Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - Trường tiểu học Kim Đồng

Kể chuyện

ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG.

I. Mục tiêu:

- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoa (SGK), HS kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).

- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện ( BT2).

- Giáo dục học có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện "Đôi cánh của ngựa trắng".

- Các câu hỏi gọi ý viết sẵn trên bảng lớp.

 

docx28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - Trường tiểu học Kim Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ đồ: Ta có sơ đồ: ? Số bé: 24 Số lớn: ? - HS theo dõi và vẽ sơ đồ: Ta có sơ đồ: ? m Ch.dài: 12m Ch.rộng: ? m - HS nhận xét, bổ sung. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập, HS thảo luận nhóm bàn. 1 HS lên bảng làm, lớp tự làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần) Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82 Số lớn là: 123 + 82 = 205 Đáp số: Số bé: 82 Số lớn: 205 - HS nhận xét, chữa bài. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 2 = 5 (phần) Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi) Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi) Đáp số: Con: 10 tuổi Mẹ: 35 tuổi - HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT. 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả. *Số bé nhất có ba chữ số là 100. Do đó hiệu của hai số là 100. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 9 - 5 = 4 (phần) Số bé là: 100 : 4 x 5 = 125 Số lớn là: 125 + 100 = 225 Đáp số: Số bé: 125 Số lớn: 225 - HS nhận xét, chữa bài. + HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe thực hiện. Tăng cường Toán CỦNG CỐ VỀ HÌNH THOI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình thoi. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống : Tổng của hai số 25 40 54 Tỉ số của hai số Số bé Số lớn Bài 2. Viết số hoặc tỉ số thích hợp vào chỗ nhiều chấm: 32 Biểu thị số bé là .phần bằng nhau Biểu thị số lớn làphần như thế Tỉ số của số bé và số lớn là Tổng số phần bằng nhau làphần Tổng của hai số là. Bài 3. Tổng của hai số là 45. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó. Bài giải Ta có sơ đồ: Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm: “Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 22 học sinh nữ. Tỉ số của học sinh nữ so với cả lớp là..........Tỉ số của học sinh nam so với cả lớp là .....................” c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. Tăng cường Toán LUYỆN TẬP TỔNG – TỈ VÀ HIỆU – TỈ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của chúng. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): a b Tỉ số của a và b Tỉ số của b và a 7kg 6kg 7 : 6 hay 11l 20l 210m 73m Bài 2. Một lớp có 30 học sinh. Trong đó số học sinh nam bằng số học sinh của cả lớp. Tính số học sinh nam của lớp đó. Bài giải Bài 3. Hiệu của hai số là 21, tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. Bài giải Ta có sơ đồ: ... Bài 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: “Số thứ nhất kém số thứ hai là 16. Biết số thứ nhất bằng số thứ hai”. Hai số đó là: A. 8 và 24 B. 24 và 40 C. 32 và 48 D. 8 và 40. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. Tập làm văn ÔN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý sơ lược bài tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Gọi 2 HS đọc tại chổ: 1 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây. 1 HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Ôn tập miêu tả cây cối. HĐ 1: HD HS làm bài tập: Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. - Gọi 2 HS đọc yêu cầu BT. + Lưu ý HS chỉ chọn một cây trong ba loại cây trên, một cây mà em đã thực sự quan sát, có tình cảm đối với cây đó. + Nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. HĐ 2: Thực hành. - GV cho HS làm bài văn vào vở. - GV thu bài và nhận xét 5 bài tại chổ. - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương những HS làm tốt. 4. Củng cố: - GV cho HS nêu ND ôn tập. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Tóm tắt tin tức. - HS hát. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS khác theo dõi và nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. 2 HS đọc yêu cầu BT. .+ HS lắng nghe. + HS viết nháp dàn ý. - HS làm bài văn vào vở. - HS nộp bài theo yêu cầu của GV. - HS nhận xét, tuiyên dương bạn. - HS nêu ND ôn tập. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Buổi chiều Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM I. Mục tiêu: - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT, 2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài thơ: "Những con sông quê hương". III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Nhận xét bài thi của HS. 3. Bài mới: - GTB: MRVT: Du lịch - Thám hiểm. HĐ 1: Hoạt động cá nhân. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu HS suy nghĩ dùng bút chì tự khoanh vào chữ cái trước câu đúng.. - Gọi HS phát biểu. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS suy nghĩ dùng bút chì tự khoanh vào chữ cái trước câu đúng.. - Gọi HS phát biểu. - GV nhận xét, đánh giá. HĐ 2: Hoạt động nhóm đôi. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV nêu lại câu hỏi: + Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" có nghĩa như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4: - Treo bảng phụ. Chia nhóm tổ chức thành 2 cặp nhóm thi trả lời nhanh. Nhóm 1 nhìn bảng đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết nửa bài thơ đổi ngược nhiệm vụ. a) b) c) d) e) g) h) i) - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuôc. 4. Củng cố: + Yêu cầu HS nêu ND bài vừa học. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. - HS hát. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. - HS suy nghĩ tự làm bài vào vở. - HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp: b) Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. - HS nhận xét, bổ sung. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ tự làm bài vào vở. - HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp: c) Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm. - HS nhận xét, bổ sung. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm bàn, làm bài vào vở. + Nghĩa là khi đi ra ngoài xã hội thì việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc bên ngoài sẽ giúp ta học hỏi được nhiều điều hay, có ích cho bản thân. - HS nhận xét, bổ sung. Bài 4: - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lên bảng tìm từ và viết vào phiếu. - HS đọc kết quả. Hỏi: Câu đó Đáp: Tên sông Sông gì đỏ nặng phù sa? Sông gì lại hoá được ra chín rồng? Làng họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì? Sông tên xanh biếc công chi? Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời? Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? Hai dòng sông trước sông sau? Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào? Sông nào nơi ấy sóng trào Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? Sông Hồng Sông Cửu Long Sông Cầu Sông Lam Sông Mã Sông Đáy Sông Tiền, Sông Hậu Sông Bạch Đằng. - HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. + HS nêu... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Kể chuyện ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG. I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoa (SGK), HS kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1). - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện ( BT2). - Giáo dục học có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện "Đôi cánh của ngựa trắng". - Các câu hỏi gọi ý viết sẵn trên bảng lớp. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Ktbc: Nhận xét bài thi giữa HK II. 3. Bài mới: - GTB: Đôi cánh của Ngưạ Trắng. * Hướng dẫn kể chuyện. HĐ 1: - Hoạt động cả lớp. * GV kể chuyện. - Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao...); giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối: Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. - Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện. - Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: Hoạt động nhóm. * Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể theo nhóm (mỗi HS kể một đoạn) theo tranh. - GV nhận xét đánh giá. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương HS có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất. 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học, 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - HS hát. - HS nhắc lại tên bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK. - HS nhận xét bổ sung. 2 HS đọc yêu cầu BT. - HS tiếp nối kể từng đoạn câu chuyện theo 6 bức tranh. - HS nhận xét bổ sung. - HS thi kể. - HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ tư ngày 4 tháng 04 năm 2018 Tập đọc TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. - Hiểu ND, tình cảm yêu mến ,gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 3,4 khổ thơ trong bài). II. Đồ dùng dạy - học: - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn BT3. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Đường đi Sa Pa. - Gọi 3 HS đọc và TLCH trong SGK. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Trăng ơi... từ đâu đến? - GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi. + Bức tranh vẽ cảnh gì? HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. + Bài thơ có mấy khổ? - Gọi 6 HS đọc nối tiếp từng khổ của bài thơ. - GV kết hợp sửa phát âm cho từng HS, luyện đọc đúng: lửng lơ, diệu kì, chớp mi. - GV chú ý sửa phát âm, ngắt nhịp. - Cho HS đọc theo nhóm. - GV đọc mẫu bài, đọc diễn cảm cả bài với giọng tha thiết; đọc câu: Trăng ơi ... từ đâu đến? với giọng hỏi đầy vẻ ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài và khổ thơ cuối, nhấn giọng những từ gợi tả: từ đâu đến? hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu 1 HS đọc 2 khổ đầu, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Trong hai khổ thơ đầu mặt trăng được so sánh với những gì? + Vì sao tác giả lại nghĩ là trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? + "Không bao giờ chớp mi" có nghĩa là gì? + Khổ thơ 1 và 2 cho em biết điều gì? - Yêu cầu 1 HS đọc tiếp khổ 3,4, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? - Yêu cầu 1 HS đọc tiếp 2 khổ cuối, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả? + Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào? *ND chính: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến,sự gần gũi của nhà thơ với trăng. HĐ 3: Hướng dẫn đọc điễn cảm và HTL. - Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ của bài thơ, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc - GV HD, điều chỉnh cách đọc cho HS. - Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc lòng bài thơ. - GV cho các nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ trước lớp. - GV nhận xét và tuyên dương từng HS. 4. Củng cố: - Gọi 2 HS nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài: Hơn một nghìn ngày vòng quyanh trái đất. - HS hát. 3 HS đọc và TLCH trong SGK. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát tranh minh hoạ. + Bức tranh chụp cảnh một đêm trăng với hình ảnh của một vườn chuối và xa hơn là mặt trăng tròn đang chui ra từ các đám mây. 1 HS đọc lại toàn bài thơ. + Có 6 khổ thơ.(mỗi đoạn là 1 khổ) 6 HS đọc nối tiếp từng khổ của bài thơ. + Khổ1: Trăng ơi ... lên trước nhà. + Khổ2: Trăng ơi ... bao giờ chớp mi. + Khổ3: Trăng ơi ... đá lên trời. + Khổ4: Trăng ơi ... trâu đến giờ. + Khổ5: Trăng ơi ... vàng góc sân. + Khổ6: Trăng ơi ... đất nước em. - HS lắng nghe và luyện đọc cá nhân. - HS theo dõi tìm ra giọng đọc của bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lắng nghe. 1 HS đọc 2 khổ đầu, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Mặt trăng được so sánh: (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá). + Vì tác giả nhìn thấy mặt trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. + Mắt nhìn không chớp. + Hai đoạn đầu miêu tả về hình dáng, màu sắc của mặt trăng. 1 HS đọc tiếp khổ 3,4, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương. 1 HS đọc tiếp 2 khổ cuối, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH. + Bài thơ nói lên tình yêu trăng của nhà thơ. + Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng , nói lên tình yêu trăng , yêu đất nước của nhà thơ. + HS lắng nghe. 6 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn). - HS theo dõi. - HS đọc thầm để thuộc lòng bài thơ. - Các nhóm thi đọc TL từng khổ thơ đã thuộc. - HS nhận xét và tuyên dương bạn. 2 HS nêu nội dung ý nghĩa của bài. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Toán LUYỆN TẬP (tr.151) I. Mục tiêu: - Giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Đồ dùng dạy - học: - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó. - Gọi 4 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: + Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ta làm như thế nào? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: GTB: Luyện tập. HĐ 1: Hoạt động cả lớp. * Thực hành. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Ta có sơ đồ: ? ? Số bé: 85 Số lớn: - GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. ? bóng Ta có sơ đồ: Số bóng đèn màu: 250 bóng Số bóng đèn trắng: ? bóng - GV nhận xét, đánh giá. HĐ 2: Hoạt động cá nhân. Bài 3: HSKG - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. + Hướng dẫn: - Tìm hiệu của số học sinh lớp 4A và lớp 4B. - Tìm số cây mỗi HS trồng. - Tìm số cây mỗi lớp trồng. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4: HSKG - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Ta có sơ đồ: ? 72 Số bé: Số lớn: ? - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: + Gọi 2 HS nêu lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài: Luyện tập. - HS hát. 4 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. +... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 8 - 3 = 5 (phần) Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51 Số lớn là: 85 + 51 = 136 Đáp số: Số bé: 51 Số lớn: 136 - HS nhận xét chữa bài (nếu sai). Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 (phần) Số bóng đèn màu là: 250 : 2 5 = 625 (bóng) Số bóng trắng màu là: 625 - 250 = 375 (bóng) Đáp số: Đ.màu: 625 bóng Đ,trắng: 375 bóng - HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Số học sinh lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là: 35 - 33 = 2 (học sinh) Số cây mỗi học sinh trồng là: 10 : 2 = 5 (cây) Số cây lớp 4A trồng: 5 x 35 = 175 (cây) Số cây lớp 4B trồng: 175 - 10 = 165 (cây) Đáp số: 4A: 175 cây 4B: 165 cây - HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 9 - 5 = 4 (phần) Số bé là: 74 : 4 5 = 90 Số lớn là: 90 + 72 = 162 Đáp số: Số bé: 90 Số lớn: 162 - HS nhận xét, chữa bài. 2 HS nhắc lại. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ năm ngày 5 tháng 04 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP (tr.151) I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước. II. Đồ dùng dạy - học: - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó. - Gọi 2 HS đứng tại chỗ TLCH: + Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số ta làm như thế nào? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Luyện tập. HĐ 1: Hoạt động cả lớp. * Thực hành. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. ? ? 30 *Ta có sơ đồ: Số thứ 1: Số thứ 2: - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: HSKG - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. ? 60 ? *Ta có sơ đồ: Số thứ 1: Số thứ 2: - GV nhận xét, đánh giá. HĐ 2: Hoạt động cá nhân. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. *Ta có sơ đồ: 540 kg ?kg kg ?kg Gạo nếp: Gạo tẻ: - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4: HSKG - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. *Ta có sơ đồ: ? cây ? cây 170 cây cây Số cây cam: Số cây dứa: - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. Củng cố: - Y/c HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - HS hát. 2 HS đứng tại chỗ TLCH: +... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Số thứ hai là : 30 : 2 = 15 Số thứ nhất là: 30 + 15 = 45 Đáp số: Số thứ nhất: 45 Số thứ hai: 15 - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 1 = 4 (phần) Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15 Số thứ hai là: 60 + 15 = 75 Đáp số: Số thứ nhất: 15 Số thứ hai: 75 - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 (phần) Số gạo nếp là 540 : 3 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 (kg) Đáp số: Gạo nếp: 180 kg Gạo tẻ: 720 kg - HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 1 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở. Giải: Theo sơ đồ, Hiệu số phần bằng nhau là: 6 - 1 = 5 (phần) Số cây cam là: 170 : 5 = 34 (cây Số cây dứa là: 34 x 6 = 204 (cây) Đáp số: cây cam: 34 cây dứa: 204 - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). - HS nêu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ một số loại con vật (phóng to nếu có điều kiện). - Tranh ảnh vẽ một số con vật có ở địa phương mình (chó, mèo, gà, vịt, trâu, bò, lợn...). - Bảng phụ hoặc tờ giấy lớn để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật. (BT phần luyện tập). III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài văn tả cây cối. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Cấu tạo của bài văn tả con vật. * Hướng dẫn các hoạt động: HĐ 1: Nhận xét. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS đọc bài đọc "Con mèo hung" + Phân đoạn bài văn trên? + Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì? Đoạn Đoạn 1: dòng đầu. Đoạn 2: Chà, nó có .... thật đáng yêu. Đoạn 3: Có một hôm, ... với chú một tí. Đoạn 4: hàng cuối cùng. + Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên? - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV giúp HS những HS gặp khó khăn. - GV treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng. - Gọi HS đọc lại sau đó nhận xét, sửa lỗi và đánh giá từng HS. HĐ 2: Phần ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. HĐ 3: Phần luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài, lớp đọc thầm bài. - Treo lên bảng lớp tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà. - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt. - Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi mà em biết. + Dàn ý cần phải chi tiết, tham khảo bài văn mẫu con mèo hung để biết cách tìm ý của tác giả. - Y/cầu HS lập dàn bài chi tiết cho bài văn. - GV phát bút dạ và tờ giấy lớn cho 4 HS. - Y/cầu lớp thực hiện lập dàn ý và miêu tả. - Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm. - Gọi 4 HS lên dán 4 tờ phiếu lên bảng và đọc lại. - GV nhận xét, tuyên dương HS viết bài tốt. 4 Củng cố: + Cấu tạo bài văn tả con vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về một con vật nuôi quen thuộc và chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát con vật. - HS hát. 2 HS đọc. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài. + Bài văn có 4 đoạn. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tiếp nối nhau phát biểu. Nội dung chính - Giới thiệu về con mèo sẽ tả. - Tả hình dáng, màu sắc con mèo. - Tả hoạt động,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 29 Lop 4.docx
Tài liệu liên quan