Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU

- Biết ngắt nhịp hợp lý ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

 - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sử dụng tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ :

 - HS đọc và TLCH bài Cóc kiện Trời.

 - Ba em lên kể lại câu chuyện: “Cóc kiện trời” theo lời của một nhân vật trong chuyện.

 - Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện.

 - GV nhận xét.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng.

 2. Hướng dẫn luyện đọc.

 - GV đọc mẫu toàn bài toàn bài.

 - HS đọc tiếp nối từng câu thơ. Phát hiện từ khó để luyện đọc.

 - HS đọc tiếp nối từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ mới.

 - Nêu cách ngắt nhịp thơ.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Đông Nam á. - Làm đúng bài tập 3 phân biệt s/x; o/ô. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh,.. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. GV hướng dẫn HS nghe viết: a. Chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả trong bài: “Cóc kiện Trời”. - HS nghe, nhận xét chính tả. + Đoạn văn trên có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? - Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng - HS đọc thầm, phát hiện từ khó. - GV đọc 1 số tiếng khó: Trời, Cóc, Gấu. - HS tập viết bảng con chữ khó viết. b. GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. GV nhận xét 5 – 7 bài, tư vấn, chữa lỗi. 3. Hướng dẫn lài tập. HS làm bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu: 2HS nêu yêu cầu. - Kể tên năm nước ở Đông Nam á, HS làm bài. HS làm bài 3: lựa chọn. - GV gọi HS nêu yêu cầu: 2HS nêu yêu cầu. - HS làm vở, 1 HS lên làm vào bảng lớp. - GV chữa bài: a. Cây sào – xào nấu – lịch sử - đối xử. b. Chín mọng – mơ mộng – hoạt động – ứ đọng. 4. Củng cố dặn dò Về nhà đọc lại đoạn văn ở bài tập 2. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức Dành cho địa phương tìm hiểu lịch sử đền trần thương. I. Mục tiêu - HS biết đây là một di tích lịch sử văn hoá. - Biết được công lao to lớn của Trần Hưng Đạo với đất nước. - Các em tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử này. * Ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong bài 8, 9. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Khi tham gia giao thông, con phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn bài học. - GV giới thiệu chung về đền Trần Thương và những chiến công của Trần Hưng Đạo: + Đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam và cả nước, hội tụ nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật tâm linh. + Đền thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. + Đây là một trong 3 ngôi đền lớn của cả nước thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. + Tương truyền rằng Trần Hưng Đạo đã đặt 6 kho lương ở đây để phục vụ khang chiến. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính. + Với giá trị về lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 1989 Đền Trần Thương đã được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử- Văn hóa cấp quốc gia. + Từ bao đời nay, nhân dân mở hội vào trung tuần tháng 8 âm lịch, đặc biệt là ngày 20/8, ngày Đại vương qua đời. + Vào giờ tý ngày rằm tháng giêng hàng năm còn mở lễ phất lương ban lộc đầu năm của Đức Thánh Trần cho nhân dân và khách thập phương. - Chia nhóm HS thảo luận: Kể những điều em biết về Đền Trần và vị tướng Trần Hưng Đạo. + Đền Trần Thương được thờ ai? Lễ hội tổ chức khi nào? + Kể những chiến công của Hưng Đạo Vương? + Kể các việc làm được thực hiện để bảo vệ, giữ gìn khu di tích lịch sử. - GV: Em và các bạn đã làm gì để thực hiện giữ gìn khu di tích lịch sử? - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Ôn tập: (10 phút) - Sau khi dạy xong bài mới, GV cho HS mở SGK ôn lại nội dung kiến thức các bài đạo đức từ bài 8 đến bài 9. - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4. - Câu hỏi: + Vì sao càn phải biết ơn thương binh liệt sĩ? + Con hãy giới thiệu các hoạt động đền ơn đáp nghĩa gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương? + Con hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - HS trao đổi thảo luận, GV theo dõi, giải đáp các vướng mắc của HS trong từng nhóm. - Có thể gọi vài nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Củng cố, dặn dò. - GV chốt lại kiến thức. - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn) ôn tập: các dấu câu đã học I. Mục tiêu - Ôn tập để củng cố lại cách sử dụng những dấu câu đã học cho HS. - HS biết vận dụng làm một số bài tập xác định, điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, ... trong đoạn văn cho trước. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của bài: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả. Xoài thanh ca xoài tượng ... đều ngon nhưng em thích xoài cát nhất mùi xoài thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp quả lại to. - Cả lớp đọc yêu cầu của bài. + Một HS giải thích yêu cầu của bài. Điền đúng dấu câu thích hợp vào đoạn văn trên. + Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. Bài 2: GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của bài: - 1HS đọc yêu cầu của bài. GV phát phiếu học tập. - Cho HS làm bài. HS trình bày. - GV nhận xét chốt lại lời giả đúng. Câu a: Một người kêu lên: “Cá heo!” : Câu b: Nhà an dưỡng..thiết: chăn màn ... Câu c: Đông Nam ... là: Bru - nây,... Xin-ga-po. - GV chốt: Dùng dấu hai chấm khi dẫn lời nói trược tiếp, liệt kê các sự vật, sự việc hoặc giải thích, làm rõ ý muốn nói ở phía trước. Bài 3: Gọi 1 HS đọc bài. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. + Một học sinh giải thích yêu cầu của bài. + Cả lớp đọc thầm lại truyện vui, làm bài cá nhân. - Điền dấu chấm vào mỗi câu văn cho thích hợp. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. “Đêm đông, trời rét cóng tay. Chú mèo mướp nằm lì bên bếp tro ấm, luôn miệng kêu: “Ôi, rét quá! Rét quá! Mẹ dạy nấu cơm và bảo: “Mướp đi ra đi! Để chỗ cho mẹ đun nấu nào! - Củng cố tác dụng của dấu chấm, dấu chấm than trong câu: + Dấu chấm: Dùng kết thúc câu kể lại sự việc. + Dấu chấm than: Dùng kết thúc câu bộc lộ cảm xúc hoặc câu cầu khiến. 3. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc mặt trời xanh của tôi I. Mục tiêu - Biết ngắt nhịp hợp lý ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc và TLCH bài Cóc kiện Trời. - Ba em lên kể lại câu chuyện: “Cóc kiện trời” theo lời của một nhân vật trong chuyện. - Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng câu thơ. Phát hiện từ khó để luyện đọc. - HS đọc tiếp nối từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ mới. - Nêu cách ngắt nhịp thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc to toàn bài. 3. Tìm hiểu bài * HS đọc thầm cả bài. GV: Tiếng mưa rơi trong rừng được so sánh với âm thanh nào? HS: Tiếng thác, tiếng gió. GV: Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị? HS: Thấy trời xanh qua kẽ lá. GV: Vì sao tác giả thấy lá cọ như mặt trời? - Vì lá cọ hình quạt gân lá xoè ra như những tia nắng ... GV: Em có thích gọi lá cọ là Mặt trời xanh của tôi không? Vì sao? - Học sinh trả lời theo suy nghĩ của bản thân. HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và chốt ý. 4. Luyện đọc và HTL: Cho HS thi đọc thuộc bài thơ. HS thi đọc theo nhóm. 2 HS thi đọc cả bài. 5. Củng cố dặn dò: - Em hiểu điều gì qua bài thơ? - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu nhân hoá I. Mục tiêu - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. - Viết được được một câu văn có sử dụng phép nhân hóa. II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu một em viết trên bảng lớp hai câu văn liền nhau ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm bài tập . - Lớp trao đổi theo nhóm tìm các sự vật được nhân hóa và cách nhân hóa trong đoạn thơ . - Các nhóm cử đại diện lên bảng làm . - Nhóm khác quan sát nhận xét ý kiến của nhóm bạn . GV hướng dẫn HS làm mẫu. - Sự vật được nhân hoá: Mầm cây, hạt mưa, cây đào. - Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của con người: mắt. - Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người: tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim, cười. - HS lên bảng đọc bài làm. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Một học sinh đọc bài tập 2 . - Lớp theo dõi và đọc thầm theo . - Lớp làm việc cá nhân thực hiện vào nháp . - Hai em lên thi đặt đoạn văn tả về cảnh bầu trời buổi sáng hay một vườn cây có sử dụng hình ảnh nhân hóa. - Mời hai em lên thi làm bài trên bảng. - Gọi một số em đọc lại đoạn văn của mình. - Nhận xét đánh giá bình chọn em có đoạn văn sử dụng hình ảnh nhân hóa đúng và hay. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài hỏi đáp theo cặp. Chữa bài: - Nhà ở vùng này phần lớn làm bằng gỗ xoan. - HS làm bài, chữa bài. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán ôn tập các số đến 100 000 I. Mục tiêu Ôn tập củng cố để HS nắm lại cách: - So sánh các số trong phạm vi 100000. - Sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định. II. Đồ dùng dạy học Chép bài tập sẵn lên bảng. Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Làm BT 1 + 2 tiết trước. - HS và GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. Bài 1: Cho HS lên bảng thực hiện. - HS dưới lớp làm nháp. - GV chữa bài: VD: 27469 < 27470 Vì hàng chục có 6 < 7 70 000 + 30 000 > 99000 85000 < 85099 ; 30 000 = 29 000 + 1000 Bài 2. GV gọi HS nêu yêu cầu. - Cho 2 HS lên bảng thực hiện. - HS dưới lớp làm nháp. - GV hướng dẫn, HS làm tiếp. - GV chữa bài. a, Số 42360 là số lớn nhất. b) Số lớn nhất: 27998 Bài 3, 4: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn, HS làm tiếp. - Yêu cầu làm vào vở. - GV chữa bài. - Từ bé-lớn là: 29825; 67925; 69725; 70100. - Từ lớn - bé là: 96400; 94600; 64900; 46900. Bài 5: GV gọi HS nêu yêu cầu . - GV hướng dẫn HS làm bài. VD ta thấy 8763, 8843, 8853 Vì 8763 < 8863; 8843 < 8853 Nên nhóm C đúng yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (nghe - viết) quà của đồng nội I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập phân biệt: s / x. II. Đồ dùng dạy học: Chép lên bảng bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: tên 5 nước trong khu vực Đông Nam á. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a. Chuẩn bị: - GV đọc bài Quà của đồng nội. - HS cả lớp theo dõi. - Cho 2 HS đọc lại bài. - Cho HS nắm nội dung đoạn viết. - Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? + Những chữ đầu câu. - Những câu nào nói lên hương vị Cốm – món quà của đồng nội? - HS trả lời. - HS đọc thầm đoạn văn, phát hiện những từ ngữ dễ viết sai. - mGV đọc những chữ khó cho HS viết. - HS tập viết chữ khó: lúa non, giọt sữa, nặng. b. HS viết bài. GV đọc cho HS viết bài. GV cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5-7 bài, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: Lựa chọn. HS đọc yêu cầu của bài. Tự làm bài vào sách bài tập Tiếng Việt. GV chữa bài: Nhà xanh, đỗ xanh. (Cái bánh trưng) Ơ trong, rộng mênh mông, cánh đồng. (thung lũng) 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học. Cho HS về làm ở vở BTTV. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công làm quạt giấy tròn (T3) I. Mục tiêu - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. - Với HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. - Yêu cầu tiết 3: HS hiểu cách làm và thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí. * Giáo dục tiết kiệm năng lượng: Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện. - Mức độ giáo dục: Liên hệ. * Ôn tập, củng cố lại cách đan nong mốt, nong đôi cho HS. Chú ý khắc sâu cho HS chưa biết đan khi học ở tiết bài mới, hướng dẫn cho HS hoàn thành được sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát. - Các bộ phận để làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. - Tranh quy trình làm quạt giấy tròn. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn ở tiết 1. - HS nêu lại các bước làm. - GV cho HS tiếp tục thực hành để làm thành quạt giấy tròn hoàn chỉnh. - GV gợi ý cho HS trang trí quạt giấy tròn bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiêu dài tờ giấy trước khi gấp quạt. - Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ những HS còn chưa hoàn thành hoặc lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Sau khi HS làm xong, GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét sản phẩm. - GV chọn những sản phẩm đẹp đúng kĩ thuật để tuyên dưõng nhằm động viên, khích lệ các em. Nhắc nhở HS dọn dẹp vệ sinh. 3. Hướng dẫn ôn tập: - GV chia nhóm cho HS thực hành đan nong mốt hoặc nong đôi. - GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS chưa biết đan. - HS nào hoàn thành trước trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS. - Dặn dò HS. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán ôn tập bốn phép tính trong pham vi 100000 I. Mục tiêu - Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi100000. - Biết giải toán bằng hai cách. II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu bài . HS dưới lớp làm nháp. GV chữa bài: 8 HS lần lượt tính nhẩm và nêu miệng kết quả. a) 50000 + 40000 ; b) 42000 +6000 90000 - 20000 ; 86000 - 4000 c) 40000 x 2 ; 12000 x 3 80000 : 4 ; 72000 : 8 Bài 2. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia số có 4 chữ số và 5 chữ số . HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. 25968 6 19 4328 16 48 0 GV chữa bài. 39178 86271 412 + - x 25706 43954 5 64884 42317 2060 Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. Tóm tắt Có: 80 000 bóng đèn. Lần 1 chuyển: 38000 bóng đèn. Lần 2 chuyển: 26000 bóng đèn. Còn lại: .. bóng đèn? - GV hướng dẫn HS làm tiếp. - GV chữa bài. + Bước 1: Số bóng đèn còn lại sau lần 1 chuyển: 80000 – 38000 = 42000 + Bước 2: Số bóng đèn còn lại sau lần 2 chuyển: 42000 – 26000 = 16000 3. Củng cố dặn dò: GV: Củng cố giải toán có văn. Cho HS làm bài về nhà. Tiết 2 (Buổi chiều) Toán (ôn) ôn tập về đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập và củng cố cách đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. - Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Nêu số đo có hai đơn vị đo. GV vẽ Đoạn thẳng AB như SGK và yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm viết tắt như sau 1m 9cm và đọc là 1mét 9 cm - Viết bảng 3m 2dm = ...dm và yêu cầu HS đọc. - Muốn đổi 3m 2dm thành dm ta thực hiện như thế nào? - Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thà. - HS làm tiếp các phần còn lại của bài - thực hành làm bài và chữa bài. Bài tập 2: Cộng trừ, nhân, chia các số đo độ dài. - 2HS lên bảng và cả lớp làm bài rồi chữa bài. GV gọi HS lên bảng viết phép tính rồi làm bài và nêu cách làm. GV củng cố bài: Ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả. Bài tập 3: So sánh các số đo độ dài. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu. GV viết phép tính 6m 3cm .... 7m, yêu cầu HS suy nghĩ và cho kết quả so sánh. (6m 3cm = 603 cm , 7m = 700cm) HS 2em lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài. GV củng cố bài toán: Muốn điền đúng ta cần đổi thành đơn vị giống nhau, sau đó so sánh và điền dấu. 3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội các đới khí hậu I. Mục tiêu - Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. - HS năng khiếu: Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu. II. phương pháp: - Dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong HĐ1. III. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập; Sử dụng hình SGK. IV. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài Hoạt động 1: Nhận biết tên các đới khí hậu trên Trái Đất. Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. * GV: Cho HS quan sát hình hình 1 trong sách giáo khoa, sau đó nêu câu hỏi: Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. - GV yêu cầu HS hãy thảo luận nhóm rồi ghi kết quả dự đoán của mình ra bảng nhóm có thể bằng hình vẽ, bằng chữ hoặc kí hiệu riêng. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) HS thực hành ghi, vẽ hình. Các nhóm lên trình bày phần dự đoán của nhóm mình. Nêu điểm giống và khác nhau trong dự đoán của các nhóm. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào dự đoán của các nhóm giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi: - HS có thể nêu: + Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? + Khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới là gì? + Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - Thực hành quan sát trên mô hình hệ quả địa cầu và nhờ cô giáo giải thích. - GV chốt: Quan sát trên mô hình quả địa cầu. - HS quan sát hình SGK, HS báo cáo kết quả đã quan sát. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm. - Nhắc HS ghi kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết luận. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. + Nhiệt đới: thường nóng quanh năm. + Ôn đới: ôn hòa có đủ 4 mùa. + Hàn đới: rất lạnh, ở 2 cực trái đất quanh năm đóng băng. So sánh, đối chiếu với phần dự đoán ban đầu. HS nhắc lại kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính của các đới khí hậu. - GV hướng dẫn HS chỉ vị chí các đới khí hậu. + Tìm đường xích đạo. + Chỉ các đới khí hậu. - GV kết luận: Trên trái đất những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các đới khí hậu. * MT: Giúp HS nắm vững bị trí các đới khí hậu, tạo hứng thú trong học tập. * Tiến hành. - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một bài thực hành như SGK. - HS trao đổi trong nhóm và dán các dải màu vào hình vẽ. - HS trưng bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm. HS nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài hôm sau. Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn về đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố kiến thức về đơn vị đo khối lượng cho HS. - Giải toán có liên quan đến khối lượng. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học. 2. Thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu. HS làm bài: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a, 1 kg = ......g 5kg = ......g 47kg = .......g 6000g = .....kg 72000g = .....kg 40000g = .....kg b, 5kg 360g = ......g 3kg 65g = ..........g 83kg 6g = ......g 9kg 7g = ........g Bài 2: Điền dấu (; = ) 23578kg .....23587 kg 98kg ......98000g 2kg 324g ...... 3000g 76kg + 5g .....76050g Bài 3: HS đọc đề bài. GV tóm tắt lên bảng: Buổi sáng bán: 4376kg Buổi chiều bán: nhiều hơn 823kg Cả ngày bán:......? kg Hướng dẫn giải: Bước 1: Tìm số thóc bán buổi chiều: 4376 + 823 = 5199 Bước 2: Tìm số thóc bán cả ngày: 4376 + 5199 = 9575 HS làm bài vào vở sau đó chữa. Bài 4: HS giải theo tóm tắt sau: Thu hoạch: 7654kg vải thiều Bán đi: nửa số vải đó Còn lại: ......? kg HS tự giải rồi chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập làm văn (ôn) Ôn tập: Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. - HS viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sáng sủa. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - GV chép đề bài lên bảng, HS đọc đề bài. - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc. - 1 – 2 HS đọc lại. - Hỏi: Đề bài yêu cầu gì? - HS trả lời, GV gạch dưới. - GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn. HS kể mẫu lại buổi xem xiếc. GV cùng cả lớp nhận xét. Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà: bố, mẹ và chị của em. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục: đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp... Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả. Trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com-lê, ca-vát rất lịch sự, mỗi chú cưỡi 1 chiếc xe đạp mi-ni tham dự cuộc đua... - Cho vài HS kể miệng, nhận xét. GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu. HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tốt và thu vở về nhà chấm. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 I. Mục tiêu - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết). - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Toán III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: GV tổ chức cho HS tính nhẩm và viết kết quả. HS làm bài: Nêu cách tính nhẩm. 8 chục nghìn – ( 2 chục nghìn + 3 chục nghìn) = HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV chữa bài . 80 000 - ( 20 000 + 30 000) = 80 000 – 50 000 = 30 000 3000 x 2 : 3 = 6000 : 3 = 200 Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu HS làm bài. GV chữa bài. 4038 3608 8763 40068 7 + x - 50 5724 3269 4 2469 16 7307 14432 6294 28 0 Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn cách tìm số hạng và thừa số chưa biết. HS làm bài, chữa bài. a. 1999 + x = 2005 b. X x 2 = 3998 X = 2005 - 1999 X = 3998 : 2 X = 6 X = 1999 Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán. - GV nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS cách tính. - Bước 1: Giá tiền một quyển sách: 28500 : 5 = 5700 - Bước 2: số tiền mua 8 quyển sách: 5700 x 8 = 4560 - HS làm bài, chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: Về nhà làm ở vở bài tập toán. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết ôn chữ hoa Y I. Mục tiêu - Viết đúng và tương đối nhanh chữ Y (1 dòng), P, K (1 dòng). - Viết đúng tên riêng: Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: “Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/ Quý già, già để tuổi cho.” 1 lần bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng Dạy học: Mẫu chữ hoa và từ ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết bảng con chữ X và từ Đồng Xuân. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. GV hướng dẫn HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y , P , K. - Cho HS quan sát chữ mẫu: Y , P , K. HS nhận xét mẫu chữ. GV hướng dẫn HS cách viết: Y , P , K. HS tập viết bảng chữ hoa. b. Luyện viết từ ứng dụng HS đọc từ ứng dụng: Phú Yên. GV giới thiệu thêm về Phú Yên: là tên địa danh (tên một tỉnh ở phía bắc nước ta). HS tập viết Phú Yên. c. Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Quý già, già để tuổi cho. - HS tập viết chữ : Yêu, Quý. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN33-1.doc