Giáo án Lớp 2 Tuần 17, 18 - Trường Tiểu học Lâm Tân 1

Toán

Tiết 85

ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG

I. MỤC TIÊU

-Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.

-Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó là thứ mấy trong tuần.

-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm học hoặc một vài tháng, mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 17, 18 - Trường Tiểu học Lâm Tân 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tình cảm riêng, giống như con người. Gà cũng noi bằng thứ tiếng riêng của nó. 4. Củng cố - Dặn dò Dặn HS về nhà đọc bài, quan sát các con vật nuôi trong gia đình. Liên hệ giáo dục. - Chuẩn bị bài tuần 18 ôn tập. - Nhận xét lớp. Toán Tiết83 ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về nhiều hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - GV cho HS làm tính vào bảng con. - HS làm tính vào bảng con. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Nhận xét từng HS. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Ôn tập về phép cộng và phép trừ. b. Ôn tập Bài 1( cột 1,2,3) - Yêu cầu HS tự làm bài. - Tự làm bài. - Gọi HS đọc chữa bài sau đó gọi HS nhận xét. - Đọc chữa bài, các HS khác kiểm tra bài của mình theo bài của bạn đọc chữa. - Nhận xét. Bài 2(cột 1,2) - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. - Làm bài. Cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng. - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính 100 - 2, 100 - 75, 48 + 48. - HS lần lượt trả lời. - Nhận xét. Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm x - Viết lên bảng x + 16 = 20 và hỏi x là gì trong phép cộng x + 16 = 20? - x là số hạng chưa biết. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - Lấy tổng trừ đi một số hạng đã biết. - Yêu cầu HS làm ý a, HS làm trên bảng lớp. x + 16 = 20 x = 20 - 16 x = 4 - Nhận xét. - Viết tiếp x - 28 = 14 và hỏi x là gì trong phép tính trừ x - 28 = 14 - x là số bị trừ. - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Yêu cầu HS làm tiếp ý b. x - 28 = 14 x = 14 + 28 x = 42 - Nhận xét. - Viết lên bảng 35 - x = 15 và yêu cầu tự làm bài. 35 - x = 15 x = 35 - 15 x = 20 - Tại sao x lại bằng 35 trừ 15? - Vì x là số trừ trong phép trừ 35 - x = 15. - Nhận xét. Bài 4 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. ? Đề bài toán cho biết gì? - HS nêu. ? Bài toán hỏi gì? - GV cho HS làm bài vào vở. HS lên 50kg 16kg ?kg bảng làm bài. - HS làm bài. Tóm tắt Anh Em Bài giải Thùng nhỏ đựng là 50 - 16 = 34 (kg) Đáp số 34kg - GV gọi vài HS đọc bài của mình. - Vài HS đọc. 4. Củng cố – Dặn dò - GV gọi đại diện tổ lên bảng làm toán thi đua. x - 28 = 14 - HS lên bảng làm toán thi đua nêu thành phần tên gọi phép tính và quy tắc. - GV nhận xét tuyên dương. -Liên hệ giáo dục. - HS nhận xét. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập về hình học. - Nhận xét lớp. Thủ công Tiết17 GẤP CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU - HS biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe có hình vẽ minh họa cho từng bước. - Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu đỏ, xanh và màu khác) kéo, hồ dán, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm dụng cụ học tập của HS. - HS đặt dụng cụ lên bàn. - GV nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe, hướng dẫn HS quan sát và nên nhận xét về sự giống nhau và khác nhau về kích thước, màu sắc, các bộ phận của biển báo giao thông cấm đỗ xe, với những biển báo giao thông đã học. - HS quan sát và nhận xét. c. GV hướng dẫn mẫu - HS lắng nghe, theo dõi. Bước 1 Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe. - Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô. - Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô. - Cắt hình chữ nhật có màu đỏ có chiều dài 4ô, rộng 1ô. - Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo. Bước 2 Dán biển báo cấm đỗ xe. - HS theo dõi. - Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (H1) - Dán hình tròn màu đỏ chồm chân biển báo khoảng nửa ô (H2). - Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ (H3). - Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như hình 4. - GV hướng dẫn HS dán hình tròn màu xanh lên trên hình tròn màu đỏ sao cho các đường cong cách đều, dán hình chữ nhật màu đỏ ở giữa hình tròn màu xanh cho cân đối và chia đôi hình tròn màu xanh làm hai phần bằng nhau. - GV tổ chức cho HS tập gấp cắt dán biển báo cấm đỗ xe. - HS tập gấp cắt dán biển báo. 4. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét về sự chuẩn bị bài học, tinh thần học tập, kỹ năng gấp cắt dán của HS. -Liên hệ giáo dục. - HS lắng nghe - Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công, giấy trắng, bút chì, thước kẻ để thực hành. Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018 Luyện từ và câu Tiết 17 TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU Nêu được các đặc điểm của các loài vật được vẽ trong tranh(BT1),bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh (BT2,BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Thẻ từ ở bài tập 1. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát . 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng. - HS đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm. - HS làm miệng bài tập 2. - Nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào? b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Treo các bức tranh lên bảng. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Chọn mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó. - Gọi HS lên bảng nhận thẻ từ. - HS 1 nhóm làm 2 bức tranh. HS dưới lớp làm vào vở bài tập. Mỗi thẻ từ gắn dưới 1 bức tranh. 1. Trâu khỏe 3. Thỏ nhanh 2. Rùa chậm 4. Chó trung thành - Nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu HS tìm các câu tục ngữ, thanh ngữ, cao dao nói về các loài vật. - Khỏe như trâu. - Nhanh như thỏ - Chậm như rùa ... Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Thêm hình ảnh so sánh vào sau các từ dưới đây. - Gọi HS đọc câu mẫu. - Đẹp như tiên (Đẹp như tranh). - Gọi HS nói câu so sánh. - HS nói liên tục. + Cao như sếu (cái sào) Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Dùng cách nói trên để viết rốt các câu sau. - Gọi HS đọc câu mẫu. - Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. - Gọi HS hoạt động theo cặp. - HS làm theo cặp - Gọi HS bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương các cặp nói tốt 4. Củng cố - Dặn dò Dặn HS về nhà làm bài tập 2 và 3 vào vở. Liên hệ giáo dục HS lắng nghe. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập - Nhận xét lớp. Toán Tiết 84 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU -Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật. -Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. -Biết vẽ hình theo mẫu. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - GV cho HS làm tính vào bảng con, HS lên bảng lớp x + 25 = 40, x - 18 = 24, 45 - x = 15. - HS thực hiện theo yêu cầu GV - GV Nhận xét từng HS. 3. Bài mới Ôn tập về hình học a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu ÔN tập về hình học. b. Ôn tập Bài 1 - Vẽ các hình trong phần bài tập lên bảng. - Quan sát hình. - Có bao nhiêu hình tam giác? Đó là hình nào? - Có 2 hình tam giác hình d và g. - Có bao nhiêu hình chữ nhật? Đó là hình nào? - Có 1 hình chữ nhật là hình e. - Có bao nhiêu hình vuông? Đó là hình nào? - Có 2 hình vuông hình d và g. - Hình vuông phải là hình chữ nhật không? - Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt. Vậy có tất cả 3 hình chữ nhật. - Có bao nhiêu hình tứ giác? - Có 2 hình tứ giác hình b, hình c. - Nêu Hình chữ nhật và hình vuông được coi là hình tứ giác đặc biệt. Vậy có bao nhiêu hình tứ giác. - Có 5 hình tứ giác hình b, c, d, e, g - Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của bài. - GV tổ chức thành trò chơi tìm hình theo yêu cầu. Bài 2 - Yêu cầu HS nêu đề bài ý a. - Vẽ đoạn thẳng có đài 8cm. - Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm. - Chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm độ dài 8cm trên thước sau đó chấm điểm thứ 2. Nối 2 điểm với nhau ta được đoạn thẳng dài 8cm. - Yêu cầu HS thực hành vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng vừa vẽ. - Tiến hành tương tự với ý b. - HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫnh nhau. Bài 4 - Yêu cầu quan sát hình và tự vẽ. - Vẽ hình theo mẫu. - Hình vẽ được là gì? - Hình ngôi nhà. - Hình có những hình nào ghép lại với nhau? - Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ lần lượt các hình. - chỉ bảng. 4. Củng cố – Dặn dò - Hình tam giác có mấy cạnh? - Có 3 cạnh. - Hình tứ giác có mấy cạnh? - Có 4 cạnh. - Hình chữ nhật là hình như thế nào? - có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Hình vuông là hình như thế nào? - Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông. -Liên hệ giáo dục. - Về nhà làm bài vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập về giải toán - Nhận xét lớp. Chính tả Tiết 34 GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ I. MỤC TIÊU - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu chấm. -Làm được BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng ghi quy tắc chính tả au / ao.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng viết các từ khó do GV đọc, HS dưới lớp viết vào nháp. - Viết theo lời GV đọc Rừng núi, dừng lại, mùi khét, phéc mơ tuya - Nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Gà “tỉ tê” với gà. b. Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn cần viết. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm. 1. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Đoạn viết này nói về con vật nào? - Gà mẹ và gà con. - Đoạn văn nói đến điều gì? - Cách gà mẹ báo tin cho gà con biết “Không có gì nguy hiểm”, “có mồi ngon, lại đây!”. - Đọc đoạn văn lời của gà mẹ nói với gà con? - “Cúc ... cúc ... cúc”, “kg có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi”, “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm”. 2. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - 4 câu. - Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ? - Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Những chữ nào cần viết hoa. - Những chữ đầu câu. 3. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS đọc các từ khó và luyện đọc. - Đọc các từ khó thong thả, miệng, nguy hiểm lắm. - GV đọc thong thả từng câu. Mỗi câu đọc 3 lần. - Nghe GV đọc và viết bài. 4. Soát lỗi - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ viết khó, dễ lẫn. - Nghe và dùng bút chì sửa lỗi ra lề vở. 5. Chấm bài - Thu và chấm 7 bài. - Nhận xét bài viết. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Điền vào chỗ trống ao hay au? - Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm. - HS lên bảng làm HS dưới lớm làm vào vở bài tập. - Nhận xét, đưa ra lời giải đúng. - Sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào. 4. Củng cố - Dặn dò -Liên hệ giáo dục - Dặn HS về nhà làm bài tập 2 vào vở. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập. - Nhận xét lớp học Tập viết Tiết 17 CHỮ HOA Ô, Ơ I. MỤC TIÊU Viết đúng hai chữ hoa Ô,Ơ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ- Ô hoặc Ơ); chữ và câu ứng dụngƠn ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng ( 3 lần). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ hoa Ô, Ơ trong khung chữ viết trên bảng phụ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. - Vở Tập viết 2 - Tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng viết O, Ong. Cả lớp viết bảng con. - HS lên bảng viết chữ hoa O. - HS lên bảng viết từ Ong. - HS dưới lớp viết bảng con. 3. Bài mới Chữ hoa Ô, Ơ a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Chữ hoa Ô, Ơ b. Hướng dẫn viết chữ hoa 1. Quan sát số nét, qui trình viết chữ Ô, Ơ - Yêu cầu HS lần lượt so sánh chữ Ô, Ơ với chữ O đã học. - Chữ Ô, Ơ là chữ O có thêm dấu phụ. - Chữ O hoa gồm mấy nét? Là nét nào? Nêu quy trình viết chữ O. - Chữ O hoa cao 5 ô li và rộng 4 ô li, được viết bởi một nét cong kín kết hợp một nét cong trái. - Dấu phụ của chữ O giống hình gì? - Chiếc nón úp. - Quan sát mẫu và cho biết vị trí đặt dấu phụ. Dấu phụ đặt giữa các đường nào? Khi viết đặt bút ở điểm nào? Viết nét cong hay thẳng, thẳng đến đâu? Dừng bút ở đâu? - Dấu mũ giống dấu mũ trên đầu chữ Ô. Gồm 2 đường thẳng 1 đường kéo từ dưới lên, 1 đường kéo từ trên xuống nối nhau ở đường kẻ ngang 7 xuống giữa đỉnh chữ O. - Dấu phụ của chữ Ơ giống hình gì? - Cái lưỡi câu / dấu hỏi. - Đặt câu hỏi để HS rút ra cách viết giống chữ Ô. - Từ giao điểm giữa đường ngang 6 và đường dọc 4 và 5 uốn sang phải thành 1 dấu hỏi nhỏ. Điểm dừng bút chạm chữ O tại giao điểm của đường ngang 5 và đường dọc 4 và 5. 2. Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ Ô, Ơ hoa trong không trung, sau đó viết bảng con. - Viết vào bảng con. Ô Ơ 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Yêu cầu HS mở vở tập viết và đọc. - Đọc Ơn sâu nghĩa nặng. - Hỏi Ơn sâu nghĩa nặng là gì? - Có tình nghĩa sâu nặng với nhau. - Cụm từ có mấy tiếng? Là những tiếng nào? - 4 tiếng ơn, sâu, nghĩa, nặng. - So sánh chiều cao của chữ Ơ và n? - Chữ Ơ cao 2,5 li; chữ n cao 1 li. - Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ơ? - Chữ g - Khi viết chữ Ơn ta viết nét nối giữa Ơ và chữ n như thế nào? - Từ điểm cuối của chữ Ơ lia bút viết chữ n. - Khoảng cách giữa các chữ ra sao? - Các chữ cách nhau một chữ o 4. Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ Ơn vào bảng. - Viết bảng. - GV đi xem xét giúp đỡ HS Ơn 5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - GV sửa lỗi cho HS. - HS viết - GV đi xem xét nhắc nhở. - Thu và chấm một số bài. 4. Củng cố - Dặn dò -Cho HS thi đua viết chữ đẹp. -Liên hệ giáo dục. - Dặn HS về nhà tập viết thêm. - Các tổ thi đua viết chữ trên bảng lớp - Chuẩn bị bài sau Ôn tập. - Nhận xét lớp. Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2018 Tập làm văn Tiết 17 NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ, LẬP THỜI GIAN BIỂU I. MỤC TIÊU -Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1,BT2). -Dựa vào mẫu chuyện, Lập được thời gian biểu theo cách đã học. *Kĩ năng sống -Kiểm soát cảm xúc. -Quản lí thời gian. -Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK. - Tờ giấy khổ to, bút dạ để HS hoạt động nhóm trong bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng. - HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết. - HS đọc thời gian biểu buổi tối của em. Nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV Khi thấy người khác vui hay buồn thái độ của em ra sao? - Khi thấy người khác vui thì mình cũng vui, thấy người khác buồn thì mình nói lời an ủi và chia buồn. - Khi người khác tặng em một món quà em sẽ thấy thế nào? - Rất sung sướng. - Bài học hôm nay các em sẽ biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú. - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Cho HS quan sát bức tranh. - Quan sát. - HS đọc yêu cầu. - học sinh cả lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc lời nói của cậu bé. - Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ! - Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu. - Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì? - Ngạc nhiên và thích thú. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc, cả lớp cùng suy nghĩ. - Gọi nhiều HS nói câu của mình. GV chú ý sửa từng câu cho HS và nghĩa của từ. Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Đọc đề bài. - Phát giấy, bút dạ cho HS. - HS hoạt động theo nhóm trong 3 phút mang tờ giấy có bài làm lên bảng dán. 6 giờ 30 Ngủ dậy và tập thể dục 6 giờ 45 Đánh răng, rửa mặt. 7 giờ 00 Ăn sáng 7 giờ 15 Mặc quần áo 7 giờ 30 Đến trường 10 giờ 00 Về nhà ông bà - GV nhận xét. - HS nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò -Liên hệ giáo dục. - Dặn HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình. - Chuẩn bị bài sau, kiểm tra. - nhận xét lớp. Toán Tiết 85 ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG I. MỤC TIÊU -Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân. -Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó là thứ mấy trong tuần. -Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm học hoặc một vài tháng, mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. - HS nêu đặc điểm từng hình - GV chấm 3 điểm, gọi HS nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng kiểm tra). - HS lên bảng nêu. - GV Nhận xét từng HS. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Ôn tập về đo lường. Bài 1 - GV có một số vật thật sử dụng cân đồng hồ, quả cân thao tác cân một số vật và yêu cầu HS đọc số đo. - Đọc số đo các vật GV cân đồng thời tự cân và thông báo cân nặng của một số vật khác. - Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu số đo của từng vật. a. Con vịt nặng 3kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3. Bài 2, 3 - GV gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc. - Trò chơi Hỏi đáp. - Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng. - Chia lớp làm các đội thi đua với nhau. - Các đội thi đua hỏi đáp với nhau. - HS nhận xét cuộc chơi. - GV nhận xét tuyên dương. Bài 4 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời. - Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi đồng hồ chỉ mấy giờ? 4. Củng cố – Dặn dò - GV cho HS xác định khối lượng qua cân các vật. - Tháng 11 có bao nhiêu ngày? - HS xem lịch nêu Tháng 11 có 30 ngày. - Có mấy ngày chủ nhật trong 1 tháng. - Có 5 ngày chủ nhật. - Có mấy ngày chủ nhật trong tháng 12. - Có 4 ngày chủ nhật. - GV nhận xét, tuyên dương. -Liên hệ giáo dục. - HS nhận xét. - Về nhà làm bài vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài sau Ôn tập giải toán - Nhận xét lớp. Kể chuyện Tiết17 TÌM NGỌC I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh họa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên kể nối tiếp câu chuyện Con chó nhà hàng xóm - HS lên kể nối tiếp câu chuyện. - Gọi HS nói ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét từng HS. - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Tìm ngọc. b. Hướng dẫn kể chuyện 1. Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý Bước 1 Kể trong nhóm - Treo bức tranh và yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Mỗi nhóm 6 HS. - HS kể theo nhóm. Trong nhóm mỗi HS kể về 1 bức tranh. HS khác nghe và sửa cho bạn. Bước 2 Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện kể về 1 bức tranh để 6 nhóm tạo thành 1 câu chuyện. - Mỗi nhóm HS kể về 1 bức tranh do GV yêu cầu. - Yêu cầu HS nhận xét bạn. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Trong lúc HS kể GV giúp đỡ từng nhóm bằng câu hỏi. Tranh 1 - Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý? - Cứu một con rắn tặng cho chàng . - Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc? - Rất vui. Tranh 2 - Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng. - Người thợ kim hoàn. - Anh ta đã làm gì với viên ngọc? - Tìm mọi cách đánh tráo. - Thấy mất ngọc, Chó và Mèo đã làm gì? - Xin đi tìm ngọc. Tranh 3 - Tranh vẽ hai con gì? - Mèo và Chuột. - Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn? - Bắt được chuột và hứa sẽ không ăn thịt nếu nó tìm được ngọc. Tranh 4 - Tranh vẽ cảnh ở đâu? - Trên bờ sông. - Chuyện gì đã xảy ra với Chó và Mèo? - Ngọc bị cá đớp mất. Chó và Mèo liền ngậm ngọc chạy biến. Tranh 5 - Chó và Mèo đang làm gì? - Mèo vồ Quạ. Quạ lạy van và trả ngọc cho Chó. - Vì sao Quạ lại bị Mèo vồ? - Vì nó đớp ngọc trên đầu Mèo? Tranh 6 - Hai con vật mang ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao? - Mừng rỡ. - Theo con, hai con vật đáng yêu ở chỗ nào? - Rất thông minh và tình nghĩa. 4. Củng cố - Dặn dò - Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào? - Khen ngợi Chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa. -Liên hệ giáo dục. - Dặn HS về kể lại câu chuyện - Chuẩn bị bài Ôn tập - Nhận xét lớp. LỊCH BÀI GIẢNG –LỚP 2 TUẦN 18 Từ 24/12-28/12/2018 –&— THỨ NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY THỨ HAI 24/12/2018 CHÀO CỜ 18 Tập đọc 52 Ôn tập (T1) Tập đọc 53 Ôn tập (T2) Toán 86 Ôn tập về giải toán Đạo đức 18 Giữ vệ sinh nơi cộng(t2) THỨ BA 25/12/2018 TN&XH 18 Thực hành giữ trường học sạch đẹp Toán 87 Luyện tập chung Chính tả 35 Ôn tập (T3) THỨ TƯ 26/12/2018 Tập đọc 54 Ôn tập (T5) Toán 88 Luyện tập chung Thủ công 18 Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe THỨ NĂM 27/12/2018 LTVC 18 Ôn tập (T6) Toán 89 Ôn tập về phép cộng &phép trừ Chính tả 36 Ôn tập (T9) (KT) Tập Viết 18 T7 THỨ SÁU 28/12/2018 TLV 18 Ôn tập (T8) (KT) Toán 90 Kiểm tra định kỳ HKI Kể chuyện 18 Ôn tập (T4) SHTT 18 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018 Tập đọc Tiết 52 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học. - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2); biết viết bảng tự thuật theo mẫu đã học (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và các bài đọc thêm. - Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. - Vở bài tập Tiếng việt 2 - tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát bài Con voi 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Ôn tập kiểm tra tập đọc và các bài đọc thêm. b. Ôn luyện tập đọc và các bài đọc thêm - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc. - HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định. - Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em và chấm điểm khuyến khích. + Đọc đúng từ đúng tiếng 7 điểm. + Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp 1,5 điểm. + Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút 1,5 điểm c. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho. - Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho. - Đọc bài. - Yêu cầu gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn đã cho. - Làm bài cá nhân. HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng. - Nhận xét bài bạn và bổ sung. - Nhận xét. - Lời giải Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. d. Viết bản tự thuật theo mẫu - Cho HS đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài. - Làm bài cá nhân. - Gọi một số em đọc bài tự thuật của mình. - HS đọc bài. Sau mỗi lần có HS đọc bài, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS. 4. Củng cố - Dặn dò - Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học. - Nhận xét lớp. Tập đọc Tiết 53 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác (BT2). - Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng CT (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. - Tranh minh họa bài tập 2. - Bảng phụ chép nội dung đoạn văn bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định Hát vui - Cả lớp hát. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài. - HS nêu Ôn tập kiểm tra tập đọc và các bài đọc thêm. (tiết 2) b. Đặt câu tự giới thiệu - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS đọc, mỗi em đọc 1 tình huống. - Gọi HS khá đọc lại tình huống 1. - Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi đến nhà lần đầu. - Yêu cầu HS làm mẫu. Hướng dẫn em cần nói đủ tên và sự quan hệ của em với bạn là gì? - HS khác làm mẫu. - Gọi một số HS nhắc lại câu giới thiệu cho tình huống 1. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm cách nói lời giới thiệu trong hai tình huống còn lại. - Thảo luận tìm cách nói. - Gọi một số HS nói lời giới thiệu, sau đó nhận xét c. Ôn luyện về dấu chấm - Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc đoạn văn. - HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó chép lại cho đúng chính tả. - HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sau đó Nhận xét. Lời giải Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khải giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng. 4. Củng cố - Dặn dò - Về nhà tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Nhận xét lớp Toán Tiết 86 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU Biết tự mình giải bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1718_12524435.doc
Tài liệu liên quan