Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU

- Luyện tập, củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm cho HS.

- Bước đầu biết đọc dúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyệnvới lời nhân vật.

- Nắm chắc nội dung câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau, sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG: SGK+ luyện tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 2. Luyện đọc

a. GV đọc diễn cảm lại toàn bài. HS theo dõi và nghe.

b. Hướng dẫn luyện đọc

 - Đọc từng đoạn trước lớp: 5 Học sinh tiếp nối đọc 5 đoạn.

- GV theo dõi sửa nỗi phát âm, luyện từ khó.

 - Đọc từng đoạn trong nhóm.

 - Kiểm tra một số nhóm: 5 học sinh tiếp nối đọc 5 đoạn

 GV kết hợp hỏi câu hỏi để tìm hiểu nội dung từng đoạn.

 

doc31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốn giảm 10 kg đi 5 lần ta lấy10 kg chia cho 5. + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? (Lấy số đó chia cho số lần) - HS nhắc lại nhiều lần . 3. Thực hành. Bài 1: Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi trả lời theo mẫu. VD: 48 giảm đi 4 lần là: 48 : 4 = 12 Cho HS làm rồi chữa bài. Bài 2: HS tự tóm tắt bằng sơ đồ. Sau đó rồi giải. Cho HS tự làm, rồi chữa. Bài 3: HS làm bài tại lớp. - HS lưu ý phân biệt giảm 4 lần với giảm đi 4 đơn vị. - Sau đó vẽ đoạn thẳng. 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe –viết) các em nhỏ và cụ già I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ r/ d/ gi? II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết: trung thành, chung thuỷ, ngọc trai, cái chai. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV: Đọc đoạn 4 của bài. + Đoạn này kể chuyện gì? Nhận xét chính tả: + Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu? (7 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? (chữ cái đầu câu) + Lời ông cụ được đánh dấu gì? (dấu: xuống dòng gạch đầu dòng, viết lùi vào một 1 chữ) - Học sinh viết tiếng khó ra bảng con. b. Học sinh nghe, viết vào vở. GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập GV lựa chọn cho HS làm BT 2.a Cả lớp đọc thầm bài - làm bảng con. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng con. Cả lớp làm vào vở bài tập. Câu a: giặt, rát, dọc. 4. Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Âm nhạc Giáo viên môn Âm nhạc dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình. - Với học sinh khá, giỏi biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình. * GDKNS: - KN lắng nghe ý kiến của người thân. - KN thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. - KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Thực hành. *Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai. GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống. GV nêu 2 tình huống ( SBT). Các nhóm thảo luận đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận xét cách ứng xử đó. GV kết luận: Như SGV. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. 1. GV lần lượt đọc các ý kiến . HS suy nghĩ và ra quyết định. 2. Thảo luận về lý do tán thành, không tán thành (lưỡng lự). 3. GV Kết luận : - Các ý kiến a,c là đúng , b là sai. * Hoạt động 3 : Liên hệ 1. HS giới thiệu tranh vẽ về các món quà mững sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em. 2. GV yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp. 3. GV kết luận: Đây là những món quà quý vì nó là tình cảm của em đối với người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người sẽ rất vui khi nhận được món quà này . Hoạt động 4: HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ, ... về chủ đề bài học. HS tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục. Biểu diễn các tiết mục. (đan xen các thể loại ) Sau mỗi phần trình bày của HS. GV yêu cầu cả lớp thảo luận về ý nghĩa của bài thơ bài hát . 3. Củng cố, dặn dò: sưu tầm tranh ảnh,.. nói về sự chăm sóc, quan tâm giữa những người thân trong gia đình. - GV nhận xét giờ học. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) ôn tập phép nhân, phép chia I. Mục tiêu - Củng cố, mở rộng các phép nhân, phép chia đã học cho học sinh. - Hiểu được tích và thương thay đổi như thế nào khi có một hoặc 2 thành phần trong phép tính tăng lên hoặc giảm đi một số lần hoặc một số đơn vị. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (toán BD tr 17) Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Lần lượt trả lời từng câu hỏi, GV nhận xét, chữa bài. Tích hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau: a, Mỗi thừa số cùng gấp lên 2 lần? (Tích gấp lên 4 lần) b, Thừa số này gấp lên 3 lần và thừa số kia giảm đi 3 lần? (Tích không thay đổi) c, Giữ nguyên thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai tăng thêm 3 đơn vị? (Tích tăng thêm 3 lần thừa số thứ nhất.) *Lưu ý: Khi chữa bài GV nêu ví cả dụ cụ thể cho HS hiểu. Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu? HD: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất tức là số thứ nhất được gấp lên 10 lần, do đó tích cũng gấp lên 10 lần. Vậy tích mới là: 75 x 10 = 750 Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Bình nhân một số với 3 thì được 375. Hỏi nhân số đó với 6 thì được bao nhiêu? HD giải: Số đem nhân với 3 là: 375 : 3 = 125 Nhân số đó với 6 thì được: 125 x 6 = 750 * Cách 2: 6 so với 3 thì gấp là: 6 : 3 = 2 (lần) Tích của số đó với 6 là: 375 x 2 = 750 Hoặc có thể gọi số đó là X, ta có: X x 6 = (X x 3) x 2 = 375 x 2 = 750 * Như vậy một bài toán có thể giải bằng rất nhiều cách khác. Bài tập 4: Học sinh đọc các câu hỏi của bài. Trả lời, lớp nhận xét, chữa bài: a, Trường hợp nào tích của hai số bằng 0? (ít nhất có một thừa số bằng 0) b, Hai số nào có tích bằng mỗi thừa số của nó? (2số cùng bằng 0 hoặc cùng bằng 1) c, Hai số khác 0 nào có tích bằng một trong hai thừa số của nó? (có 1 thừa số bằng 1 tích bằng thừa số kia) 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Tiếng ru I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao .... - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí. - Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè, đồng chí. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 khổ thơ trong bài) II. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài tập đọc tiết trước - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc: a. GV đọc bài thơ . b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ Đọc từng câu thơ (Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng) + HS phát hiện từ khó đọc: thân lúa, lửa, núi ... Đọc từng khổ thơ trước lớp: + Lần 1: HS nối nhau đọc mỗi em một khổ thơ, phát hiện cách ngắt nghỉ. + Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ ở SGK. Đọc từng khổ thơ trong nhóm. (Nhóm 3) + Kiểm tra 3 em của 3 nhóm, nhận xét. Đọc ĐT cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Đọc thầm khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi: + Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? Đọc thầm khổ 2: Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ 2. + Hãy nêu cách hiểu của em về câu: Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng. HS đọc to khổ 3. - Câu hỏi 3: (Núi không chê đất thấp vì núi có đất bồi mà cao) - Đọc thầm khổ 1: - Câu hỏi 4: (Con người muốn sống, con ơi / Phải yêu đồng chí yêu người anh em) - GV nêu nội dung bài: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồngphải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 4. Học thuộc lòng bài thơ GV đọc. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. HS thi đọc từng khổ, cả bài. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên & Xã hội vệ sinh thần kinh I. Mục tiêu HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. Kể được tên một số thức ăn, đò uống, .... nếu bị đưa vào cơ thể gây hại đối với cơ quan thần kinh. * GDKNS: - KN tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh. - KN làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học : Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ Não có vai trò gì trong việc điều khiển mọi hoạt động? - HS trả lời. GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. * Bước 1: Làm việc theo nhóm: HS quan sát hình trang 32 SGK; đặt và trả lời câu hỏi cho từng hình GV phát phiếu để thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập. * Bước 2: Làm việc cả lớp. Gọi HS lên trình bày kết quả. HS khác bổ sung. GV kết luận: Hình 2, 3, 4, 7 là các việc làm có hại cho, cơ quan thần kinh. Hoạt động 2: Đóng vai. * Bước 1: Tổ chức: GV chia thành 4 nhóm và 4 phiếu với 4 trạng thái tâm lí: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. * Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai. (mỗi nhóm 1 trường hợp) Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn 1 trạng thái tâm lí được giao. Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn thể hiện trạng thái tâm lí nào? và thảo luận xem trạng thái tâm lí đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? GV yêu cầu HS rút ra bài học qua hoạt động này. Hoạt động 3: Làm việc với SGK. * Bước 1: Làm việc theo cặp (2 em quan sát và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống, ... gây hại cho cơ quan thần kinh) * Bước 2 : Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS trình bày trước lớp. GV đặt vấn đề cả lớp cùng phân tích sâu: + Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn? 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán luyện tập I. Mục tiêu Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản. Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 48 : 6 32 : 4 78 : 3 + Muốn giảm đi một số lần, ta làm thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu. - Chẳng hạn: 6 gấp 5 lần được 6 x 5 = 30, 30 giảm đi 6 lần được 30 : 6 = 5. - HS tự làm các bài tập tiếp theo, khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm. Bài tập 2: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự làm rồi chữa bài. - Khi chữa bài gọi 2 HS, mỗi HS viết bài giải của phần a hoặc phần b. Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là: 60 : 3 = 20 (lít) Đáp số: 20 lít dầu Bài tập 3 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm. Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm. Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần được: 10 : 5 = 2cm. Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2cm. + Chú ý: Vị trí của đoạn thẳng MN do HS tự xác định. 3. Củng cố, dặn dò - Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng Giao tiếp với bạn bè và mọi người I. Mục tiêu - Tiếp tục thực hành củng cố những kiến thức đã học về kĩ năng giao tiếp với bạn bè, mọi người. - Giúp các em nắm được cách nói chuyện điện thoại cho đúng. - Biết được những việc nên làm và không nên làm khi nói chuyện điện thoại. - Giúp HS mạnh dạn, tự tin biết giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. - Rèn cho các em có kĩ năng và thái độ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập : BT 8, 9. III. Hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ - Gọi vài HS đứng lên tự giới thiệu về mình cho cả lớp nghe. - GV nhận xét, biểu dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập: * Hoạt động 1: Trò chơi Nên và Không nên. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 8 SGK. - GV chia lớp làm 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to rồi phổ biến cách chơi: trong 5 phút nhóm nào liệt kê nhiều những việc nên làm và không nên làm khi nghe điện thoại thì nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét kết quả đúng. - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cho HS đọc lại những việc nên làm và những việc không nên làm. * GV chốt: Khi nghe điện thoại chúng ta cần phải chào và tự giới thiệu về bản thân, đồng thời chúng ta cần nói năng rõ ràng, lịch sự, lễ phép .Không nên nói trống không , nói dài... * Hoạt động 2: Thực hành đóng vai: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 9 SGK. - Hãy nêu yêu cầu của bài. - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống. - Mời đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt. * GV kết luận: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. * Hoạt động 3: Liên hệ bản thân: - Nhà em có điện thoại không? - Đã bao giờ em nghe hoặc gọi điện thoại chưa? - Khi nghe điện thoại hoặc gọi điện thoại, em thường nói như thế nào? Với thái độ ra sao? - HS phát biểu tự do. - GV lấy các ý kiến của HS khác nhận xét, tư vấn cho bạn. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn dò về nhà thự hiện như bài đã học. Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ & câu từ ngữ về cộng đồng. ôn tập câu Ai làm gì ? I. Mục tiêu. - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? - làm gì? - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chưa bài tập trong sách bài tập Tiếng Việt. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: HS đọc yêu cầu HS làm mẫu (và viết bài vào vở. 1 HS lên bảng. + Nhóm 1: Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương. + Nhóm 2: Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm. HS chữa bài vào vở. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bai, cả lớp đọc thầm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (Tán thành thái độ câu a, c; không tán thành câu b. GV giúp HS hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ: SGV. HS học thuộc lòng 3 câu thành ngữ. HS chép vào vở. Bài 3: GV nêu yêu cầu và giúp HS hiểu yêu cầu của bài. HS làm vào vở và lên bảng gạch chân dưới các bộ phận theo yêu cầu. Sau đó đọc lại. Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. Củng cố: Những từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? là các từ ngữ chỉ gì? Trả lời câu hỏi làm gì? là các từ ngữ chỉ gì? Bài 4: HS đọc nội dung bài tập. Ba câu văn trong bài tập được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì ?) BT này yêu cầu các em tìm bộ phận trả lời câu hỏi. HS làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng HS chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học, biểu dương những em học tốt. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán tìm số chia I. Mục tiêu Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia. Biết tìm số chia chưa biết. II. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài về nhà, GV nhận xét chung. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS cách tìm số chia. - Cho HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ SGK. - Có 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? - HS trả lời rồi nêu phép chia tương ứng 6 : 2 = 3. - HS nhắc lại GV nêu bài tìm x, biết 30 : x = 5 + Cho HS nhận xét : Phải tìm gì? Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? 3. Thực hành. Bài 1: HS đọc đề bài, cho HS làm bài rồi chữa bài. 35 : 5 =7 28 : 7 = 4 24 : 6 = 4 35 : 7 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 Bài 2: - HS lần lượt lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài. Khi chữa bài nhắc lại cách tìm số chia. 12 : x = 2 x : 5 = 4 x = 12 : 2 x = 4 x 5 x = 6 x = 20 Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS trao đổi cách làm. Tương tự, phần b) trong phép chia hết, 7 chia cho 7 được thương bé nhất là: 7 : 7 = 1 Bài 4: - Học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4. * HS quan sát bài tập 3 và 4 và nêu nhận xét về cách làm và tên đơn vị. 4. Củng cố, dặn dò. HS và GV cùng hệ thống bài: + Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào? GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (Nhớ- viết) tiếng ru I. Mục tiêu Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. Làm đúng bài tập 2, phân biệt âm đầu vần dễ lẫn tr/ch. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết: tròn trĩnh, chăm chỉ, trang trí, nhoẻn miệng cười. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Chuẩn bị: - GV đọc khổ thơ 1, 2 của bài; 2HS đọc thuộc lòng. - Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng. - Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài thơ viết theo thể thơ nào? HS trả lời. + Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý? (Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô) + Dòng thơ nào có dâu phẩy, dấu gạch nối, chấm hỏi, chấm than? (Dòng thứ 2, 7, 7, 8) HS nhìn vào vở, viết nháp những chữ các em dễ viết sai để ghi nhớ. b. HS nhớ - viết hai khổ thơ. GV nhắc HS nhớ ghi tên đề bài ở giữa trang vở, viết hoa đúng các chữ dầu dòng đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng. c. Chấm bài, chữa bài: HS đọc lại soát lỗi và tự sửa chữa (không mở sách) 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. HS đọc lại đề bài, làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) Rán - dễ – giao thừa. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công gấp, Cắt, dán bông hoa ( tiết 2) I. Mục tiêu HS biết cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để được bông hoa 5 cánh. biết cách gấp, cắt dán bông hoa 4, 8 cánh. Cách gấp, cắt dán bông hoa 4, 5, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật. HS hứng thú đối với giờ học. II. Chuẩn bị: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, hồ dán ... III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại các bước gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn thực hành (tiếp) Hoạt động 3: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa. GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5, 4, 8 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh : Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ đường cong. Mở ra được bông hoa 5 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh : Cắt tờ giấy hình vuông làm 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra được bông hoa 8 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 8 cánh : Cắt tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra được bông hoa 4 cánh. GV nhắc HS có thể cắt bông hoa 4, 8 cánh có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp. HS thực hành. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc các em dán cho cân đối và miết cho phẳng. GV tổ chức cho HS có sản phẩm đẹp để trng bày khích lệ khả năng sáng tạo của HS. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. - GV tổ chức cho cả lớp trưng bày sản phẩm. GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo các mức độ: + Hoàn thành sản phẩm đẹp có sáng tạo. + Hoàn thành sản phẩm đẹp đúng mẫu. 3. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán ôn: giảm đi một số lần I. Mục tiêu - Luyện tập về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản. - Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán + Luyện tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập (SBT tr 46) Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu. Chẳng hạn : 2 gấp 6 lần được 2 x 6 = 12, 12 giảm đi 3 lần được 12 : 3 = 4 Sau đó điền số vào ô trống. - HS tự làm các bài tập tiếp theo. khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm. Bài tập 2 : - Học sinh đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? (42 quả gấc, sau khi bán số gấc giảm đi 7 lần) + Bài toán hỏi gì? (còn bao nhiêu quả) - Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài gọi 2 HS, mỗi HS viết bài giải của mình. Bài giải Số quả gấc còn lại là: 42 : 7 = 6 (quả) Đáp số : 6 quả Bài tập 3 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm. Đếm số quả cam trong hình vẽ (35 quả) Tìm số quả cam? (35 : 5 = 7) Tìm số quả cam? (5 : 7 = 5) Bài tập 4 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm. Đo độ dài đoạn thẳng MN được 12 cm. Độ dài đoạn thẳng MN giảm đi 4 lần được : 12 : 4 = 3cm. Vẽ đoạn thẳng ON có độ dài 3cm. + Chú ý : Vị trí của đoạn thẳng MN do HS tự xác định. 3. Củng cố, dặn dò - Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: cộng đồng ôn tập câu : Ai làm gì ? I. Mục tiêu. - Giúp HS biết tìm thêm một tiếng (hoặc 2, 3 tiếng) để tạo thành từ ghép chỉ những người lao động trong cộng đồng. - Ôn tập kiểu câu Ai làm gì ? Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai( con gì, cái gì)? - làm gì? - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Tiếng Việt. Bài1: HS đọc yêu cầu của bài. - GV nêu lại yêu cầu và giúp HS hiểu yêu cầu của bài. HS làm vào vở. Sau đó đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: + thợ điện, thợ cấy, thợ hàn, thợ xây, thợ mỏ, thợ may, ... + nhà may, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà khoa học, ... + đội viên, đoàn viên, đảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên, ... Bài 2: ( Sách TV nâng cao- tr 88) HS đọc yêu cầu của đề bài, Cả lớp đọc thầm. - Sau đó điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ. - GV giúp HS hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ: - HS học thuộc lòng 4 câu tục ngữ. HS chép vào vở. Bài3: HS đọc yêu cầu. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? trong các câu dưới đây. a, Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. b, Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. c, Các chữ cái và dấu câu bàn cách giúp đỡ em Hoàng. HS làm rồi chữa bài chung. * Củng cố: Những từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? là các từ ngữ chỉ gì? Trả lời câu hỏi làm gì? là các từ ngữ chỉ gì? Bài 4: HS đọc nội dung bài tập. a, Ba câu văn trong bài tập được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?) Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng HS chữa bài. + Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy. + Đàn sếu đang sải cánh trên cao. + Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. b, Các câu trên khác câu Ai - là gì? ở chỗ: + Về cấu tạo: Hai mô hình cấu tạo khác nhau: Ai - làm gì? / Ai - là gì? + Về tác dụng: Kiểu câu Ai - làm gì nêu hoạt động của người, vật. Kiểu câu Ai - là gì dùng giới thiệu, nhận định. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, biểu dương những em học tốt. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 em đọc bảng chia 7. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: Hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. 80 – x = 30 x = 80 – 30 x = 50 42 : x = 7 x = 42 : 7 x = 6 HS nêu yêu cầu của bài - thực hành làm bài và chữa bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN8-2014.doc
Tài liệu liên quan