Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Hải phòng từ năm 1919 đến cách mạng tháng tám năm 1945

a, Khởi nghĩa ở Hải Phòng (23-8-1945).

- 9 giờ sáng 22-8-1945, đại diện Uỷ ban khởi nghĩa Hải Phòng đến gặp Thị trưởng Vũ Trọng Khánh và đại diện Quân Nhật, yêu cầu bàn giao chính quyền cho cách mạng.

- Mờ sáng 23-8-1945, hơn 10 vạn nhân dân, tiến về quảng trường Nhà hát thành phố. Đúng 10 giờ, bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng.

b. Khởi nghĩa ở Kiến An.

- Ngày 24-8-1945, trên 5 vạn nhân dân Kiến An tập trung tại sân vận động chào mừng chính quyền cách mạng thành lập, khởi nghĩa Kiến An thắng lợi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Hải phòng từ năm 1919 đến cách mạng tháng tám năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Tiết Lớp Tiến độ Ghi chú – – 2016 9 Đỳng CT – – 2016 9 Đúng CT – – 2016 9 Đúng CT TIẾT 37. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HẢI PHÒNG BÀI 1. HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1919 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Kiến thức + Sự biến đổi của Hải Phòng trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. + Sự ra đời của các Cộng sản của Hải Phòng từ năm 1919 và tác động của nó đối với phong trào cách mạng Việt Nam. + Tình hình cách mạng Hải Phòng trong những năm 1930- 1945; hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh. + Diễn biến của tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hải Phòng- Kiến An. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, Ngữ văn,... 2, Kĩ năng a. - Rèn luyện kĩ năng sưu tầm lịch sử địa phương. - Hệ thống hoá và tổng hợp tư liệu lịch sử. b. Năng lực cần hỡnh thành: Tỏi hiện sự kiện lịch sử, giải quyết vấn đề, thực hành bộ mụn... => năng lực thực hành bộ mụn lịch sử. 3, Tư tưởng, thái độ - Giáo dục cho học sinh lòng tự hào với sự vươn lên không ngừng của thành phố trong chiến đấu và trong xây dung. - Lòng biết ơn với lớp người đi trước trong công cuộc bảo vệ và xây dung thành phố Hải Phòng. II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS * Giáo viên: Sách Lịch sử địa phương Hải Phòng - Sưu tầm tư liệu; tranh ảnh; soạn bài. * Học sinh: Học bài cũ – soạn bài mới; soạn theo sự hướng dẫn từ tiết trước của GV. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1, Kiểm tra bài cũ (KT sách sử địa phương HP) 2, Giới thiệu bài mới GV giới thiệu lịch sử Hải Phòng gắn liền với lịch sử dân tộc... 3, Dạy và học bài mới Hoạt động của Thầy H.Đ của HS dưới sự hướng dẫn của Thầy ( Rốn KNNL ) Chuẩn kiến thức cần đạt Hoạt động 1. PP sử dụng đồ dựng trực quan, đàm thoại, nờu vấn đề,... 1, HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1919 ĐẾN KHI TỔ CHỨC CỘNG SẢN THÀNH LẬP ? Hải Phòng có những biến đổi gì trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. GV nhận xét – chốt kiến thức à - 1 vài HS trình bày về những biến đổi của Hải Phòng trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. a, Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành trên quy mô lớn, tốc độ nhanh khiến cho Hải Phòng biến đổi nhanh chóng. - Đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở sửa chữa cơ khí: Ca- rông ( Caron), Sa-cơ-rích(Sacaric); các xí nghiệp phốt phát, gạch ngói;... - Cảng Hải Phòng cũng được đầu tư nâng cấp. - Đội ngũ công nhân ra đời, đến năm 1930 phát triển lên 15.000 người. - Đội ngũ tư sản dân tộc và tiểu tư sản thành thị hình thành. ®Người lao động Hải Phòng vẫn là đối tượng bị bóc lột thậm tệ, chộ buôn người mọc lên, các cuộc đt ngày càng phát triển. ? Cho biết nền giáo dục Hải Phòng trước và khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. GV nhận xét – chốt kiến thức à - 1 vài HS trình bày về nền giáo dục Hải Phòng trước và khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. b, Về giáo dục: -Trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, nền giáo dục Việt Nam là giáo dục Nho học. Đến đầu TK XX có thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp. -Năm 1900, có 5 trường Tiểu học. -1913, Pháp mở trường kĩ nghệ thực hành. -Trường Nam tiểu học Hải Phòng bắt đấu có lớp đầu cấp II (trường THPT Ngô Quyền ngày nay). ®Tuy nền giáo dục Hải Phòng mang tính nô dịch, nhưng phần lớn thầy và trò các trường ở Hải Phòng vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tổ chức cộng sản Hải Phòng được thành lập như thế nào. GV nhận xét – chốt kiến thức à ? Em có nhận xét gì về tình hình Hải Phòng từ năm 1919 đến khi tổ chức cộng sản thành lập. GV đánh giá, bổ sung - 1 vài HS trình bày về tổ chức cộng sản Hải Phòng. - 1 vài HS nhận xét về tình hình Hải Phòng từ năm 1919 đến khi tổ chức cộng sản thành lập. * Rèn kĩ năng quan sát, trỡnh bày hiểu biết, nhận xột về sự kiện lịch sử. * Năng lực cần hỡnh thành: Thực hành bộ mụn lịch sử c, Tổ chức cộng sản Hải Phòng thành lập. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều lính thợ người VN từ Pháp trở về Hải Phòng, cùng các cuộc bãi công của thuỷ thủ Pháp ®phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương Hoạt động 2. PP sử dụng đồ dựng trực quan, đàm thoại, nờu vấn đề,... 2. HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939. ? Trình bày phong trào đấu tranh cách mạng 1930-1934 ở Hải Phòng. GV nhận xét – chốt kiến thức à - 1 vài HS trình bày về phong trào đấu tranh cách mạng 1930-1934 ở Hải Phòng. - HS ghi chép a, Trong phong trào CM 1930-1931 ở Hải Phòng nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, đặc biệt là phong trào bãi công của công nhân và biểu tình của nông dân. -Từ tháng 9 đến tháng 11-1930, Đảng bộ Hải Phòng đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh của các hoạt động. -Ngày 26-1-1934, thực dân Pháp mở phiên toà đặc biệt ở Kiến An xử hàng trăm tù chính trị GV chiếu lược đồ phong trào đấu tranh năm 1936-1939 ? Trình bày phong trào đấu tranh dân chủ ở Hải Phòng trong những năm 1936-1939. GV nhận xét – chốt kiến thức à - Quan sát - 1 vài HS trình bày về phong trào đấu tranh dân chủ ở Hải Phòng trong những năm 1936-1939. * Rèn kĩ năng quan sát, hiểu sự kiện trên lược đồ, trỡnh bày hiểu biết, nhận xột về sự kiện lịch sử. * Năng lực cần hỡnh thành: Thực hành bộ mụn lịch sử b, Phong trào đấu tranh dân chủ ở Hải Phòng trong những năm 1936-1939. - Trong những năm 1937-1938, nhiều tổ chức quần chúng được thành lập. - Phong trào đọc sách báo tiến bộ cũng phát triển. - Phong trào truyền bá chữ quốc ngữ sôi nổi. -Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này là cuộc bãi công của công nhân nhà máy tơ đòi tăng lương đã thắng lợi (5-1939). Hoạt động 3. PP sử dụng đồ dựng trực quan, đàm thoại, nờu vấn đề, dự án,... 3. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN. ? Nhân dân Hải Phòng đã chuẩn bị lực lượng và giành chính quyền như thế nào trong CM tháng Tám năm 1945. - 1 vài HS trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa ở Hải Phòng (23-8-1945). a, Khởi nghĩa ở Hải Phòng (23-8-1945). - 9 giờ sáng 22-8-1945, đại diện Uỷ ban khởi nghĩa Hải Phòng đến gặp Thị trưởng Vũ Trọng Khánh và đại diện Quân Nhật, yêu cầu bàn giao chính quyền cho cách mạng. - Mờ sáng 23-8-1945, hơn 10 vạn nhân dân, tiến về quảng trường Nhà hát thành phố. Đúng 10 giờ, bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng. b. Khởi nghĩa ở Kiến An. - Ngày 24-8-1945, trên 5 vạn nhân dân Kiến An tập trung tại sân vận động chào mừng chính quyền cách mạng thành lập, khởi nghĩa Kiến An thắng lợi. ? ý nghĩa lịch sử của thắng lợi CM tháng Tám ở Hải Phòng.? Nguyên nhân thắng lợi. GV cho HS thảo luận nhóm – 5 phút GV nhận xét – chốt kiến thức à - làm việc hợp tác nhóm - HS thảo luận – cử đại diện trình bày => Rèn kĩ năng quan sát, hiểu sự kiện trên lược đồ, trỡnh bày hiểu biết, nhận xột về sự kiện lịch sử, hoạt động nhúm. * Năng lực cần hỡnh thành: Thực hành bộ mụn lịch sử. * ý nghĩa: Khởi nghĩa ở Hải Phòng Kiến An đã đập tan xiềng xích nô lệ, đưa nhân dân thành phố lên nắm chính quyền, làm chủ quê hương, làm chủ đất nước. - Từ đây nhân dân Hải Phòng, Kiến An đã làm chủ vị trí cửa ngõ trọng yếu của biển miền Bắc, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của bè lũ đế quốc và tay sai. 4, Củng cố bài 1. Tại sao Hải Phòng lại là nơi nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp đầu tiên ở miền Bắc? 2. Lập bảng thống kê các chiến thắng lớn của quân và dân Hải Phòng kháng chiến chống Pháp. Thời gian Sự kiện Nội dung chính Kết quả và ý nghĩa 5, Giao bài tập về nhà: * Bài vừa học: 3. Nhân dân Hải Phòng đạt được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1955 đến năm 1975 (Hãy tóm tắt những thành tích, đặc biệt là về giáo dục). * Bài tiếp theo: ôn tập theo câu hỏi sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 37, su 9.doc
Tài liệu liên quan