Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, hoặc trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia.

 Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào biểu thức điềndấu "<", ">", "=".

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

SGK và vở bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ

Kiểm tra bài tập về nhà. HS đọc một số bảng chia đã học

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.

2. GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ hai quy tắc này.

GV nêu vấn đề: Khi tính giá trị biểu thức là thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện phép tính đó.

a) Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ người ta quy ước thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

HS đọc biểu thức, GV viết biểu thức "60 + 20 - 5". Sau đó yêu cầu HS nêu thứ tự làm các phép tính đó, ta tính 60 + 20 trước, được 80 (GV viết dấu = và số 80 như bài hoạc) rồi trừ đi 5 ( GV viết tiếp "-5") còn 75 (GV viết như bài học).

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 là 51 GV cho HS tính 13 x 3 và nêu rõ giá trị của biểu thức 13 x 3 là 39 GV hướng dẫn làm tương tự và nêu giá trị của các biểu thức. 84 : 4; 125 + 10 - 4 . 4.Thực hành Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo mẫu. Thống nhất cách làm Thực hiện phép tính ( tính nhẩm và viết kết quả ) Viết giá trị của biểu thức Sau đó HS tự làm, cuối cùng cả lớp thống nhất kết quả của từng phần Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu GV và HS cùng làm một ý, chẳng hạn: Xét biểu thức 52 + 23 + Trước hết ta tính nhẩm thấy 52 + 23 = 75, vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75 ( hay giá trị của biểu thức 52 + 23 là 75) + Tìm trong các số, số nào ghi giá trị 75 thì ta nối với biểu thức 52 + 23 1 HS lên bảng làm bài .Cả lớp tự làm vào vở . GV theo dõi giúp đỡ HS yếu kém. HS nhận xét chữa bài. GV yêu cầu HS nêu cách làm từng biểu thức. 5. Củng cố, dặn dò - GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học Tiết 2: Âm nhạc (GV nhạc dạy) Tiết 3: Đạo đức biết ơn thương binh liệt sĩ (Tiết 1) I. Mục tiêu - HS hiểu: Thương binh liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. - HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ. * KNS: + KN trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. + KN xác đinh giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập đạo đức. Phiếu học tập và các bài hát về thương binh, liệt sĩ. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động : Cả lớp hát bài " Giúp đỡ chú thương binh" * Hoạt động 1: Phân tích truyện GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích Đàm thoại theo các câu hỏi: - Các em lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 - 7? - Qua câu truyện trên, em hiểu thương binh và gia đình liệt sĩ là những người như thế nào? - Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ? - GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ . * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 1. GVchia nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét các việc làm sau: a) Nhân ngày 27 - 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. b) Chào hỏi lễ phép các chú thương binh c) Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp. d) Cười đùa, làm việc riêng khi các chú thương binh, liệt sĩ nói chuyện với HS toàn trường. 2. Các nhóm thảo luận 3. Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 4. GV kết luận: Các việc a, b, c là những việc nên làm, d là việc không nên làm. 5. HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ. * Hướng dẫn thực hành Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên như: Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng. Tiết 4: Chính tả đôi bạn( Nghe – viết) I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết chính tả cho HS. - Nghe viết và trình bày đúng đoạn 3 của truyện Đôi bạn. - Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ HS đọc, 2 em lên bảng - cả lớp viết bảng con: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh, chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn nghe viết a) Chuẩn bị * GV đọc bài viết . 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. * Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài. Đoạn viết có mấy câu? (6 câu. Lưu ý : " Bố bảo:" là 1 câu) Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? Vì sao? Lời của bố viết như thế nào? + ( sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng.) HS đọc thầm bài chính tả, ghi nhớ những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài b) GV đọc cho HS viết c) Chấm bài, chữa bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a) Bài 2a: GV nêu yêu cầu của bài và nhắc HS : Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu ( hoặc dấu thanh) các em cần chú ý đến nghĩa của từ. HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. HS lên bảng thi làm đúng nhanh - đọc kết quả - nhận xét lỗi phát âm chốt lời giải đúng. GV giải nghĩa từ chầu hẫu: ngồi chực sẵn bên cạnh (để chờ nghe bà kể chuyện). HS đọc lại nhiều lần. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm: + (chăn trâu - châu chấu; chật chội - trật tự; chầu hẫu - ăn trầu). 4. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu những HS còn mắc lỗi về nhà luyện mỗi chữ viết sai 1 dòng GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Dặn HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2 Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu Giúp HS biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, hoặc trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào biểu thức điềndấu "", "=". II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ Kiểm tra bài tập về nhà. HS đọc một số bảng chia đã học B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ hai quy tắc này. GV nêu vấn đề: Khi tính giá trị biểu thức là thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện phép tính đó. a) Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ người ta quy ước thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. HS đọc biểu thức, GV viết biểu thức "60 + 20 - 5". Sau đó yêu cầu HS nêu thứ tự làm các phép tính đó, ta tính 60 + 20 trước, được 80 (GV viết dấu = và số 80 như bài hoạc) rồi trừ đi 5 ( GV viết tiếp "-5") còn 75 (GV viết như bài học). HS nêu lại cách làm, cả lớp nêu lại quy tắc nhiều lần b) Biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải - HS đọc biểu thức. GV viết bảng "49:7x5" cho HS nêu cách làm như VD a - HS nêu lại cách làm và đọc quy tắc nhiều lần - GV lưu ý cách trình bày như hướng dẫn 3. Thực hành Bài 1: GV giúp HS làm mẫu 1 biểu thức 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 - GV nêu cho HS cách làm. Sau đó tự làm tiếp các phép tính còn lại. - GV và HS nhận xét chữa bài Bài 2: GV cho HS cùng tham gia tính giá trị của biểu thức đầu 15 x 3 x 2 theo thứ tự sau + GV cho HS nêu thứ tự các phép tính cần làm. + HS tính cụ thể và trình bày như bài học. Rồi đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. Bài 3: HS đọc đề bài và làm bài vào vở - Muốn điền được các dấu "". "=" cho đúng ta phải so sánh giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3 với số 32. 4. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài và nhận xétgiờ học. Tiết 2: Luyện từ và câu Từ ngữ về thành thị, nông thôn. dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị, nông thôn (tên thành phố và vùng quê, tên các sự vật và công việc ở thành phố, nông thôn). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh minh hoạ. Bản đồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ 3 HS lên bảng làm bài 1, 3 Nhận xét chữa bài B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc SGK. GV giúp HS hiểu đề bài: GV nhắc HS chú ý mỗi em kể được ít nhất tên một vùng quê HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả Một số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc đến Nam. + Các thành phố tương đương với 1 tỉnh HN, Hải Phòng , Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng. + Các thành phố tương đương với 1 quận huyện: Điện Biên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Đà lạt, .... Hãy kể tên 1 vùng quê mà em biết. Bài 2: HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến làm bài các nhân * HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng tên một số sự vật, công việc tiêu biểu. a) ở thành phố: + Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, trung tâm văn hoá. + Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy móc, ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,... b) ở nông thôn: + Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, + Công việc: cấy lúa, gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc sâu bảo vệ lúa, chăn trâu, ... Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề, GV kiểm tra việc làm của HS HS lên bảng làm bài. Cả cùng nhận xét chữa bài: SHD 3 HS đọc lại đoạn văn 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy Tiết 3: Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản I. Mục tiêu Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Chơi trò chơi "Đua ngựa". Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ kẻ sẵn các vạch cho tập đi chuyển hướng phải, trái và dụng cụ để chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp 1. Phần mở đầu (5 phút) GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. Cả lớp chạy chậm theo hành dọc xung quanh sân tập. Khởi động kĩ các khớp. Trò chơi "Kết bạn" 2. Phần cơ bản (25 phút) a. Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, đểm số Tập 2 - 3 lần liên hoàn các động tác, mỗi lần tập. GV hoặc cán sự chọn vị trí đứng khác nhau để tập hợp. Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, yêu cầu mỗi HS đều tập làm chỉ huy 1 lần. GV đi các tổ quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu kém. b. Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải trái Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em các nhau 2 - 3m GV hoặc cán sự điều khiển chung, GV sửa chữa động tác sai cho HS và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn, trật tự * Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải, trái 1 lần. Sau đó GV và HS nhận xét và đánh giá. c. Chơi trò chơi "Đua ngựa" GV cho khởi động kĩ các khớp, nhắc lại cách phi ngựa, cách quay vòng. Cử một số em làm trọng tài và thay nhau làm chỉ huy, sao cho mọi em đều được chơi. Kết thúc cuộc chơi, đội nào thắng được biểu dương, đội nào thua phải đi kiểu đi của "vịt" một vòng. 3. Phần kết thúc (5 phút) Đứng tại chỗ vỗ tay và hát GV cùng HS hệ thống bài Tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát bài tuỳ thích. GV nhận xét giờ học. GV giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học, nhắc những HS chưa hoàn thành phải ôn luyện thường xuyên để chẩn bị kiểm tra. Tiết 4-5: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Tập đọc Về quê ngoại I. Mục tiêu 1. Đọc đúng các từ ngữ: Đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi. Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát. 2. Đọc - hiểu: Đọc thầm nhanh và hiểu các tữ ngữ trong bài. Nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện " Đôi bạn" Hãy tìm câu nói lên ý nghĩa của truyện? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a) GV đọc bài b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu ( 2 dòng thơ ) HS nối tiếp nhau đọc 8 câu thơ. GV sửa lỗi phát âm của HS Đọc từng khổ thơ + HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm. - GV giúp HS nắm được các từ ngữ trong bài: hương trời, chân đất; giải nghĩa thêm từ: quê ngoại (quê của mẹ). - Đọc từng đoạn trong nhóm và cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Khổ thơ 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho biết điều đó? + (Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê câu thơ: ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.) Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? ( ở nông thôn ) Bạn nhỏ thấy quê có gì lạ? ( Đầm sen ..... trăng gió bất ngờ) GV: Ban đêm ở thành phố có nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn ) * Khổ thơ2: HS đọc to Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? + ( Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp người làm ra hạt gạo) Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? ( Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người ) 4. Học thuộc lòng bài thơ GV đọc lại bài thơ. Hướng dẫn HTL từng khổ, cả bài Một số HS đọc cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay . 5. Củng cố, dặn dò HS nêu nội dung bài.GV nhận xét tiết học.Về nhà tiếp tục luyện đọc. Tiết 2: Tự nhiên và xã hội Hoạt động công nghiệp, thương mại I. Mục tiêu Sau bài học: HS biết: Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. - Tổng hợp các thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. II. Đồ dùng dạy học Các hình SGK III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống Bước 2: Một số cặp lên trình bày, cặp khác bổ sung GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như khai thác quặng kim loại luyện thép, sản xuất xe máy, xe đạp ... đều gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm * Bước 1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK * Bước 2: Mỗi HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình. * Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. GV giới thiệu và phân tích các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như: - Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy ... - Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt ... - Dệt cung cấp vải, lụa ... * Kết luận: Các hoạt động khai thác than, dầu khí, dệt ... gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu SGK. Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. GV gợi ý: - Những hoạt động mua bán như hình 4 - 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì? - Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? - Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em. Căn cứ vào trả lời của HS GV kết luận. Lưu ý: GV có thể giới thiệu và giải thích thêm về hoạt động thương mại và các mặt hàng được bán ở siêu thị, các chợ và cửa hàng lớn ở thành phố. * Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. * Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng Bước 1: GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm lên nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Thể dục bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và đội hình đội ngũ I. Mục tiêu Ôn luyện hàng ngang, dóng hàng, điểm số, ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu HS học thuộc bài và thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. Chơi trò chơi" Con cóc là cậu ông trời". Yêu cầu biết cách chơi một cách tương đối chủ động II. Địa điểm Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch để đi chuyển hướng phải, trái, và đi vượt chướng ngại vật thấp. III. Nội dung và phương pháp 1. Phần mở đầu (5 phút) GV: phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân Khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, vai và hông. Chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy" 2. Phần cơ bản ( 25 phút) a. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ đạo của GV hoặc cán sự lớp, mỗi nội dung tập 2- 3 lần. Đội hình đi vượt chướng ngại vật thấp và đi chuyển hướng phải, trái tập theo đội hình 2- 4 hàng dọc. GV chia nhóm tập luyện theo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng điều khiển. GV nhắc nhở và sửa cho HS tập chưa chính xác. Khi tập luyện tổ chức cho các em thực hiện dưới hình thức thi đua. Cán sự điều khiển cho các bạn tập. * Biểu diễn thi đua giữa các tổ: 1 lần. Lần lượt từng tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang , dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. Tổ nào kém hơn sẽ phải nắm tay nhau đứng thành vòng tròn vừa nhảy vừa hát câu : " Học - tập - đội - bạn. Chúng - ta -cùng - nhau - học - tập - đội - bạn " b. Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải - trái. GV điều khiển cho lớp tập, riêng động tác đi chuyển hướng phải, trái cho HS đi khoảng 15 m. Chú ý nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt c. Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông trời" GV cho HS khởi động kĩ các khớp, ôn cách bật nhảy, sau đó mới cho HS chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: ( 5 phút) Đứng tại chỗ vỗ tay, hát bài hát tuỳ thích và đi lại thả lỏng. GV và HS cùng hệ thống lại bài. GV nhận xét giờ học. GV giao bài tập: Ôn luyện các nội dung để chuẩn bị kiểm tra. Tiết 4: Toán tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu - HS biết áp dụng tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ Kiểm tra bài 2. HS nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ có cộng, trừ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. GV giúp HS ghi nhớ quy tắc này. * HS đọc ví dụ 1. GV viết biểu thức : 60 + 35 : 5 HS nêu biểu thức có những phép tính nào? ( có phép cộng và phép chia) GV nêu : " Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau", GV yêu cầu HS đọc lại biểu thức, rồi nêu cách tính và thực hiện trên bảng lớp và bảng con. Yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng. : 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 HS nêu cách làm. * Ví dụ 2: 86 - 10 x 4 = 86 - 40 HS làm tương tự như ví dụ 1 = 46 3. Thực hành Bài 1: Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức đầu: 253 + 10 x 4 HS nêu thứ tự làm các phép tính ( nhân trước, cộng sau) GV cho HS làm các phần còn lại, sau đó lên bảng trình bày. Nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2: Hướng dẫn HS làm biểu thức đầu, theo thứ tự sau: Trước hết phải xác định phép cần làm trước. Nhẩm miệng ( nháp) để tìm kết quả Thực hiện tiếp các phép tính còn lại So sánh với giá trị biểu thức và điền Đúng, sai vào ô trống a) Đ, Đ, Đ, S. b) S, S, S, Đ Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán theo hai bước Số trang sách Minh đọc được là: 132 : 4 = 33 ( trang ) Số trang sách Minh còn phải đọc là: 132 - 33 = 99 ( trang ) Bài 4 : HS đọc đề bài. Suy nghĩ và tự xếp trên đồ dùng. GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 5: Chính tả về quê ngoại (Nhớ – viết) I. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết chính tả, Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ 2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát. + HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai b) GV hướng dẫn HS viết bài GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ. HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở c) Chấm bài, chữa bài GV chấm 6 HS và nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu. b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. Chuẩn bị cho bài tập làm văn Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dạng: Chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ: HS đọc 3 quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài 2) Nội dung bài luyện tập GV gợi ý cho HS nêu cách tiến hành tính giá trị của biểu thức là: + Xem trong biểu thức có các phép tính nào + Vận dụng quy tắc để xác định thứ tự thực hiện + Tính toán cụ thể và trình bày theo mẫu Bài 1: GV giúp HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất + HS nêu các phép tính có trong biểu thức (phép trừ và phép cộng) + HS nêu cách làm cụ thể + HS tính nhẩm hoặc tính nháp rồi nêu kết quả HS tự làm phần còn lại rồi chữa bài * Củng cố bài 1: Ta thực hiện các phép tính của bài 1 theo thứ tự từ trái sang phải. Bài 2: GV tiến hành tương tự như bài 1 a) 375 - 10 x 3 = 375 - 30 64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 345 = 38 b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31 5 x 11 - 20 = 55 - 20 = 337 = 35 * Củng cố bài 2: Trong biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia2, ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Bài 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài * Củng cố: các biểu thức của bài tập 3 ta thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau. Biểu thức 20 x 9 : 2 ta thực hiện từ trái sang phải Bài 4: HS nêu theo mẫu: Ví dụ: "số 90 là giá trị của biểu thức 70 + 60 : 3"; HS có thể nêu "biểu thức 70 + 60 : 3 có giá trị là 90" HS tự tính nhẩm hoặc làm ra nháp để tìm giá trị của các biểu thức. HS lên bảng nối biểu thức với giá trị đúng HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. * Củng cố bài 4: Trong biểu thức có chia và nhân ta cũng thực hiện từ trái sang phải như biểu thức có nhân và chia 3. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học Tiết 2: Tập viết Ôn chữ hoa M I. Mục tiêu Củng cố cách viết hoa chữ M thông qua các bài tập ứng dụng. Viết tên riêng: Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ Viết câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ II. Đồ dùng dạy học Mẫu chữ viết hoa và từ ứng dụng III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em lên bảng lớp viết chữ: Lê Lợi, Lựa lời. Nhận xét củng cố kĩ năng viết chữ hoa B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con a) Luyện viết chữ hoa HS tìm các chữ hoa có trong bài : M, T, B GV viết mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết HS tập viết chữ M và các chữ T, B vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém b) Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi GV giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là 1 nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chiống thực dân Pháp. Bị địch bắt tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch) HS viết bảng con, bảng lớp 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS c) Luyện viết câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng: GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. HS nêu cách viết hoa chữ: Một, Ba. Sau đó luyện viết các chữ đó. Hướng dẫn viết những chữ viết hoa trong câu tục ngữ 3. Hướng dẫn viết vở tập viết GV hướng dẫn HS tập viết cỡ chữ nhỏ. GV giúp đỡ những HS yếu kém + Viết 1 dòng các chữ M. Viết 2 dòng: tên riêng. Viết câu tục ngữ: 2lần 4. Chấm chữa bài - GV chấm 7 bài nhận xét 5. Củng cố nhận xét GV và HS hệ thống lại cách vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN16-2010.doc