Giáo án lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh vào môn học Ngữ văn tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ chí minh –

2.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

- Đọc đoạn 1 trang 24.

?Vấn đề chủ chốt mà tác giả đưa ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện ở những câu nào?

 (Vấn đề nghị luận: Truyền thèng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện ở câu 1và câu 2.)

?Như vậy tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng nghệ thuật của cách ấy?

 (Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát và khẳng định bằng kết cấu C có V; C là V.)

?Tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả sử dụng để nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ đó?

 - Các từ này dùng để cụ thể hoá mức độ của tư tưởng yêu nước: Sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào, vừa khái quát theo thời gian lịch sử vừa khẳng định giá trị của vấn đề.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh vào môn học Ngữ văn tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ chí minh –, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ANH SƠN GIÁO ÁN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH VÀO MÔN HỌC NGỮ VĂN TIẾT 81 : TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA - Hồ Chí Minh – A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - HS nắm được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 2.Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội . - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 3.Thái độ: Niềm tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc, yêu quê hương đất nước... 4.Tích hợp : - Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. - Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, biết ơn các vị anh hùng dân tộc ; tinh thần quả cảm sẵn sàng bảo vệ và xây dựng tổ quốc, yêu nước, yêu quê hương B. Chuẩn bị phương tiện, phương pháp, tích hợp. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm Phương tiện: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu (Bảng phụ) C. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài cuả học sinh (soạn bài, sưu tầm một số câu chuyện về lòng yêu nước của 1nhân vật lịch sử mà em biết) 3. Bài mới. * Hoạt động khởi động: Em hãy kể một câu chuyện về lòng yêu nước của 1nhân vật lịch sử mà em biết -> Gv giới thiệu bài : Tinh thần yêu nước là một truyền thống tốt đẹp, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Nói về chủ đề này có rất nhiều tác phẩm văn học xuất sắc. Bác Hồ của chúng ta lại có một bài viết không phải là tác phẩm văn học nhưng có giá trị quý báu nói về “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Đó là bài báo cáo chính trị quan trọng viết vào mùa xuân năm 1951, tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN) lần thứ II. Bài học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trong bản báo cáo chính trị đó. * Hoạt động hình thành kiến thức : Hoạt động của Gv và Hs Nội dung chính 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. - Gv hướng dẫn đọc: Giọng to  rõ ràng mạch lạc, dứt khoát nhưng tình cảm. - Gv ®äc  mẫu. - Học sinh đọc -> nhật xét. - Gv nhận xét , sửa chữa. Em hãy cho biết bài viết ra đời trong hoàn cảnh nào? Giải thích nghĩa một số từ khó: “Nồng nàn”, “Truyền thống”? ? - Hs đọc các từ khó còn lại Văn bản thuộc thể loại gì? Bố cục của văn bản?  * Gv: Đoạn trích ngắn nhưng rất hoàn  chỉnh, có thể coi đây là một bài nghị luận mẫu mực. Đặt trong hoàn cảnh ra đời, bài viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cổ vũ phong trào cách mạng bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm, giữ gìn hòa bình cho đất nước và nhân dân (Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh) 2.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - Đọc đoạn 1 trang 24. ?Vấn đề chủ chốt mà tác giả đưa ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện ở những câu nào? (Vấn đề nghị luận: Truyền thèng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện ở câu 1và câu 2.) ?Như vậy tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng nghệ thuật của cách ấy? (Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát và khẳng định bằng kết cấu C có V; C là V.) ?Tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả sử dụng để nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ đó? - Các từ này dùng để cụ thể hoá mức độ của tư tưởng yêu nước: Sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào, vừa khái quát theo thời gian lịch sử vừa khẳng định giá trị của vấn đề. - Truyền thống: là những giá trị đã trở nên bền vững trải qua một thời gian dài. So sánh câu 1, 2, với câu 3, em thấy câu 3 có cấu trúc ntn? ( Dài và phức tạp hơn.) Tác dụng của nó là gì? ( Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ. Tư tưởng yêu nước, như làn sóng -> giúp ta hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước.) ?Em nhận xét gì về tác dụng của các động từ “lướt”, “nhấn chìm” trong câu? (Gợi cho ta sự nhanh chóng, linh hoạt và mạnh mẽ của tư tưởng yêu nước.) Đoạn văn giúp em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? * Đọc thầm đoạn 2, đoạn 3 Đoạn 2, 3 nói về vần đề gi? (Những biểu hiện của tinh thần yêu nước) GV: tích hợp: Đoạn 2,3 là phần giải quyết vấn đề, đoạn 1 là phần đặt vấn đề -> để hiểu rõ, ta sẽ học ở các tiết sau Đọc đoạn 2 ( 1 em) -Thảo luận nhóm, kỹ thuật công đoạn- mảnh ghép: Câu hỏi thảo luận: Đoạn văn chứng minh ý nào nêu ở phần đặt vấn đề? Để chứng minh ý này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Phân công thảo luận: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu đoạn 2; Nhóm 3, 4 tìm hiểu đoạn 3 ( Kết quả cần đạt: Đoạn 2: Tác giả dùng biện pháp liệt kê theo trình tự thời gian và chơi chữ: anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng) - Điệp ngữ: chúng ta -> là lời kêu gọi là mệnh lệnh của lãnh tụ Các biện pháp nghệ thuật trên đã cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử như thế nào? Đoạn 3: Cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng theo: + Lứa tuổi: từ cụ già -> nhi đồng + Không gian: trong nước -> ngoài nước, kiều bào ngoài nước -> đồng bào vùng tạm chiến + Nhiệm vụ, công việc, chiến đấu, sản xuất + Con người: bộ đội, công nhân, nông dân, phụ nữ + Việc làm: chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải, sản xuất, săn sóc, yêu thương bộ đội. Chiếu một số hình ảnh hoặc Video hoặc kể chuyện về tấm gương gan dạ, mưu trí trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thể hiện rõ tinh thần yêu nước VD: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu,( tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh) ?Từ đoạn 2 và đoạn 3 em có cảm nhận như thế nào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Qua đó cho thấy tình cảm thái độ của Bác đối với cuộc kháng chiến chống Pháp như thế nào? - Đọc đoạn 4 sgk- (1 em) ?Trước khi đề ra những nhiệm vụ, Bác phân tích sâu hơn những biểu hiện của tinh thần yêu nước, đó là biểu hiện gì? Được so sánh bằng những hình ảnh như thế nào? - Đó là cách so sánh tinh tế, sâu sắc để tiếp tục phân tích biểu hiện của tư tưởng yêu nước đồng thời đề ra nhiệm vụ. ?Nhiệm vụ mà Bác Hồ nêu lên là gì? Em nhận xét gì về kết thúc của bài viết? - Kết thúc tự nhiên, hợp lí, sâu sắc và tinh tế dựa trên sự am hiểu thực tiễn cuộc sống phong phú, sâu sắc, tâm nhìn chiến lược của vị lãnh tự tối cao của Đảng. Cách kết thúc thể hiện rõ phong cách nghị luận của tác giả: giản di, rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, thuyết phụ 3. Hướng dẫn tổng kết. Khái quát những nét nghệ thuật sử dụng trong văn bản? Nghệ thuật ấy làm nổi bật nội dung gì? Hs: Trả lời; nhận xét Gv: - Chốt ; nhấn mạnh Gọi Hs đọc ghi nhớ Văn bản có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay?->Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng an ninh. I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích * Hoàn cảnh ra đời: Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trong điều kiện khó khăn gian khổ nhưng sôi nổi ( 1951) *Từ khó. 3. Thể loại và bố cục: - Thể loại : Nghị luận xã hội - chứng minh một vấn đề chính trị xã hội. - Bố cục: 3 phần + P1: Nêu vấn đề (đoạn 1) + P2: Giải quyết vấn đề ( đoạn 2,3 ) + P3 : Kết thúc vấn đề (đoạn 4) II. Tìm hiểu văn bản 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động hấp dẫn theo lối so sánh cụ thể khẳng định và trực tiếp thể hiện được sức mạnh to lớn, vô tận, và tất yếu của lòng yêu nước. 2. Thể hiện của tinh thần yêu nước a. Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm. - Sử dụng liệt kê, chơi chữ, điệp từ -> trong lịch sử nhân dân ta có nhiều tấm gương tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại. - Lí lẽ lập luận giản dÞ, chủ yếu là dẫn chứng -> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện ở mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc -> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thật sâu sắc, đáng quý, đáng tự hào -> Tin tưởng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến. 3. Nhiệm vụ của chúng ta - Phải ra sức tổ chức, tuyên truyền, lãnh đạo làm cho tư tưởng yêu nước được thực hành III. Tổng kết (Ghi nhớ - sgk) * Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. *Hoạt động luyện tập * Hoạt động vận dụng: Viết đoạn văn theo lối liệt kê ( 4-5 câu) sử dụng mô hình liên kết từ đến nói lên lòng yêu nước của nhân dân ta ở thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: * Hoạt động tìm tòi mở rộng: 4. Hướng dẫn học bài - Nắm kĩ nội dung bài học. - Học bài và soạn bài : “Câu đặc biệt”. - Phân tích tác dụng của các từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgu van 9 tich hop quoc phong an ninh_12492329.doc
Tài liệu liên quan