Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

KHOA HỌC(27): MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC

I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,

- Biết đun sôi nước trước khi uống.

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

* Liên hệ GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ sức khoẻ của mình.

II/ CHUẨN BỊ:

+ Hình trang 56, 57 SGK.

+ Phiếu học tập.

+ Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc43 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 14 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và làm bài. - Nhận xét và chữa bài. Giải Số lít xăng đổ vào mỗi bể 128610 : 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn làm thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. 1HS lên bảng làm bài và nêu cách trình bày, cả lớp thực hiện vào vở nháp. + Theo thứ tự từ trái sang phải. + Là phép chia hết. - 1HS lên bảng làm bài và trình bày cách làm, cả lớp làm bài vào vở nháp. + Là phép chia có dư. + Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT (chỉ làm dòng 1, 2). - Chữa bài (nếu sai). - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - Chữa bài (nếu sai). Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011 TOÁN(68): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số. - Bài tập cần làm: bài1; 2(a); 4(a)/78/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 67. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Luyện tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính + Bài tập y/c chúng ta làm gì? 67494 7 359361 9 44 9633 89 39929 29 83 2 4 26 3 81 0 42789 5 238057 8 27 855 7 58 27232 28 20 39 25 4 (dư) 17 1 (dư) - Y/c HS làm bài. - Chữa bài và y/c HS nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c. (?): Hãy nêu lại cách tìm số bé, số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Y/c HS làm bài. - Nhận xét và chữa bài. a. (42506 + 28528) : 2 = 35517 (42506 – 28528) : 2 = 6989 b. (137895 + 85287) : 2 = 111591 (137895 - 85287) : 2 = 26304 Bài 4: - Y/c HS tự làm bài. - Y/c HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán. - Y/c HS phát biểu hai tính chất nêu trên. Giải 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn làm thêm và chuẩn bị bài Chia một số cho một tích. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. + Đặt tính rồi tính. - 4HS lên bảng tính, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT. - 1HS đọc. + Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2 Số bé = (Tổng - hiệu) : 2 - 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bảng con (chỉ cần thực hiện phép tính). - Chữa bài (nếu sai). - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - Chữa bài (nếu sai). - 2HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào VBT. + Áp dụng tính chất một tổng chia cho một số. + Áp dụng tính chất một hiệu chia cho một số. - 2HS lần lượt phát biểu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011 TOÁN(69): CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH I/ MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một số cho một tích. - Bài tập cần làm: bài 1;2/78/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 68. - Nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Giới thiệu tính chất chia một số cho một tích: a. So sánh các giá trị biểu thức - Viết lên bảng các biểu thức: 24 : (3 x 2); 24 : 3 : 2; 24 : 2 : 3 - Y/c HS tính giá trị của biểu thức trên. (?): Hãy so sánh giá trị của 3 biểu thức trên. Vậy ta có: 24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 b. Tính chất một số chia cho 1 tích (?): Biểu thức 24 : (3 x 2) có dạng như thế nào? (?): Khi tính giá trị của biểu thức này em làm ntn? (?): 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x 2)? (?): Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của biểu thức 24 : (3 x 2)? KL: Khi thực hiện một số chia cho 1 tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia. 3. Luyện tập: Bài 1: (?): Bài tập y/c chúng ta làm gì? - Y/c HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Viết lên bảng biểu thức 60 : 15 và y/c HS đọc biểu thức. - Y/c HS chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia một số chia cho 1 tích. GV: Vì 15 = 3 x 5 nên ta có 60 : 15 = 60 : (3 x 5). - Y/c HS tính giá trị biểu thức. - Y/c HS làm các phần còn lại. - Nhận xét và chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Y/c HS nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích. - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn làm thêm và chuẩn bị bài Chia một tích cho một số. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 3HS lên bảng tính, cả lớp làm bài vào vở nháp. + Chúng đều bằng 24. + Một số chia một tích. + Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24 : 6 = 4. + 3 và 2 là các thừa số. + Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2. (Hoặc 24 chia 2 rồi chia tiếp cho 3). - HS nghe và nêu lại. + Tính giá trị của biểu thức. - 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Chữa bài (nếu sai). - 1HS đọc. - HS thực hiện y/c. - HS suy nghĩ và nêu: 60 : 15 = 60 : (3 x 5) - HS tính giá trị biểu thức. - 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét, chữa bài (nếu sai). Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 TOÁN(70): CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I/ MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một tích cho một số. - Bài tập cần làm: bài 1;2/79/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 69. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Giới thiệu tính chất chia một tích cho một số: a. So sánh giá trị các biểu thức VD1: - Viết lên bảng 3 biểu thức: (9 x 15) : 3; 9 x (15 : 3); (9 : 3) x 15 - Y/c HS tính giá trị của các biểu thức trên. (?): Hãy so sánh giá trị của ba biểu thức trên. Vậy ta có: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15. VD2: - Viết lên bảng hai biểu thức sau: (7 x 15) : 3; 7 x (15 : 3) - Y/c HS tính giá trị của các biểu thức trên. + Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên. Vậy ta có: (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3) b. Tính chất một tích chia cho một số + Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn? + Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta làm thế nào? + Ngoài cách này thì còn cách nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3? KL: Vậy khi thực hiện tính 1 tích chia cho một số ta có thể lấy 1 thừa số chia cho số đó, rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. + Với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15 ? GV: Khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia. 3.2 Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS nêu đề bài. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: + Bài tập y/c chúng ta làm gì? - Viết lên bảng biểu thức (25 x 36) : 9 - Y/c HS suy nghĩ để tìm cách thuận tiện nhất. - Gọi 2HS lên bảng y/c mỗi HS tính 1 cách. + Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách thứ nhất? - Y/c HS làm bài vào VBT. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Y/c HS tóm tắt bài toán. + Cửa hàng có bao nhiêu mét vải? + Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần m vải? + Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu m vải? - Y/c HS cả lớp trình bài lời giải. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 3HS lên bảng tính, mỗi HS tính một biểu thức. + Bằng nhau vì cùng bằng 45. - 2HS lên bảng tính giá trị biểu thức, cả lớp làm vở nháp. + Đều bằng 35. + Một tích chia cho một số. + Tính tích 9 x 15 rồi sau đó lấy kết quả chia cho 3. + Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 hoặc lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 15. - Lắng nghe và nhắc lại. + Vì 7 không chia hết cho 3. + Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét, chữa bài (nếu sai). + Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Suy nghĩ tìm cách giải. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. C1: (25 x 36) : 9 = 900 : 9 = 100 C2: (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100 + Vì ở C1 phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số. C2 thực hiện phép chia trong bảng 36 : 9, sau đó thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Làm bài vào vở. - 1HS đọc đề. - 1HS tóm tắt trước lớp. + 30 x 5 = 150 m vải. + 1/5 số vải đó. + 150 : 5 = 30 m vải. - 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy. - Nhận xét, chữa bài (nếu sai). Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011 LỊCH SỬ(14): NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU: - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt: + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. * Với HS khá, giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất. II. CHUẨN BỊ: + Phiếu học tập của HS. III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần - Y/c HS đọc SGK đoạn: “Đến cuối thế kỉ XII Nhà trần được thành lập”. + Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn? + Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thay thế nhà Lý như thế nào? KL: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không thể gánh vác được việc nước nên nhà Trần lên thay nhà Lý là một điều tất yếu. Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước - Phát phiếu học tập cho HS và y/c HS hoàn thành phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Điền dấu X vào trước những chính sách mà nhà Trần thực hiện: o Đứng đầu nhà nước là vua. o Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. o Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o Cả nước chia thành các lộ, châu, phủ. - Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp. - Y/c HS nhận xét. + Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá cách xa ? - GV chốt lại những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước. 3. Củng cố - dặn dò: - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi SGK. + Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng. + Vua Lý Huệ Tông không có con trai truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập. - Lắng nghe. - HS đọc SGK và hoàn thành phiếu. - 3HS lần lượt báo cáo kết quả. - Nhận xét. + Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ. - 2HS đọc trước lớp. Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 ĐẠO ĐỨC(14): BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1) I/ MỤC TIÊU: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lòi thầy giáo, cô giáo. * GDKNS:Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. - Kĩ năng thể hiện sự kính trọng,biết ơn với thầy cô. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. II/ CHUẨN BỊ: - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho (HĐ 2, tiết 2 ; HĐ 4, tiết 1). III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu sau: + HS1: Nêu một số việc em đã làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + HS2: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu. - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Xử lí tình huống - Y/c HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi: + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? + Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Vì sao? - Y/c các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm mình. - Gọi 2 nhóm lên đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - Y/c HS làm việc cả lớp. + Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ ntn? + Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? KL: Các thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó, các em phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô? (BT1) - GV đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như BT1. + Bức tranh thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo hay không? KL: Tranh 1, 2, 4 thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô giáo. Còn tranh 3 việc làm của các bạn chưa thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. + Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo. + Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó? Hoạt động 3: Hành động nào đúng? (BT2) - Đưa bảng phụ có ghi các hành động. Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi và cho biết hành động nào đúng? Hành động nào sai? Vì sao? - Gọi HS trả lời. KL: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Những việc như nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học là những việc làm chưa thể hiện lòng kính trọng của các em đối thầy cô. (?): Hãy nêu thêm một số việc làm khác bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau. - 2HS trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. + Em sẽ cùng các bạn đến thăm cô vì cô giáo là người đã dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến thức. - Đóng vai trong nhóm. - Nhận xét. + Phải tôn trọng, biết ơn. + Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, chúng em phải biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Lắng nghe. - HS quan sát tranh. - HS giơ tay nếu đồng ý nếu cho rằng bức tranh đó thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Ngược lại thì không giơ tay. + Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp. + Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy, cô giáo dù thầy cô không dạy mình. - HS làm việc cặp đôi, thảo luận nhận xét hành động đúng. - Trả lời, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS nêu thêm. - 2HS đọc, cả lớp theo dõi. Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011 KHOA HỌC(27): MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. * Liên hệ GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ sức khoẻ của mình. II/ CHUẨN BỊ: + Hình trang 56, 57 SGK. + Phiếu học tập. + Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 26: 1. Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? 2. Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người? - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước + Y/c HS kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em sử dụng. + Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả ntn? KL: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: lọc nước; khử trùng; đun sôi. * GDMT: Làm sạch nước đóng vai trò rất quan trọng vì qua quá trình lọc nước sẽ làm nước trong hơn, sạch hơn và diệt những vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước - GV chia nhóm và h/d các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56. - Y/c nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận. + Khi tiến hành lọc nước đơn giản, chúng ta cần những gì? + Than bột có tác dụng gì? + Cát (sỏi) có tác dụng gì? - GV giới thiệu dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Vừa giảng vừa chỉ vào hình minh hoạ 2. - Y/c 2 – 3HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy. KL: Nước được sản xuất từ các nhà máy phải đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. Hoạt động 3:Sự cần thiết phải đun sôi nước uống - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: + Nước đã làm sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao? + Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? + Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? * GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ sức khoẻ của mình. - Y/c HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài Bảo vệ nguồn nước. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. + Dùng bình lọc nước. + Dùng bông lót ở phễu để lọc. + Dùng nước vôi trong. + Đun sôi nước. + Làm cho nước trong, sạch hơn, loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. - HS thực hành theo nhóm 6. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận. + Than bột, cát hay sỏi. + Khử mùi và màu của nước. + Loại bỏ các chất không tan trong nước. - Trả lời các câu hỏi: + Nước đã làm sạch vẫn chưa thể uống được vì còn các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và một số chất độc. + Phải đun sôi để diệt vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại. + Giữ vệ sinh nguồn nước để chúng không bị nhiễm bẩn. - 2HS đọc. Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 KHOA HỌC(28): BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải, * GDKNS: Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. -Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. * GDTKNLHQ: Thực hiện bảo vệ nguồn nước. * GDMT: GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi của mình. II/ CHUẨN BỊ: + Hình trang 58, 59 SGK. + Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1) Dựa vào sơ đồ, mô tả dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy? 2) Tại sao chúng ta cần đun nước sôi trước khi uống? - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước - Y/c HS quan sát hình trang 58 SGK và trả lời các câu hỏi: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ. + Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao? - Y/c 2 HS thảo luận với nhau chỉ vào hình vẽ, nêu những việc nên hay không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - Y/c HS liên hệ bản thân để xem gia đình và địa phương mình đã làm gì để bảo vệ nguồn nước. * GDMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh (trường học, địa phương..) bằng những hành động phù hợp với bản thân như: bỏ rác đúng nơi quy định, không để rác thải hoặc chất bẩn xuống sông, đi tiểu tiện đúng nơi quy định - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 59. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước - GV chia nhóm 8 và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Y/c các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện. * GDKNS: Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. -Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. * GDTKNLHQ: Nguồn nước không phải là vô tận. Vì vậy cần thực hiện bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. - Dặn HS về nhà xem trước bài mới. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp lắng nghe để nhận xét. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo cặp và trả lời. - Trình bày trước nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp. + Những việc không nên: Đục ống nước, đổ rác xuống ao + Những việc nên: vứt rác, xây dựng hệ thống thoát nước thải. - HS tự nêu. - 2HS đọc to trước lớp. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV h/d. - Nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. - Nhận xét, bình chọn mhón vẽ đẹp và có lời bình hay. Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011 ĐỊA LÍ(14): HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa động lạnh. * Với HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa. + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. * Liên hệ GDMT: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã có những biện pháp để khắc phục những khó khăn do thời tiết lạnh gây ra. àSự thích nghi của con người với môi trường. II/ CHUẨN BỊ: + Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. + Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐBBB. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV y/c 2HS lên bảng: HS1: Trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB; HS2: Kể tên một lễ hội ở ĐBBB và cho biết lễ hội đó tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước - Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi: + ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước ? + Hãy nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. + Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - GV giải thích đặc điểm của cây lúa nước, một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho ĐBBB trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo để qua đó giáo dục cho HS biết quý trọng sức lao động và kết quả lao động của người nông dân. - Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐBBB. + Vì sao nơi đây có nhiều lợn, gà, vịt? - Nhận xét và chốt ý. Hoạt động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh - Y/c HS dựa vào SGK thảo luận: + Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ ntn? - Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi SGK: + Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200 C? Đó là những tháng nào? + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB. - Y/c các nhóm trình bày kết quả. * GDMT: Nguồn rau xứ lạnh này làm cho nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. Khí hậu mùa đông giúp vùng ĐBBB trồng được nhiều loại cây nhưng nhiều khi trời rét quá lại ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi. Do đó, người dân phải có những biện pháp bảo vệ. + Hãy kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi. 3. Củng cố - dặn dò: - Y/c HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học bài và sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề để học bài sau. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS dựa vào tranh ảnh và SGK trả lời: + Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước. + Làm đất ð Gieo mạ ð Nhổ mạ ðCấy lúa ð Chăm sóc lúa ð Gặt lúa ð Tuốt lúa ð Phơi thóc. + Vất vả, trải qua nhiều công đoạn. + Tên các cây trồng: ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả. Tên vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 14.doc
Tài liệu liên quan