Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chủ đề: Các nước Tây Âu cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

2.2/ Hoạt động 2. Châu Âu trong những năm 1918-1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó.

a/ Mục tiêu:

- Trình bày và phân tích được những nét chính về tình hình châu Âu (1918-1929).

- Trình bày và phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và tác động của nó đối với các nước tư bản châu Âu.

- Biết được nước Đức tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị và tiến hành phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

b/ Phương thức tiến hành:

* Châu Âu trong những năm 1918-1929.

- GV thuyết trình: Dưới tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến tình hình các nước châu Âu trong những năm 1918-1929.

+ Với hậu quả đó tình hình các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh có những biến đổi gì?

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL.

- GV treo bảng đồ thế giới lên bảng, học sinh lên bảng xác định vị trí các nước mới xuất hiện.

 

docx10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Chủ đề: Các nước Tây Âu cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5-6 Tiết 10-11-12 CHỦ ĐỀ: CÁC NƯỚC TÂY ÂU CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX (3 tiết) Ngày soạn: 17/9/2018 Ngày dạy: 20/9/2018 I/ Xác định vấn đề cần giải quyết (xác định tên chủ đề) - Căn cứ chương trình Lịch sử hiện hành, xác định tên chủ đề: Các nước Tây Âu cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX(Chương 2 của CT). - Căn cứ bài 6, bài 17 của SGK lớp 8. - Căn cứ vào việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực. - Trình độ nhận thức của HS THCS Chủ đề dạy học kiến thức mới, giải quyết một nội dung trọn vẹn của tiến trình lịch sử là sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Về mức độ: GV nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc. II/ Xây dựng nội dung chủ đề. Căn cứ vào mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ để xây dựng nội dung của chủ đề: Các nước Tây Âu cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX cụ thể những nội dung sau: Hoạt động 1: Tình hình chung của các nước Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - Kinh tế. - Chính trị- xã hội. Hoạt động 2: Châu Âu trong những năm 1918-1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó. - Những nét chính về châu Âu (1918-1929) (Đọc thêm) - Khủng hoảng trầm trọng kéo dài. - Nước Đức tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị trong nước tiến hành phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hoạt động 3: Nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Kinh tế. - Chính trị - xã hội III/ Xác định mục tiêu của chủ đề. 1. Về kiến thức: - Trình bày được những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: + Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. + Những đặc điểm về chính trị- xã hội. + Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa. - Trình bày những nét khái quát về châu Âu (1918-1929) - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và tác động của nó. 2. Về kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm vị trí lịch sử của chủ nghĩa Đế quốc. - Rèn luyện tư duy logic khả năng nhận thức so sánh các sự kiện giải thích sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó, sử dụng bản đồ, hiểu những biến động LS tác động đến các lãnh thổ của các quốc gia. 3. Về thái độ, tình cảm: - Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản. Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh,bảo vệ hoà bình. - Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động nguy hiểm của chủ nghĩa phát xit từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xit bảo vệ thế giới. - Tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường. 4. Về năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, . - Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá. 5/ Chuẩn bị: a/ Đối với giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu chuẩn KT, KN chương trình môn lịch sử. - Bảng mô tả các mức độ kiến thức của chủ đề, các câu hỏi cụ thể theo các mức độ yêu cầu. - Máy chiếu, tranh ảnh minh họa cho chủ đề. - Phiếu học tập, bút lông ... b/ Đối với học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi bài, dụng cụ học tập. - Phiếu học tập, tranh ảnh, nội dung theo chủ đề. 6/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học. - Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp dạy học: quan sát, phát vấn, thảo luận, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Động não, chia nhóm, viết tích cực IV/ Bảng mô tả các mức độ kiến thức của chủ đề. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Các nước Anh, Pháp, Đức, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của Anh, Pháp, Đức. Giải thích được sự chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX So sánh vị trí các nước Anh, Pháp, Đức trong sản xuất công nghiệp. Châu Âu (1918-1939) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi: kinh tế, chính trị. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới tình hình chính trị xã hội các nước tư bản Tây Âu. Liên hệ về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ. Chuyển biến quan trọng Mĩ cuối thế kỉ của nước XIX – đầu thế kỉ XX. Phân tích chính sách đối ngoại của Mĩ cuối TK XIX. Liên hệ về chính sách ngoại giao, hợp tác của Mĩ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. V/ Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu. A/ Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng. Câu 1: Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là A/ công nghiệp phát triển chậm lại nhưng đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa. B/ công nghiệp phát triển chậm lại, thuộc địa dần bị thu hẹp do tình hình tài chính gặp khó khăn. C/ công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. D/ công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu thế giới về xuất khẩu kim loại, khoáng sản và thuộc địa. Câu 2: Nguyên nhân khiến nền công nghiệp Pháp ở cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là do A/ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. B/ Thị trường trong nước bị thu hẹp. C/ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. D/ Thị trường thuộc địa bị Anh, Đức chiếm đóng. Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành nào dưới đây? A/ Luyện kim, than đá, giao thông vận tải. B/ Luyện kim, than đá, điện, hóa chất. C/ Luyện kim, hóa chất, khai mỏ. D/ Luyện kim, than đá, tài chính, ngân hàng. Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ ở cuối thế kỉ XIX, phát triển vượt bậc? A/ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng. B/ Ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật và hợp lí hóa ản xuất. C/ Lợi dụng nguồn đầu tư từ châu Âu, đất nước hòa bình lâu dài. D/ Hệ thống thuộc địa rộng lớn từ châu Âu sang tận châu Á. Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là do A/ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. B/ sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận giữa các nước tư bản. C/ mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết. D/ tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu. Câu 6: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), các nước châu Âu như Anh, Pháp đã A/ phát xít hóa chế độ thống trị, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. B/ thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân. C/ thực hiện chính sách để cải cách kinh tế – chính trị. D/ cải cách chính trị để tăng cường quyền lực nhà nước. II/ Tự luận. Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Chuyển biến quan trọng nhất của các nước Anh, Pháp, Đức ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì? Câu 2: So sánh vị trí các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở cuối TK XIX – đầu thế kỉ XX? Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 3: Trình bày đặc điểm, nội dung từng giai đoạn của các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh thế giới nhất? (1918-1923; 1924-1929) Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), đã tác động như thế nào đối với các nước tư bản Tây Âu? Liên hệ về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn này? Câu 5: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị xã hội của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Chuyển biến quan trọng của nước Mĩ cuối thế kỉ của nước XIX – đầu thế XX? Vì sao kinh tế Mĩ có sự phát triển mạnh mẽ ở cuối TK XIX-đầu TK XX? Câu 6: Phân tích chính sách đối ngoại của Mĩ ở cuối TKXIX? Hãy liên hệ về chính sách ngoại giao, hợp tác của Mĩ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? VI/ Tổ chức dạy học theo chủ đề. 1/ Hoạt động khởi động. a/ Mục tiêu: Tạo tâm lí thỏa mái cho HS học tập. Qua đó giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài mới. b/ Phương thức tiến hành: - HS quan sát các bức tranh và cho biết nội dung của bức tranh. Đồng hồ Big Ben (Vương quốc Anh) Tháp Eiffel (nước Pháp) Cổng thành Brandenburg - biểu tượng hòa bình của nước Đức. Tượng Nữ thần Tự do (nước Mỹ) - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận. c. Gợi ý sản phẩm: - Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình. - GV nhận xét và kết luận: + Hình 1: Đồng hồ Big Ben (Vương quốc Anh). + Hình 2: Tháp Eiffel (nước Pháp). + Hình 3: Cổng thành Brandenburg - biểu tượng hòa bình của nước Đức + Hình 4: Tượng Nữ thần Tự do (nước Mỹ) - GV dẫn dắt HS vào bài mới. 2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới. 2.1/ Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị-xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức. a/ Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. b/ Phương thức tiến hành: - HS nhắc lại kiến thức: Nước đầu tiên trên thế giới thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp là nước nào? - HS lên bảng xác định vị trí nước Anh, HS nhận xét, bổ sung. GV KL. - GV hướng dẫn HS lấy mốc năm 1870 để thấy được sự phát triển kinh tế của các nước Đế quốc. - HS làm việc cá nhân. + Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của nước Anh như thế nào? Sau năm 1870 ra sao? + Vì sao sản xuất công nghiệp của Anh phát triển chậm lại rồi bị Mĩ, Đức vượt qua? + Tại sao g/c Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là chính quốc? + Tuy mất địa vị về CN nhưng Anh vẫn dẫn đầu thế giới về những lĩnh vực nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. - HS thảo luận theo bàn: (Phiếu học tập số 1) + Nêu thể chế chính trị và chính sách đối ngoại của Anh? + Hãy rút ra đặc điểm của chủ nghĩa Đế quốc Anh? - HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận. - HS quan sát lược đồ và giải thích. Lược đồ hệ thống thuộc địa của nước Anh + Vì sao Anh được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. - GV tích hợp BVMT: Chính sách đối ngoại của thực dân Anh: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa qua lược đồ và xác định thuộc địa của Anh – 33 triệu km2 . - HS thảo luận nhóm: Phiếu học tập số 2 + Trình bày tình hình kinh tế, chính trị và rút ra đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc + Nhóm 1,2,3: Pháp + Nhóm 4,5,6: Đức - HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát các nhóm làm việc, nhận xét, bổ sung. - HS quan sát lược đồ và giải thích. Lược đồ hệ thống thuộc địa của nước Pháp Lược đồ hệ thống thuộc địa của nước Đức + Vì sao Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”; Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”? - GV tích hợp BVMT: Chính sách đối ngoại của thực dân Pháp: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa qua lược đồ và xác định thuộc địa của Pháp – 11 triệu km2 . c/ Dự kiến sản phẩm: Tên nước Kinh tế Chính trị Đặc điểm Anh - Trước 1870, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 1870, đứng thứ 3 thế giới. - Các công ty độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời. - Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. - Xâm lược thuộc địa (năm 1914- thuộc địa rộng tới 33 triệu km2). Chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp - Trước 1870 đứng thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 1870, đứng thứ 4 thế giới. - Các công ty độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng ra đời. - Xuất khẩu ra nước ngoài với hình thức cho vay lãi. - Tồn tại nền Cộng hoà phục vụ giai cấp Tư sản. - Trong nước bóc lột nhân dân và tăng cường xâm lược thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Đức - Trước 1870, đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 1870, đứng thứ 2 thế giới. - Các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, sắt thép ... ra đời. - Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang. - Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. 2.2/ Hoạt động 2. Châu Âu trong những năm 1918-1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó. a/ Mục tiêu: - Trình bày và phân tích được những nét chính về tình hình châu Âu (1918-1929). - Trình bày và phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và tác động của nó đối với các nước tư bản châu Âu. - Biết được nước Đức tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị và tiến hành phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. b/ Phương thức tiến hành: * Châu Âu trong những năm 1918-1929. - GV thuyết trình: Dưới tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến tình hình các nước châu Âu trong những năm 1918-1929. + Với hậu quả đó tình hình các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh có những biến đổi gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. - GV treo bảng đồ thế giới lên bảng, học sinh lên bảng xác định vị trí các nước mới xuất hiện. - HS thảo luận và hoàn thành: Phiếu học tập số 3. Câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình Châu Âu. + Nhóm 1,2: Giai đoạn 1918-1923. + Nhóm 3,4: Giai đoan 1924-1929 - HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. - GV phân tích: Sau thời kỳ khủng hoảng đó các nước tư bản châu Âu bước vào thời kỳ phát triển nhanh về kinh tế, ổn định về chính trị. Đó là thời kỳ (1924-1929) - HS quan sát bảng thống kê sản lượng than, thép, Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920-1929 Nước Than Thép 1920 1929 1920 1929 Anh 233,0 262,0 9,2 9,8 Pháp 25,3 55,0 2,7 9,7 Đức 222,0 337,0 7,8 16,2 + Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức? - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó. - GV thuyết trình, phân tích về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó. - HS làm việc cá nhân, đọc tài liệu và quan sát sơ đồ thực hiện nhiệm vụ. Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô từ 1929-1931 + Qua sơ đồ, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất thép ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và kết luận. - HS làm việc nhóm. Phiếu học tập số 4. + Nhóm 1: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nhất? + Nhóm 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động như thế nào đối với nước Đức? + Nhóm 3: Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) các nước tư bản đã làm gì? + Nhóm 4: Vì sao trong giới tư bản lại có hai cách giải quyết khác nhau? - HS các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. - GV giải thích cho HS hiểu về khái niệm “chủ nghĩa phát xít”: Là hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. - HS quan sát một số hình ảnh về tác động của cuộc khủng hoảng KTTG (1929-1933) đối với các nước tư bản. c/ Dự kiến sản phẩm. * Châu âu trong những năm 1918-1929 trải qua hai giai đoạn: - Giai đoạn1: 1918-1923 khủng hoảng về kinh tế và chính trị. - Giai đoạn 2: 1924-1929 phát triển kinh tế, ổn định về chính trị. Tuy nhiên sự ổn định này chỉ là tạm thời vì liên tiếp sau đó CNTB lâm vào tình trạng khủng hoảng. * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó. - Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. - Quy mô: Lan ra khắp các tư bản, tàn phá nặng nề nền kinh tế, mức sản xuất bị đẩy lùi, công nhân thất nghiệp, đói khổ. - Đặc điểm: Kinh tế khủng hoảng nặng nề (thừa) - Con đường thoát ra khỏi khủng hoảng: + Tiến hành cải cách kinh tế, xã hội ... Anh, Pháp. + Tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Hoạt động 3: Nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. a/ Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tình hình của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. b/ Phương thức tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm, HS đọc tư liệu và thảo luận nhóm (kĩ thuật công đoạn) để hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Tên nước Kinh tế Chính trị Đặc điểm Mĩ .................................................................... .................................................................... .................................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ................ ................ ................ Câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình nước Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. - Sau khi HS thảo luận xong, các nhóm trao đổi bài, nhận xét và chấm chéo. GV đánh giá nhận xét kết quả thảo luận của HS. - GV đặt câu hỏi để mở rộng kiến thức. + Vì sao công nghiệp của Mĩ lại có sự phát triển vượt bậc? - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. - HS thảo luận theo bàn: Giải thích vì sao Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”? - Đại diện HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét kết quả thảo luận của HS. - GV giảng: Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp là vì các công ty này có số tài sản lớn thâu tóm nhiều ngành nghề ... + Nền nông nghiệp Mĩ có sự phát triển là nhờ vào những yếu tố nào? - HS quan sát lược đồ. Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XX - HS lên bảng xác định nước Mĩ và các thuộc địa. HS nhận xét, bổ sung. - GV tích hợp BVMT: Qua chính sách đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (Dùng lược đồ xác định khu vực mà đế quốc Mĩ can thiệp: khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mĩ La Tinh. c/ Dự kiến sản phẩm. Tên nước Kinh tế Chính trị Đặc điểm Mĩ - Trước 1870 đứng thứ 4 thế giới về sản xuất CN. Sau năm 1870, vươn lên vị trí số 1 của thế giới. - Công nghiệp phát triển mạnh " nhiều công ty độc quyền ra đời. - Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Tồn tại chế độ Cộng hoà, Đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền. - Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (khu vực Thái Bình Dương và Mĩ La Tinh). Chủ nghĩa đế quốc Thực dân 3/ Hoạt động luyện tập. a/ Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX – đầu TK XX và Châu Âu trong những năm 1918-1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và hậu quả của nó. b/ Phương thức tiến hành: - HS thực hiện các nhiệm vụ (làm việc cá nhân). Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy giáo. * Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng. Câu 1: Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là A/ công nghiệp phát triển chậm lại nhưng đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa. B/ công nghiệp phát triển chậm lại, thuộc địa dần bị thu hẹp do tình hình tài chính gặp khó khăn. C/ công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. D/ công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu thế giới về xuất khẩu kim loại, khoáng sản và thuộc địa. Câu 2: Nguyên nhân khiến nền công nghiệp Pháp ở cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là do A/ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. B/ Thị trường trong nước bị thu hẹp. C/ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. D/ Thị trường thuộc địa bị Anh, Đức chiếm đóng. Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành nào dưới đây? A/ Luyện kim, than đá, giao thông vận tải. B/ Luyện kim, than đá, điện, hóa chất. C/ Luyện kim, hóa chất, khai mỏ. D/ Luyện kim, than đá, tài chính, ngân hàng. Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ ở cuối thế kỉ XIX, phát triển vượt bậc? A/ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng. B/ Ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật và hợp lí hóa ản xuất. C/ Lợi dụng nguồn đầu tư từ châu Âu, đất nước hòa bình lâu dài. D/ Hệ thống thuộc địa rộng lớn từ châu Âu sang tận châu Á. Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là do A/ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. B/ sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận giữa các nước tư bản. C/ mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết. D/ tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu. * Tự luận: Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Chuyển biến quan trọng nhất của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì? Câu 2: Trình bày đặc điểm, nội dung từng giai đoạn của các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh thế giới nhất? (1918-1923; 1924-1929) - HS thực hiện, trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. c/ Gợi ý sản phẩm: - Trắc nghiệm: Câu 1: Ý A; Câu 2: Ý C Câu 3: Ý B Câu 4: Ý D Câu 5: Ý B - Tự luận: Câu 1, câu 2: HS trả lời, nhận xét. GVKL. 4/ Hoạt động vận dụng, mở rộng. a/ Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội trong chủ đề để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. b/ Phương thức tiến hành. GV giao bài tập về nhà cho HS. Câu 1: So sánh vị trí các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở cuối TK XIX – đầu thế kỉ XX? Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), đã tác động như thế nào đối với các nước tư bản Tây Âu? Liên hệ về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn này? Câu 3: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị xã hội của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Chuyển biến quan trọng của nước Mĩ cuối thế kỉ của nước XIX – đầu thế XX? Vì sao kinh tế Mĩ có sự phát triển mạnh mẽ ở cuối TK XIX-đầu TK XX? Câu 4: Phân tích chính sách đối ngoại của Mĩ ở cuối TKXIX? Hãy liên hệ về chính sách ngoại giao của Mĩ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? c/ Gợi ý sản phẩm: Câu 1,2,3,4: HS dựa vào nội dung kiến thức để trình bày. Câu 2: Phần liên hệ về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. (các bạn liên hệ giúp mình nhé).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 6 Cac nuoc Anh Phap Duc Mi cuoi the ki XIX dau the ki XX_12426827.docx