Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

*Hoạt động 1: Đàm thoai/ trực quan/thảo luận

Mục tiêu : Biết được hoàn cảnh, nội dung và kết quả , ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị

GV cho HS tìm hiểu SGK và quan sát lược đồ, trả lời những nội dung sau :

Cho biết 1 vài nét về đặc điểm tự nhiên của nước này.

(4 đảo chính , nghèo tài nguyên , là nước phong kiến nông nghiệp)

GV bổ sung: Ở đông bắc châu Á, 4 đảo chính (Hốc-cai-đô, Hôn-xu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu), diện tích 374.000 km2, nằm ở vòng cung núi lửa và luôn xảy ra động đất, nghèo tài nguyên thiên nhiên nhân dân Nhật luôn phải vật lộn để tồn tại.

 Nước Nhật cuối XIX có đặc điểm gì giống với các nước Châu Á nói chung ?

 Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật?

 (hoặc duy trì phong kiến mục nát, hoặc canh tân đất nước => Minh Trị chọn canh tân đất nước)

 Khi đó Nhật Bản đã lựa chọn như thế nào ?

-Yêu cầu HS quan sát H 47(SGK)

 Nêu những hiểu biết của em về Thiên hoàng Minh Trị ?

HS trả lời

GV :Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) .11/1867 lên ngôi khi mới 15 tuổi, thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế, biết dùng người.1868 ông ra lệnh truất quyền của Sô-gun, thành lập chính quyền mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ lấy hiệu là Minh Trị (sự cai trị sáng suốt)

 Nội dung chủ yếu của cuộc Duy tân Minh Trị ?

(SGK - chữ in nghiêng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS thảo luận

Nhóm 1

Em có nhận xét gì về nội dung cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị ?

Đại diện nhóm nêu được:Cải cách tiến bộ, cải cách rất toàn diện, trên nhiều lĩnh vực, cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

Nhóm 2

Cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị có những ưu điểm và hạn chế gì?

Đại diện nhóm nêu được:

+ Ưu điểm: Những cải cách này đã khiến kinh tế Nhật -Bản phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX biến Nhật Bản từ 1 nước phong kiến trở thành 1 nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi việc trở thành 1 thuộc địa.

+ Hạn chế:Tuy xoá bỏ những hạn chế PK mở đường cho CNTB phát triển, tiếp thu nền văn minh Phương Tây nhưng chính quyền và chỉ huy quân đội vẫn nằm trong tay quý tộc và võ sĩ.

GV bổ sung và nhận xét

 

HS quan sát H 48(SGK)

 H 48 cho ta biết điều gì ?

-Sự phát triển của đất nước Nhật Bản

Cuộc cải cách đem lại kết quả gì đối với đất nước Nhật Bản?

HS thảo luận trả lời

Vì sao Nhật không bị biến thành thuộc địa ?

(Do cải cách Duy tân Minh Trị .)

- Liên hệ thực tế Việt Nam.

Từ cuộc Duy tân Minh Trị, Việt Nam trong thời kì đổi mới và mở cửa rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?

-Tiến hành cải cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

 -Mở rộng quan hệ với các nước, không phân biệt đối xử

-Đầu tư cho giáo dục, chú trọng phát triển KHKT.

- Tầm nhìn chiến lược.

 

Cho biết tính chất cuộc Duy tân Minh Trị.

(cách mạng tư sản Nhật do liên minh tư sản quý tộc tiến hành “từ trên xuống” dưới hình thức 1 cuộc cải cách xã hội, có nhiều hạn chế => Nhật TBCN)

 Cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào ?

Hãy so sánh cuộc Duy tân Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản Âu- Mĩ, cuộc CMTS ở Nhật có gì nổi bật?

GV nhận xét, bổ sung, KL

(Do liên minh quý tộc tiến hành, mở đường cho CNTB phát triển và chuyển sang giai đoạn CNĐQ)

 - *Kết luận: Nhờ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị đã mở đường cho CNTB phát triển, Nhật Bản trở thành nước công nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững được độc lập chủ quyền. I. Cuộc Duy tân Minh Trị

 

 

 

 

 

 

*Hoàn cảnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CĐ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng.

- Tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Nhật Bản

 

 

 

- 1/1868: Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Nội dung: (SGK/67)

- Kinh tế : thống nhất thị trường ,tiền tệ ,phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Chính trị, xã hội: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập CĐ quân chủ lập hiến.

-Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.

 

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu Phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Kết quả:

- Nhật từ nước phong kiến nông nghiệp - Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX NB trở thành nước tư bản công nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

 

 

 

 

 

*Ý nghĩa:

- Mở đường cho CNTB phát triển.

- NB trở thành nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Á, giữ vững được độc lập, chủ quyền.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2018 Tuần 9-Tiết 18  BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - HS biết được tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - Biết được nội dung, kết quả cuộc Duy tân Minh Trị. - Hiểu được tác dụng và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị. - Hiểu được những biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Vận dụng so sánh được cuộc Duy tân Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản khác đã học. - Vận dụng nhận xét về cuộc Duy tân Minh Trị. 2. Về tư tưởng - Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được : vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ. 3. Về kĩ năng - HS rèn kĩ năng đánh giá, phân tích và so sánh lịch sử. 4. Năng lực cần hình thành + Trình bày được được tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. + Trình bày được được nội dung, kết quả cuộc Duy tân Minh Trị. + Hiểu được tác dụng và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị. + Hiểu được những biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. + So sánh được cuộc Duy tân Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản khác đã học + Nhận xét về cuộc Duy tân Minh Trị. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Chuẩn bị của giáo viên - Máy chiếu - SGK, SGV + Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử THCS. - Lược đồ: Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI đến năm 1914và một số hình ảnh liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài tìm hiểu về: Thiên Hoàng Minh Trị và cuộc cải cách Mây-gi, quá trình Nhật Bản trở thành 1 nước đế quốc. - Khai thác kênh hình (SGK). III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trực quan, miêu tả, đàm thoại, thảo luận IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:  2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày về phong trào giải phóng dân tộc của ĐNA cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. + In- đô-nê-xi-a: - Là thuộc địa của Hà Lan và Bồ Đào Nha. - Nhiều tầng lớp nhân dân tham gia (trí thức, tư sản lãnh đạo). => Cuối thế kỉ XIX nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. - 1905 tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác,chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS (1920). +Phi-líp-pin: đấu tranh chống Tây Ban Nha, Mỹ. +Căm- pu -chia: khởi nghĩa ở A-cha-xoa, Pu-côm-pô (1866-1867) , có liên kết với VN gây nhiều khó khăn cho Pháp. + Lào: khởi nghĩa vũ trang ở Xa-va -na-khét. Khởi nghĩa vũ trang ở Bô-lô-ven lan sang VN gây khó khăn cho Pháp. + Việt Nam : phong trào Cần Vương (1885-1896), nông dân Yên Thế (1884-1913) gây nhiều khó khăn cho Pháp... => Phong trào phát triển mạnh mẽ, có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh. Nhưng đều bị thất bại. 3. Tiến trình bài học: A. Khởi động *GV giới thiệu bài mới: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước TB Phương Tây thì có 1 nước vẫn giữ được độc lập mà còn phát triển kinh tế nhanh chóng trở thành đế quốc chủ nghĩa. Quan sát 1 số hình ảnh, hãy: Những hình ảnh trên gợi cho em biết về đất nước nào ? Em có biết gì về đất nước đó không ? Hãy trình bày hiểu biết của em về đất nước đó? HS trả lời tùy mức độ khác nhau, GV tạo tình huống dẫn dắt HS vào bài mới B. Hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học *Hoạt động 1: Đàm thoai/ trực quan/thảo luận Mục tiêu : Biết được hoàn cảnh, nội dung và kết quả , ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị GV cho HS tìm hiểu SGK và quan sát lược đồ, trả lời những nội dung sau : Cho biết 1 vài nét về đặc điểm tự nhiên của nước này. (4 đảo chính , nghèo tài nguyên , là nước phong kiến nông nghiệp) GV bổ sung: Ở đông bắc châu Á, 4 đảo chính (Hốc-cai-đô, Hôn-xu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu), diện tích 374.000 km2, nằm ở vòng cung núi lửa và luôn xảy ra động đất, nghèo tài nguyên thiên nhiênà nhân dân Nhật luôn phải vật lộn để tồn tại. Nước Nhật cuối XIX có đặc điểm gì giống với các nước Châu Á nói chung ? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật? (hoặc duy trì phong kiến mục nát, hoặc canh tân đất nước => Minh Trị chọn canh tân đất nước) Khi đó Nhật Bản đã lựa chọn như thế nào ? -Yêu cầu HS quan sát H 47(SGK) Nêu những hiểu biết của em về Thiên hoàng Minh Trị ?  HS trả lời GV :Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) .11/1867 lên ngôi khi mới 15 tuổi, thông minh, dũng cảm, biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế, biết dùng người.1868 ông ra lệnh truất quyền của Sô-gun, thành lập chính quyền mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ lấy hiệu là Minh Trị (sự cai trị sáng suốt) Nội dung chủ yếu của cuộc Duy tân Minh Trị ? (SGK - chữ in nghiêng) HS thảo luận Nhóm 1 Em có nhận xét gì về nội dung cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị ? Đại diện nhóm nêu được:Cải cách tiến bộ, cải cách rất toàn diện, trên nhiều lĩnh vực, cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa Nhóm 2 Cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị có những ưu điểm và hạn chế gì? Đại diện nhóm nêu được: + Ưu điểm: Những cải cách này đã khiến kinh tế Nhật -Bản phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX biến Nhật Bản từ 1 nước phong kiến trở thành 1 nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi việc trở thành 1 thuộc địa.  + Hạn chế:Tuy xoá bỏ những hạn chế PK mở đường cho CNTB phát triển, tiếp thu nền văn minh Phương Tây nhưng chính quyền và chỉ huy quân đội vẫn nằm trong tay quý tộc và võ sĩ. GV bổ sung và nhận xét HS quan sát H 48(SGK) H 48 cho ta biết điều gì ? -Sự phát triển của đất nước Nhật Bản Cuộc cải cách đem lại kết quả gì đối với đất nước Nhật Bản? HS thảo luận trả lời Vì sao Nhật không bị biến thành thuộc địa ? (Do cải cách Duy tân Minh Trị.) - Liên hệ thực tế Việt Nam... Từ cuộc Duy tân Minh Trị, Việt Nam trong thời kì đổi mới và mở cửa rút ra được những bài học kinh nghiệm gì? -Tiến hành cải cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. -Mở rộng quan hệ với các nước, không phân biệt đối xử -Đầu tư cho giáo dục, chú trọng phát triển KHKT. - Tầm nhìn chiến lược... Cho biết tính chất cuộc Duy tân Minh Trị. (cách mạng tư sản Nhật do liên minh tư sản quý tộc tiến hành “từ trên xuống” dưới hình thức 1 cuộc cải cách xã hội, có nhiều hạn chế => Nhật TBCN) Cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào ? Hãy so sánh cuộc Duy tân Minh Trị với các cuộc cách mạng tư sản Âu- Mĩ, cuộc CMTS ở Nhật có gì nổi bật? GV nhận xét, bổ sung, KL (Do liên minh quý tộc tiến hành, mở đường cho CNTB phát triển và chuyển sang giai đoạn CNĐQ) - *Kết luận: Nhờ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị đã mở đường cho CNTB phát triển, Nhật Bản trở thành nước công nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững được độc lập chủ quyền. I. Cuộc Duy tân Minh Trị *Hoàn cảnh: - CĐ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. - Tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Nhật Bản - 1/1868: Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách . *Nội dung: (SGK/67) - Kinh tế : thống nhất thị trường ,tiền tệ ,phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... - Chính trị, xã hội: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập CĐ quân chủ lập hiến. -Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây. - Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu Phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. *Kết quả: - Nhật từ nước phong kiến nông nghiệp - Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX NB trở thành nước tư bản công nghiệp. * Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. *Ý nghĩa: - Mở đường cho CNTB phát triển. - NB trở thành nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Á, giữ vững được độc lập, chủ quyền. *Hoạt động 2: Đàm thoại/ Trực quan/thảo luận Mục tiêu: Biết được những hiểu biết của sự hình thành CNĐQ ở Nhật Bản cuối TK XIX GV cho HS nghiên cứu SGK và quan sát lược đồ, trả lời các ND sau: Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện như thế nào ? HS trả lời Nêu những biểu hiện phát triển của kinh tế Nhật Bản? HS dựa vào SGK để trả lời: Tư liệu SGK/68 ( Trong 14 năm...tàu biển) Do đâu mà kinh tê Nhật Bản phát triển mạnh như vậy ? - Tác dụng của cải cách - Tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên,Trung Quốc Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp làm cho nền kinh tế Nhật Bản có chuyển biến quan trọng gì ? - Giới thiệu lời của một nhà báo về công ty độc quyền Mit-sưi.. Hàng của Nhật có ở Việt Nam không ? Kể một số mặt hàng mà em biết ? Hs liên hệ trả lời Tình hình chính trị Nhật Bản cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX như thế nào ? GV giới thiệu Lược đồ: CNTB từ Giải thích kí hiệu Quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về lãnh thổ Nhật Bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ? -Mở rộng Do đâu mà lãnh thổ Nhật Bản được mở rộng như vậy ? HS dựa vào bản đồ trả lời Quan sát H 49(SGK) em hãy cho biết đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chiếm được những vùng đất nào ? Gv cho HS lên xác định trên lược đồ (Bán đảo Triều Tiên, Sơn Đông - Trung Quốc) . GV sử dụng BĐ:CNTB... -Chiến tranh Nhật –Trung (1894-1895) quân Nhật thắng =>uy hiếp Bắc Kinh, chiếm Đài Loan và bán đảo Liêu Đông. - Chiến tranh Nhật –Nga (1904-1905) Nga thua phải nhường cho Nhật cửa biển Lữ Thuận,phía nam đảo Xa-kha-lin, thừa nhận cho Nhật chiếm Triều Tiên =>Nhật Bản trở thành 1 cường quốc đế quốc ở viễn Đông. Mĩ lại tìm cách kìm chế Nhật làm phát sinh mâu thuẫn Nhật-Mĩ kết quả là trận chiến ở Thái Bình Dương (1941-1945). Đặc điểm của đế quốc Nhật? So sánh bản chất của Nhật Bản giống với đế quốc nào đã học ? (giống đế quốc Đức => Nhật Bản là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến). GV: Thời gian này đường lối ngoại giao của NB có 2 nét nổi bật: -Tìm mọi cách xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. (những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ) - Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược bành trướng, hung hãn không kém gì các nước Phương Tây.Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng. Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang chủ nghĩa đế quốc ? Em có nhận xét gì về nước Nhật sau chiến tranh? HS trả lời, nhận xét và bổ sung cho nhau GV nhận xét, bổ sung, KL - Các công ty độc quyền ra đời - Quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ (GDHS) *Kết luận: Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã phát triển sang CNĐQ với sự xuất hiện các công ty độc quyền và chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa. II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc * Kinh tế : - CNTB phát triển mạnh. - Xuất hiện các công ty độc quyền. * Chính trị: - Tồn tại chế độ Nhật Hoàng, thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động. + Đối nội: Tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân lao động +Đối ngoại: - Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến. à CNĐQ Nhật là“Đế quốc phong kiến quân phiệt ”. C. Luyện tập - Nhật Bản là 1 nước phong kiến song nhờ thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận của 1 nước thuộc địa mà trở thành 1 nước TB rồi tiến lên CNĐQ. - Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động NB đặc biệt là công nhân ngày một dâng cao. GV hướng dẫn HS làm bài tập sau: 1/ Yêu cầu HS: chứng minh được cuộc duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản.( HS dùng kiến thức đã học) 2/ Cải cách Thiên Hoàng Minh trị có ảnh hưởng và tác động đến Việt Nam không? Cụ thể.( Học sinh nêu được 2 nhân vật: Phan Bội Châu và Nguyễn Trường Tộ.Hiện nay quá trình CNH-HĐH ) D. Vận dụng- Tìm tòi, mở rộng - Biết: So sánh quá trình chuyển sang CNĐQ của Nhật Bản với các nước Âu , Mỹ.Cách mạng tư sản Nhật diễn ra dưới hình thức nào - Tìm hiểu thêm về nhân vật: Minh Trị ( Mây-gi) - Ôn các bài chương III tiết 19 làm bài tập lịch sử.Gồm bài:9,10,11,12 4. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Giáo viên Huỳnh Thị Thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 12 Nhat Ban giua the ki XIX dau the ki XX_12461506.docx