Giáo án Lớp 2 Tuần 8 - Trường tiểu học Đa Mai

Chính tả: (Nghe - viết)

BÀN TAY DỊU DÀNG

I. Mục tiêu:

 - Nghe và viết đúng bài chính tả: Bàn tay dịu dàng

 - Viết đúng các từ: thì thào, trìu mến, buồn bã. Làm đúng bài tập phân biệt ao/au; r/d/gi.

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe.

 - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ bài 2 .

 - HS: VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 8 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi) - Dấu gạch ngang ở đầu câu, dấu chấm hỏi ở cuối câu. - HS luyện viết từ khó - Cả lớp chép bài vào vở - Soát lỗi - HS đọc yêu cầu - HS làm vở BTTV, 1 hs lên bảng chữa - Cả lớp đọc: - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Trèo cao ngã đau. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - HS làm tiếp vào vở bài tập - 1 hs chữa bài - Cả lớp đọc lại: - Con dao, tiếng rao hàng, giao bt về nhà. - Dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ rặt một loài cá. __________________________________________________________________ Ôn Tiếng việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về khẳng định, phủ định, biết đặt câu đúng mẫu. - Rèn kĩ năng đặt câu đúng theo mẫu: Ai là gì? - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, - Giáo dục hs ham đọc sách, yêu Tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC: - 2 HS đặt câu theo mẫu: Ai là gì? - GV chữa bài, nhận xét. HĐ2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập. a. Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Nam là học sinh vẽ giỏi nhất lớp. - Mai Lan là học sinh lớp 2A. - Đồ dùng thân thiết nhất của em là chiếc bút mực. - Chữa bài, chốt lại ý đúng. b. Bài tập 2: Ghi lại những cách nói có nghĩa giống nhau với nghĩa các câu sau: - Em bé chưa biết nói. - Bà không thích ăn kem. - Đây không phải cặp của tôi. - Chữa bài nhận xét. c. Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu: Ai là gì? - GV hướng dẫn cách làm. - Gv thu bài - nhận xét. HĐ4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - HS đọc yêu cầu bài. - hs nêu miệng. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vở - 3 HS làm bảng. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vở BT - HS đọc bài của mình. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017 Toán BẢNG CỘNG I. Mục tiêu: - Củng cố các bảng cộng đã học. Nhận dạng hình tam giác, hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng cộng nhẩm nhanh, giải toán có liên quan. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm - với GV. - Giáo dục hs yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ bài 1 - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới: - Gắn bảng phụ ghi nd bài, yêu cầu hs nhẩm và nêu kq - GV ghi bảng - Em có nhận xét gì về các phép tính này? - GV giới thiệu bảng cộng - Yêu cầu hs đọc đồng thanh, cá nhân - Giới thiệu bài: Bảng cộng - GV ghi tiếp phần b và yêu cầu hs tìm kq - Cho hs đọc lại, xóa dần bảng HĐ2. Luyện tập Bài 2: Tính - Cho hs làm sgk, gọi 1 hs chữa bài - Nhận xét *Củng cố cách tính hàng dọc Bài 3: Gọi hs đọc bài toán - Phân tích bài toán, nêu dạng toán - Yêu cầu hs làm bài vào vở - Thu bài nhận xét *Củng cố dạng toán về nhiều hơn Bài 4: GV vẽ hình lên bảng - Yêu cầu hs tìm hình *Củng cố cách tìm hình HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học - HS nhẩm kq trong 2 phút - Nêu nối tiếp - Đây là những phép cộng trong các bảng cộng đã học - HS đọc ĐT, CN - HS làm sgk, 1hs lên bảng - Nhận xét - HS đọc yêu cầu - HS làm sgk, 1hs lên bảng 15 36 26 42 17 + 9 + 8 +17 +39 +28 24 44 43 81 45 - HS đọc bài toán, nêu dạng toán về nhiều hơn - HS làm bài vào vở, 1 hs chữa bài Bài giải Mai cân nặng số ki-lô-gam là: 28 + 3 = 31 (kg) Đáp số: 31 kg - HS quan sát tìm hình - Nêu đáp án - 3 hình tam giác, 3hình tứ giác ___________________________________________ Tập đọc BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ: nặng trĩu nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến. Đọc với giọng chậm, buồn, nhẹ nhàng. - Hiểu TN: Âu yếm, thì thào, trìu mến. Hiểu ý nghĩa của bài. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè,... - Giáo dục học sinh có lòng tự tin vào thầy cô, từ đó sẽ cố gắng học tập tốt hơn. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh sgk; Bảng lớp ghi câu cần luyện đọc - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC - Gọi hs đọc bài: Người mẹ hiền - Nhận xét, cho điểm HĐ2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Luyện đọc - GV đọc mẫu * Luyện đọc từng câu - GV ghi từ khó: nặng trĩu nỗi buồn, lặng lẽ, trìu mến * Luyện đọc đoạn - GV chia 3 đoạn: Đ 1: Từ đầu đến vuốt ve. Đ 2 tiếp đến chưa làm bài tập. Đ 3 còn lại *Hướng dẫn ngắt nghỉ Thế là/chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm/vuốt ve// *Luyện đọc nhóm - Thi đọc giữa các nhóm HĐ3. Tìm hiểu bài C1: Tìm những từ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất? C2: Khi chưa biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào? - Vì sao thầy không phạt An? Vì sao An hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập? C3: Tìm những TN thể hiện tình cảm của thầy đối với An? - Thầy giáo của An là người như thế nào? HĐ4. Luyện đọc lại - Yêu cầu hs tự phân vai đọc theo vai HĐ5. Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài, nx giờ học - 3,4 hs đọc bài - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp từng câu - HS nêu từ khó - HS phát âm - 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn - HS đọc cá nhân, theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm - HS luyện đọc câu dài - HS đọc cá nhân - Nhận xét - HS đọc theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - HS đọc thầm và TLCH - lòng nặng trĩu nỗi buồn - Thầy không trách mà nhẹ nhàng xoa đầu An . - Vì thầy thông cảm. Vì An cảm nhận được tình cảm của thầy, sự thông cảm của thầy đối với mình. - Nhẹ nhàng, xoa đầu, trìu mến - Yêu quý hs, biết chia sẻ, thông cảm - HS sắm vai, đọc theo vai - Nhận xét ________________________________________________ Tập viết CHỮ HOA G I. Mục tiêu: - H/s biết viết chữ hoa G cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết cụm từ ứng dụng "Góp sức chung tay" - Rèn KN viết đẹp, đúng mẫu, nối chữ đúng quy định. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, quan sát. - Giáo dục hs tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu, bảng lớp viết sẵn câu, từ ứng dụng - HS: Vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới a- Hướng dẫn viết chữ hoa G *G/v gắn chữ mẫu - Gọi hs nhận xét chữ hoa G - Chữ hoa G cỡ vừa cao mấy li, rộng mấy li, gồm mấy nét là những nét nào? - G/v viết mẫu trong khung chữ vừa viết vừa nêu lại cách viết. - GV viết mẫu chữ hoa G cỡ vừa trên dòng kẻ li - Cho h/s viết vào bảng con - GV viết chữ hoa G cỡ nhỏ b- Hướng dẫn viết câu ứng dụng: *Mở bảng, cho hs đọc câu ứng dụng Giải nghĩa cụm từ G/v cho h/s nhận xét độ cao của các con chữ H/dẫn cách nối các con chữ - GV viết chữ Góp cỡ vừa trên dòng kẻ li - Viết chữ đẹp cỡ nhỏ Cho h/s viết bảng con tiếng "Góp" cỡ vừa và cỡ nhỏ - Nhận xét chữa lỗi sai của hs c - Hướng dẫn viết vào vở G/v cho h/s viết vào vở từng dòng - GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu - Thu bài nhận xét HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học - H/s quan sát và nhận xét: Chữ hoa G cỡ vừa . - Cao 8 li, rộng 5 li Gồm 2 nét - Nét 1: là nét kết hợp của 2 nét cong trái - Nét 2: là nét khuyết dưới - H/s quan sát - Tập viết vào bảng con. Cỡ vừa và cỡ nhỏ - H/s đọc câu ứng dụng: “Góp sức chung tay" - H/s nêu nhận xét - H/s viết chữ "Góp" vào bảng con - H/s viết vào vở từng dòng _________________________________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài; đọc đúng: sáng nào, lớp, thoảng, ghé, trang vở,; Biết ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2; giọng đọc tình cảm, trìu mến, biết nhấn giọng - Hiểu nghĩa các từ mới: ghé, ngắm, thoảng hương nhài. Hiểu ND bài: Em HS rất yêu quý cô giáo. - Bồi dưỡng năng lực mạnh dạn, nói rõ ràng; rèn luyện phẩm chất kính yêu thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh(SGK), BP viết câu cần luyện đọc. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: - Gọi hs đọc bài: Thời kkhóa biểu - Nhận xét * GT bài mới (tranh SGK) HĐ2: HD HS luyện đọc bài - GV đọc mẫu bài - Y/c HS tiếp nối nhau đọc bài - HD HS luyện đọc từ khó - Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp: - HD HS ngắt nhịp (BP): - Y/c HS chia nhóm và đọc từng khổ thơ trong nhóm HĐ3. Tìm hiểu bài - Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo? - Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết? ( khổ 2) - Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của HS đối với cô giáo. - Tìm những tiếng cuối dòngcó vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3. HĐ4. Học thuộc lòng - Nhắc HS đọc d/cẩm theo y/c; tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ HĐ4. Củng cố - dặn dò: - Bài thơ nói lên điều gì?/NX giờ học,... - 3,4 hs đọc bài/ góp ý - HS lắng nghe, mở SGK- 60 - Theo dõi GV đọc - HS đọc tiếp nối câu đến hết bài - Nêu từ khó đọc/ luyện đọc từ khó/ góp ý/ sửa sai - 3 HS đọc tiếp nối bài - Luyện ngắt nhịp các câu thơ: Đáp lời/ “Chào cô ạ!”/ Cô mỉm cười/ thật tươi./ Yêu thương/ em ngắm mãi/ Những điểm mười/ cô cho./ - HS đọc cá nhân, theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh cả bài (1lần) - Đọc khổ thơ 1, TL: Cô rất chị khó và rất yêu HS - Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài, - Bạn HS nghĩ lời cô giáo giảng làm ấm trang vở. Bạn ngắm mãi điểm 10 cô cho một cách yêu thương, trìu mến. - nhài/ bài; tho/cho. - Đọc lại bài thơ; đọc thuộc lòng từng khổ thơ; thi đọc diễn cảm và thuộc lòng( trong nhóm, trước lớp) - HS nêu ý kiến _____________________________________________ Ôn toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố các dạng toán về cộng có nhớ, bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Rèn kĩ năng làm tính nhanh, giải toán tốt. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe. - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: VBT III.Các hoạt động dạy học: HĐ1. Luyện tập Bài 1: Tính 27 kg + 19 kg = 36kg + 37 kg +15kg= 26 kg + 27kg = 58kg - 22 kg +49kg= G/v gọi h/s nêu cách thực hiện tính. - Nhận xét cho điểm *Củng cố phép cộng có đơn vị kg Bài 2: Đăt tính rồi tính 46 + 27 17 + 39 54 + 28 39 + 28 26 + 25 37 + 38 - Gọi hs chữa bài, nhận xét *Củng cố cách đặt tính và tính. Bài 3: Một đội trồng rừng, ngày thứ nhất trồng được 67 cây thông.Ngày thứ hai trồng nhiều hơn ngày thứ nhất 15 cây.Hỏi ngày thứ hai đội đó trồng được bao nhiêu cây thông? - GV h/dẫn HS phân tích đề toán và giải - GV chấm và nhận xét *Củng cố dạng toán về nhiều hơn Bài 4: Bao gạo nặng 67 kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 10 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? - Cho hs tự làm bài vào vở - Thu một số bài nhận xét *Củng cố dạng toán về ít hơn HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét tiết học - HS làm vở - 1hs lên bảng - Nhận xét, chữa bài - HS nêu yêu cầu - Làm vào vở 46 17 54 + 27 + 39 + 28 73 56 82 - HS đọc bài toán HS lên bảng tóm tắt - giải Cả lớp làm vở Bài giải Cả hai ngày đội đó trồng được số cây là: 67 + 15 = 82 (cây) Đáp số: 82 cây thông - HS đọc bài toán tự tóm tắt và làm vào vở Bài giải Bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là: 67 - 10 = 57 (kg ) Đáp số: 57 kg - Chữa bài. - Nhận xét __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng (có nhớ). - Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính viết nhanh, giải toán dạng tìm tổng. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giáo dục hs yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu hs nhẩm trong thời gian 2 phút *Chơi trò chơi: Truyền điện - GV phổ biến cách chơi và luật chơi - Yêu cầu hs đọc *Củng cố bảng cộng Bài 2: Tính - Cho hs làm bảng con - GV ghi 1 phép tính lên bảng và gọi hs thực hiện - Tương tự các phép tính khác gv đọc cho hs viết vào bảng. *Củng cố cách tính hàng dọc. Bài 3: GV liên hệ ngày 20 tháng 10 để lập bài toán tìm tổng. Tháng 9 : 16 bông hoa Tháng 10 : 38 bông hoa Cả hai tháng : bông hoa ? - Gọi hs đọc bài toán - Phân tích bài toán, nêu dạng toán - Yêu cầu hs làm vào vở - Thu một số bài nhận xét *Củng cố về dạng toán tìm tổng HĐ2. Củng cố - Dặn dò: *Cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng(bảng phụ) - GV nêu luật chơi, cách chơi 1. Kết quả của phép tính 37 + 8 là A. 35 B. 45 C.55 2. Tổng của 26 và 38 là A. 64 B. 54 C. 44 3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài học. - HS đọc yêu cầu - HS tham gia chơi cho đến phép tính cuối cùng - Đọc, nhận xét về các cặp tính Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. - HS nêu yêu cầu - HS thực hiện ra bảng con lần lượt từng phép tính - Nhận xét - HS đọc bài toán - Nêu dạng toán - HS tự làm vào vở Bài giải Cả hai tháng lớp 2A giành được số bông hoa là: 16 + 38 = 54 (bông) Đáp số: 54 bông hoa - HS tham gia chơi cả lớp - HS chỉ ghi đáp án đúng, ai sai sẽ phải úp bảng - Nhận xét _______________________________________________ Luyện từ và câu TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI-DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - HS nhận biết được từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật. - Rèn kĩ năng dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hđ cùng làm một nhiệm vụ (bộ phận thứ hai) trong câu. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, mạnh dạn khi giao tiếp. - Giáo dục hs yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ bài 1,2. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC - Ghi bảng 3 câu văn, yêu cầu hs điền từ thích hợp vào chỗ trống - Lớp viết từ vào bảng con (mỗi tổ 1 câu) - Từ vừa điền được là từ chỉ gì? - Đó là từ chỉ hđ của người. Giới thiệu bài HĐ2. Bài mới: Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật, sự vật - Con trâu làm gì? - Từ nào chỉ hoạt động của con trâu? - Tương tự với 2 câu còn lại *Từ ăn, uống, tỏa là từ chỉ hoạt động, trạng thái củ loài vật và sự vật - Yêu cầu hs tìm thêm Bài 2: Gắn bảng phụ Điền từ: giơ, đuổi, nhe, chạy, luồn vào chỗ chấm trong bài đồng dao. - Gọi hs chữa bài *Củng cố từ chỉ hoạt động Bài 3: Điền dấu phẩy - GV hỏi: Trong câu a có mấy từ chỉ hoạt động của người? Các từ đó trả lời câu hỏi nào? - Giữa 2 từ cùng trả lời 1 câu hỏi ta đặt dấu phẩy. - Thu một số bài nhận xét HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ học Cô Lương rất hay. Bạn Nhung rất đẹp. - HS giơ bảng nhận xét - Từ chỉ hoạt động - HS đọc yêu cầu - Đọc từng câu a) Con trâu ăn cỏ. - HSTL: ăn cỏ, từ ăn b) Đàn bò uống nước dưới sông. c)Mặt trời tỏa ánh nắng - HS tìm và nêu: quay, chạy - HS đọc yêu cầu, đọc bài đồng dao - Làm Vở bài tập - Chữa bài: đuổi, giơ, nhe, chạy, luồn - HS đọc đồng thanh bài đồng dao. - Từ học tập, lao động, trả lời câu hỏi làm gì? - HS làm bài - Chữa bài ______________________________________________ Chính tả: (Nghe - viết) BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu: - Nghe và viết đúng bài chính tả: Bàn tay dịu dàng - Viết đúng các từ: thì thào, trìu mến, buồn bã. Làm đúng bài tập phân biệt ao/au; r/d/gi. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, lắng nghe. - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ bài 2 . - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC - Yêu cầu hs viết chữ khó bài trước - GV đọc từng từ: xoa đầu, nghiêm giọng - GV nhận xét, tuyên dương HĐ2. Bài mới a) Giới thiệu ghi đầu bài b) Hướng dẫn nghe viết - GV đọc bài chính tả - An buồn bã nói với thầy giáo điều gì? - Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào? - Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? - Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào? - Yêu cầu hs tự nêu những chữ hay viết sai chính tả.VD: trìu mến, thì thào, buồn bã - GV đọc từng câu - Đọc soát lỗi - Thu một số bài, nhận xét HĐ3. Luyện tập Bài 2: Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao/au -Gắn bảng phụ (sgk) - GV nhận xét và cho hs đọc lại Bài 3a: Đặt câu để phân biệt các tiếng: - ra/da/gia - rao/dao/giao - GV ghi bảng - Cho hs đọc đồng thanh HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học - HS viết bảng con, 2 hs lên bảng - 1,2 hs đọc lại - Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập. - Thầy không trách, xoa đầu với bàn tay dịu dàng đầy trìu mến, thương yêu. - HS viết bảng con, bảng lớp - HS viết bài vào vở bài - Soát lỗi - HS đọc yêu cầu - HS làm vào vở bài tập - 1 hs làm bảng phụ - Gắn bảng, nhận xét - HS làm vở bài tập - Đọc trước lớp - Nhận xét _____________________________________________ Ôn Tiếng việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về từ chỉ hoạt động.Đặt câu có từ chỉ hoạt động - Luyện tập mẫu câu: Ai (cái gì con gì) là gì? - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, nói rõ ràng. - Giáo dục hs có ý thức ôn bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Gạch dưới từ chỉ hoạt động - Gạch, thợ xây, xây nhà, đá bóng. - Múa, ca sĩ, đánh đàn, chạy, vi tính. - Sạch sẽ, kêu, phượng vĩ, nở, * Củng cố về từ chỉ hoạt động Bài 2: Từ nào không chỉ hoạt động: a. mẹ b. dạy học c. tô màu d. thỏ e. ăn cà rốt g. cà rốt Bài 3: Viết 5 từ chỉ hoạt động của em ở trường của cô giáo ở trường - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi - Gọi hs nêu, gv ghi bảng, cho hs đọc lại Bài 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm (dạy, hát, vẽ, giảng bài, khuyên) Thầy Hồng môn thể dục. Bạn Nga rất đẹp. Cô Lan rất dễ hiểu. Bạn Thảo. rất hay. Cô giáo chúng em chăm học. - Thu một số bài nhận xét. * Các từ: dạy, hát, vẽ, giảng bài, khuyên là từ chỉ gì? Bài 5: Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) là gì? .. là cây ăn quả. Mèo là .là bộ đội. HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài ôn - Nhận xét giờ học - HS làm bài tập vào vở ôn Tiếng việt - 1 HS chữa bài, nhận xét - Đọc ĐT, CN: xây nhà, đá bóng, múa, Đánh đàn, chạy, kêu, nở. - HS nêu đáp án: a. mẹ b. thỏ c. cà rốt - HS thảo luận nhóm đôi ghi vào nháp - Đọc trước lớp a. đọc bài, viết bài, nghe giảng, vẽ, hát b. giảng bài, nói, nhìn, xóa bảng. - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét - Từ chỉ hoạt động - HS làm bài - Chữa bài, nhận xét - Đọc trước lớp *Củng cố mẫu câu Ai (cái gì, con gì)là gì? __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017 Tập làm văn MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI I. Mục tiêu: - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. - Rèn kĩ năng viết: dựa vào các câu hỏi, HS viết được một đoạn văn từ 4, 5 câu về thầy cô giáo cũ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng. - Giáo dục học sinh ứng xử đúng trong các tình huống giao tiếp. Biết kính trọng thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ bài 2 - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới a)Giới thiệu bài b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huông sau. a)Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào nhà chơi b)Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình. c)Bạn ngồi cạnh em mất trật tự. Em yêu cầu bạn giữ trật tự để nghe cô giảng bài. * KL: Khi nói lời yêu cầu, đề nghị phải nói nhẹ nhàng, lịch sự Bài 2: Gắn bảng phụ có ghi 4 câu hỏi lên bảng a) Cô giáo lớp 1 của em tên là gì? b) Tình cảm của cô đối với hs như thế nào? c) Em nhớ nhất điều gì ở cô? d) Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào? HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung. - Nhận xét giờ học. - HS đọc yêu cầu - HS thực hành hỏi đáp theo cặp Ví dụ: HS1: đóng vai bạn đến chơi nhà. HS2: đóng vai chủ nhà, mời bạn vào nhà chơi. - Tương tự với các tình huống khác. - HS đọc yêu cầu. Đọc các câu hỏi - HS trả lời miệng - HS viết vào vở những điều vừa kể - Đọc trước lớp _______________________________________ Toán PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I. Mục tiêu: - HS biết cách đặt tính và thực hiện các phép cộng các số có hai chữ số có tổng bằng 100. - Rèn kĩ năng giải toán, làm tính thành thạo. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn. - Giáo dục hs yêu thích môn toán. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Bài mới * Giới thiệu phép tính 83 + 17 - Gv nêu hs đặt tính và thực hiện - GV lưu ý hs viết chữ số 0 thứ nhất thẳng cột với hàng đơn vị, chữ số 0 thứ hai thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ số 1 thẳng cột với chữ số hàng trăm. * Đây là phép cộng có nhớ có tổng bằng 100 * Cho hs tự lấy ví dụ, thực hiện HĐ2. Luyện tập Bài 1: Tính - Yêu cầu hs làm sgk - Chữa bài, nhận xét Bài 2:Tính nhẩm - Gọi hs nêu cách nhẩm - Nhận xét các phép cộng Bài 4: Gọi hs đọc bài toán - Yêu cầu hs tự tóm tắt và làm ra nháp - Cả lớp làm bài - Thu một số bài nx * Củng cố dạng toán về nhiều hơn. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ học - HS nêu cách làm - HS đặt tính vào bảng con 83 + 17 100 - Nhiều hs nhắc lại cách làm - HS tự lấy ví dụ - 2,3 hs đọc yêu cầu - 2 hs làm bảng lớp - Cả lớp đọc lại phép tính và cách làm 99 75 64 + 1 +25 +36 100 100 100 - HS nhẩm nêu kq 60 + 40 = 100 80 +20 =100 30 + 70 = 100 90 + 10 = 100 - HS đọc bài toán - HS tự tóm tắt và giải bài toán Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là: 85 +1 5 = 100 (kg) Đáp số: 100 kg đường __________________________________________________ Kể chuyện NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu: - Dựa vào tranh kể lại được câu chuyện: Người mẹ hiền. - Rèn kĩ năng kể tự nhiên, biết kể theo nhân vật trong câu chuyện. - Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, mạnh dạn khi giao tiếp - Giáo dục kính trọng cô giáo, người mẹ thứ hai của mình. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh sgk. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. KTBC - Gọi hs kể lại câu chuyện: Người thầy cũ - GV nhận xét, tóm tắt lại nội dung 2. Bài mới - Gv gắn 4 bức tranh lên bảng Các em có nhận ra những nhân vật này không? Đó là ai trong câu chuyện nào? HĐ2. Dựa vao tranh vẽ, kể lại từng đoạn trong câu chuyện Người mẹ hiền. - GV chia nhóm - Yêu cầu các nhóm kể - Gọi đại diện các nhóm lên kể trước lớp. - GV gợi ý bằng những câu hỏi để hs kể được tốt. Ví dụ Hai cậu bé này là ai? Các cậu đang nói gì với nhau? GV nhận xét cho điểm HĐ3. Dựng lại câu chuyện theo vai - Câu chuyện này có mấy nhân vật? - Lần 1 gv và hs đóng vai và kể - GV khuyến khích động viên để hs tự tin khi kể chuyện HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - Câu chuyện này nói lên điều gì? - Nhận xét giờ học - 4 hs kể nối tiếp - Nhận xét bạn kể - HS quan sát tranh trong sgk - Đó là những nhân vật trong câu chuyện Người mẹ hiền - 1, 2 hs đọc yêu cầu - HS kể trong nhóm - Đại diện từng nhóm lên kể - Đoạn 1, 2, 3, 4 Chuẩn bị đến giờ ra chơi, Minh đã thì thầm vào tai Nam: Ngoài phố có, ra chơi bọn mình ra xem nhé. Tiếng trống vừa rứt 2 bạn đã có mặt ở trước cổng trường. Nhưng cổng trường khóa - HS đọc yêu cầu - Có 5 nhân vật - HS quan sát, lắng nghe và nhận xét - Lần 2 hs tham gia kể trước lớp - 2,3 hs nhắc lại nội dung: Cô giáo là người mẹ thứ hai của mình cô coi hs như con và nghiêm khắc dạy bảo. Phải kính trọng cô giáo. _________________________________________________ Hoạt động tập thể RÈN KĨ NĂNG NHẶT RAU, NẤU CƠM I. Mục tiêu: - Rèn HS biết làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh. - HS biết cách nhặt rau, nấu cơm. Rèn kĩ năng biết giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. - Giáo dục HS luôn có ý thức nhặt rau, nấu cơm và những công việc vừa sức để giúp đỡ gia đình . II. Chuẩn bị: - GV: Nồi cơm điện, gạo, thau chậu, rổ rá tại nhà ăn bán trú của trường. - HS: Chuẩn bị một số loại rau: rau muống, rau rền, rau mồng tơi, rau cải... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu - Ở nhà em thường giúp đỡ cha mẹ những việc gì? - Nhặt rau là những công việc phù hợp với lứa tuổi của các em, nhưng làm thế nào để an toàn, sạch sẽ hôm nay cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu về công việc nhặt rau. HĐ2. Cách nhạt rau, nấu cơm. - HS trưng bày rau, ...đã chuẩn bị. * Nhặt rau: - Ở nhà, hằng ngày em thường ăn những loại rau gì ? - Trước khi nấu em cần phải làm gì ? - Khi nhặt rau em cần phải làm như thế nào? - Hai em cạnh nhau thảo luận nêu cách nhặt rau của mình. - Các nhóm trình bày cách nhặt rau của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét. - Chúng ta cần phải biết giúp đỡ cha mẹ những công việc đơn giản, phù hợp với lứa tuổi để bố mẹ bớt đi nỗi vất vả, bận rộn hằng ngày. Chúng ta có thể tự làm lấy những công việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của bản thân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT8.doc
Tài liệu liên quan