháng chiến lầm hia và lần 3 - Tinh thần hy sinh quyết chiến của quân dân Đại Việt, sáng tạo trong cách đánh của nhân dân ta Cách đánh đó là lấy yếu chống mạnh, rồi đánh vào chổ yếu của giặc, biết phát huy chổ mạnh buộc địch từ thế chủ động sang thế bị động rồi thất bại hoàn toàn. Câu 2: 3,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: - Về chính trị : + Đổi tên đơn vị hành chính ; Cải tổ hàng ngũ võ quan + Cử các quan về xem xét tình hình ở các địa phương về cuộc sống của người nông dân - Về kinh tế: + Phát hành tiền giấy, thay thế tiền đồng + Ban hành chính sách hạn điền + Qui định lại thuế đinh thuế ruộng Câu 3: 3,0 điểm: Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: + Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống xâm lược. + Tống từ bỏ mộng xâm lược. + Củng cố nền độc lập tự chủ dân tộc. Ngày soạn:07/01/2018 Ngày dạy:09/01/2018 Tiết 37: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước. - Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa. 2.Tư tương: - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trãi. 3.Kĩ năng: - Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét, chữa bài kiểm tra học kỳ. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi. G:Ông nói “ ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc”. G:Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa người tìm đến tham gia với nghĩa quân và trở thành quân sư tài ba cho cuộc khởi nghĩa đó là Nguyễn Trẫi. ? Nguyễn Trãi là người như thế nào? G:Là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành Đông Quan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn. ? Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân ở đâu? ? Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn- Thanh Hoá? G:Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, noi có địa thế hiểm yếu, ... ? Vì sao hào kiệt khắp nơi về tụ nghĩa?. ? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của nghĩa quân lúc đó?. G:Cơm ăn sớm tối không đủ hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính chỉ có vài ngàn, khí giới chỉ một tay không. G:Giặc bao vây quyết bắt chủ tướng Lê Lai cải trang+ 500 quân cảm tử cứu chúa. ? Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh cứu chúa của Lê Lai? G: Kể về gđ Lê Lai để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi phong ông là công thần hạng nhất và căn dặn con cháu trước khi làm giỗ cho Lê Lợi phải làm giỗ cho Lê Lai trước vì vậy sau này nhân dân có câu: 21 Lê Lai 22 Lê Lợi. . ? Trong lần rút lên núi Chí Linh lần 3 quân ta đa gặp khó khăn gì? - Nghĩa quân ăn măng tre, dễ củ lương thảo cạn kiệt, giết cả voi, ngựa chiến -> Khó khăn. ? Tại sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn? - Chấp nhận hoà để dụ dỗ, mua chuộc Lê Lợi ? Em hãy sử dụng lược đồ giới thiệu những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu. 1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. - Lê Lợi là người yêu nước thương dân, có uy tín lớn - Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao giàu lòng yêu nước, thương dân. - Năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai - Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương 2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. - Những năm đầu: Lực lượng yếu thiếu lương thực, khí giới. -> Giặc bao vây, tấn công -> rút lên núi Chí Linh lần 1 . - 1421, 10 vạn quân Minh lại tấn công -> rút lên núi lần 3. - 5/1423 Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh. - Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công. -> Cuộc khởi nghĩa từ đây bước sang một giai đoạn mới. 3. Củng cố bài học: (?) Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn – Thanh Hoá để khởi nghĩa? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước mục II SGK IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:14/01/2018 Ngày dạy:17/01/2018 Tiết 38 Bài 19:CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN II.GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Những nét chue yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1425. - Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này. - Từ chỗ bị động, đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá, nghĩa quân đã đi đến chỗ làm chủ cả một vùng rộng lớn miền Trung và bao vây thành Đông Quan. 2.Tư tưởng: - Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào dân tộc. 3.Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử. - Nhận xét các nhân vật lịch sử qua cuộc khởi nghĩa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (?) Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1823. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng G: Sau thời gian hoà hoãn giặc trở mặt tấn công. Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An. ? Nguyễn Chích là người như thế nào? Vì sao ông đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? G: Nguyễn Chích là người yêu nước, quê Nghệ An thông thạo đường lối, đất rộng, người đông, giàu truyền thống, sự ủng hộ của nhân dân... G:Dùng lược đồ giới thiệu. “Miền Trà Lân trúc trể tro bay”. ? Em có nhận xét gì về những thắng lợi của quân ta? ->Ta thắng liên tiếp, kế hoạch Nguyễn chích là đúng đắn, hợp lí. ?Em có nhận xét gì kế hoạch Nguyễn Chích ? ? Em hãy trình bày tóm tắt chiến thắng của Nghĩa quân Lam Sơn từ 10/1424-> 8/1425. Đạo 1 –Giải phóng tây Bắc. Đạo 2- giải phóng s. Nhị Hà. Đạo 3- tiến ra Đông Quan. ? Cả 3 đạo quân có nhiệm vụ gì? ? Cuộc tiến công ra Bắc đạt kết quả như thế nào? ? Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân ta trong khởi nghĩa. 1.Giải phóng Nghệ An 1424 * Kế hoạch Nguyễn Chích: - Chuyển quân từ Thanh Hoá vào Nghệ An. - 12/10/1424 tập kích đồn Đa Căng . - Hạ thành Trà Lân, Khả Lưu (sôngLam). - Tiến vào Nghệ An. - Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu-> Thanh Hoá. -> Giặc cố thủ trong thành. 2.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá 1425 - 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân ở Nghệ An-> Tân Bình. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. - Như vậy sau 10 tháng từ 10/1424->8/1425 ta giải phóng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá, giặc cố thủ chờ chi viện. 3.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động - 9/1426 Lê Lợi quyết định tiến ra Bắc chia 3 đạo. - Nhiệm vụ: Vây đồn, giải phóng đất đai, chặn viện binh. ->Thành lập chính quyền. - Kết quả: Ta thắng nhiều trận lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan 3. Củng cố bài học: (?) Em hãy trình bày tóm tắt chiến thắng của Nghĩa quân Lam Sơn từ 1424-> 1426 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - CBB: Đọc trước mục III SGK IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:16/01/2018 Ngày dạy:22/01/2018 Tiết 39: Bài 19:CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thăng Tôt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang. - Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2.Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta thế kỉ XV. 3.Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ, học diễn biến theo lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động; Chi Lăng- Xương Giang.( Có ở thiết bị) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (?) Em hãy trình bày chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - Với 5 vạn viện binh lực lượng giặc ở Đông Quan lên đến 10 vạn để giành thế chủ động. Địch chia quân 2 cánh trước + sau Cao Bộ. G:Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của giặc ta đặt phục binh ở Tôt Động- Chúc Động... -Vương Thông rút về Đông Quan cố thủ. “Ninh Kiều máu chảy thành sông... Tôt Động thây phơi đầy nội...” ? Em hãy cho biết trận Tốt Động- Chúc Động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12394469.doc
Tài liệu liên quan