Giáo án lớp 1, tuần 14 - Môn Tự nhiên và xã hội: An toàn khi ở nhà

1/ Bài cũ : Công việc ở nhà

 + Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình

 +Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình ?

 +Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích cho gia đình ?

GV nhận xét bài cũ

2/ Bài mới :

* Hoạt động 1: Quan sát

* Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay

* Cách tiến hành:

- Gv hướng dẫn hs: quan sát hình tranh 30

 + Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì ?

 + Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 14 - Môn Tự nhiên và xã hội: An toàn khi ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 20 tháng 11 năm 2013 Tự nhiên và xã hội: AN TOÀN KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU - Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu - Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy - Số điện thoại để cứu hoả (114) - Biết giữ an toàn khi ở nhà: phòng tránh đứt tay và bị bỏng. * PC TNTT: + Dao kéo là những vật sắc nhọn có thể đâm xuyên da gây đứt tay chảy máu. Vì vậy, khi sử dụng đồ dùng này phải rất cẩn thận. + Trong nhà, dao, kéo, vật sắc nhọn phải được để trên cao > 1,2 m, tránh trẻ em có thể tự lấy nghịch dễ gây TNTT. + Xung quanh nhà, những nhà có vườn ở thành phố hoặc vùng nông thôn, những dụng cụ lao động như bàn cào, cuốc, hái, liềm cũng cần được để trên giá cao > 1, 2 m hoặc phải được cất cẩn thận khóa lại. + Thu dọn các mảnh vỡ hay mảnh sắc nhọn trên sàn. + Không để lửa gần những vật dễ cháy như chăn màn, sách vở, dễ gây cháy bỏng. Nếu có hỏa hoạn xảy ra phải chạy ra khỏi nơi có hỏa hoạn và gọi người lớn. + Không chơi đùa chạy nhảy trong bếp nơi có đặt phích nước nóng, thức ăn nóng. Nếu có em nhỏ phải trông em không tiếp cận với nguồn gây bỏng như nước sôi + Dụng cụ chứa nước sôi, chất lỏng nóng phải để trên cao > 80 cm. + Phích nước / bình thủy khác cần đặt trong hộp có nắp đậy. + Bàn là nóng cũng có thể gây bỏng. Vì vậy, khi là xong phải để trên cao, tránh trẻ có thể tiếp cận gây cháy bỏng. + Vật có thể giật: Dây điện, ổ cắm, công tắc. Không sờ tay vào ổ điện. Không tự rút, cắm các phích cắm điện. Nếu có em nhỏ, trông em không cho tiếp cận với nguồn điện. + Ổ điện, công tắc cần ở trên cao hơn 1m. Nếu thấp hơn 80cm cần dính băng dính hoặc các dụng ngăn không cho trẻ sờ vào. * GD KNS: + Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật. + Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà. + Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ Sưu tầm một số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ trong nhà ở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ : Công việc ở nhà + Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình +Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình ? +Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích cho gia đình ? GV nhận xét bài cũ 2/ Bài mới : * Hoạt động 1: Quan sát * Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay * Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn hs: quan sát hình tranh 30 + Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì ? + Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? *Gv kết luận: - Khi dùng dao hặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh đứt tay - Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay em nhỏ *Hoạt động 2: Đóng vai *Mục tiêu: Tránh chơi gần lửa và những chất dễ gây cháy *Cách tiến hành : - Chia nhóm 4 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong từng hình - GV cho các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm - GV nêu thêm câu hỏi để cả lớp thảo luận: + Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em sẽ làm gì? + Em có biết số điện thoại cứu hoả của địa phương mình không? * GVKl: Không để đèn dầu hoặc các vật gây cháy trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không rờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người * Hoạt động 3: Trò chơi Đúng(Đ), Sai (S) * Mục tiêu: Củng cố bài học * Cách tiến hành: - GV nêu từng ý, HS nhận xét Đúng đưa hoa có ghi Đ, sai thì đưa hoa S Để được an toàn ở nhà các em không nên: + Chơi dao + Tự gọt trái cây + Chơi gần bếp lò + Chơi lửa + Ăn trái cây + Sờ vào vật nóng + Cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng điện. * Kết luận: Để được an toàn ở nhà các em nên cẩn thận khi sử dụng những vật sắc, nhọn và nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy - GV nhận xét tiết học 3. Dăn dò: Thực hiện những điều vừa học để được an toàn khi ở nhà - 3 HS trả lời câu hỏi. - Hs làm việc theo hướng dẫn của giáo viên - HS quan sát và trao đổi theo nhóm đôi - Đ/ d các nhóm trình bày + Các nhóm thảo luận dự kiến về các trường hợp có thể xảy ra, xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn - Các em khác quan sát theo dõi và nhận xét về các vai vừa thể hiện - HS trả lời + Kêu cứu + 114 - HS nghe - HS tham gia trò chơi , đưa hoa Đ,S - HS nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctnxh 14.doc
Tài liệu liên quan