Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

TOÁN(35): TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

I/ MỤC TIÊU:

- Biết được tính chất kết hợp của phép cộng.

- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.

- Bài tập cần làm: bài 1a.(dòng 2,3); 1b.(dòng 1,3); bài 3/45/SGK

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc54 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên bảng lớp, cả lớp làm vào vở nháp. - Chữa bài. H: Ở BT1b, chúng ta cần lưu ý điều gì? Bài 2: - GV y/c HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. - GV chấm 5 bài nhanh nhất. - Nhận xét, chữa bài. H: Mỗi lần thay các chữ số a và b bằng các số chúng ta được gì? Bài 3: - Treo bảng số như phần BT SGK. GV: Khi thay các giá trị a và b vào biểu thức chúng ta cần chú ý thay 2 giá trị a, b ở cùng một cột. - Y/c HS tự làm bài vào VBT. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. Bài 4: - GV tiến hành tương tự như bài tập 3. - GV y/c HS nhận xét kết quả của biểu thức a + b với kết quả của biểu thức b + a. * GV chốt lại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tính chất giao hoán của phép cộng / 42. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét - Lắng nghe. - HS đọc + Ta thực phép tính cộng, lấy số con cá của anh câu được cộng với số con cá của em câu được. + Hai anh em câu được 3 + 2 con cá. - HS nêu số con cá của 2 anh em trong từng trường hợp. + Nếu a = 3, b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. + Mỗi lần thay chữ số a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. - 1HS đọc. + Biểu thức c + d. - HS thực hiện theo y/c. + Cần ghi thêm đơn vị đo lường là cm. - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. + Tính được 1 giá trị của biểu thức a – b. - HS đọc đề bài. - Nghe giảng. - HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc đề bài, sau đó 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. + Giá trị của biểu thức a + b bằng kết quả của biểu thức b + a. Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011 TOÁN(33): TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I/ MỤC TIÊU: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. - Bài tập cần làm:1,2/42/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 32. - Nhận xét, cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - GV y/c thực hiện tính giá trị của biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. a 20 350 1208 b 30 250 2764 a + b b + a H: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với b + a khi a = 20 và b = 30. (Y/c HS nhận xét tương tự với các cặp số còn lại). H: Vậy giá trị biểu a + b với b + a như thế nào? GV: Ta có thể viết a + b = b + a H: Khi đổi chỗ các số hạng a + b thì tổng thế nào? KL: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 2.2 Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài. H: Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 847? Bài 2: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng: 48 + 12 = 12 + . H: Em viết gì vào chỗ chấm trên, vì sao? - Y/c HS làm bài vào VBT. - Nhận xét và chữa bài. Bài 3: - GV y/c HS tự làm bài. H: Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu = vào chỗ chấm của 2975 + 4017 4017 + 2975? H: Vì sao không thực hiện phép tính mà có thể điền dấu < vào chỗ chấm của 2975 + 4017 4017 + 3000? - Tiến hành tương tự đối với các trường hợp còn lại. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Biểu thức có chứa ba chữ/ 43. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe - HS tự tính vào vở nháp. 3HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng. + Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 50. + Hai giá trị luôn bằng nhau. + Thì tổng không thay đổi. - HS nhắc lại. - Mỗi HS nêu kết quả của 1 phép tính. + Vì chúng ta biết 468 + 379 = 487, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một số thì tổng không thay đổi. + Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm. + Viết số 48 vì khi ta thay đổi các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. + Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. + Vì hai tổng này có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000. Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011 TOÁN(34): BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I/ MỤC TIÊU: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Bài tập cần làm: bài 1;2/43/SGK II/ CHUẨN BỊ: Đề bài toán chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 33. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ: a) Biểu thức có chứa ba chữ: - GV y/c HS đọc bài toán VD. H: Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? H: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả 3 bạn câu được mấy con? (GV vừa nói vừa viết số vào các cột kẻ sẵn). - GV làm tương tự với các trường hợp khác. H: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba bạn câu được mấy con cá? KL: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. b) Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ: - Hỏi và viết lên bảng: nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ? GV: 9 được gọi là một giá trị của biểu thức a + b + c. - GV làm tương tự với các trường hợp còn lại. H: Mỗi lần thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c ta được gì? KL: Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. 3. Luyện tập: Bài 1: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - GV y/c 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. H: Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì? Bài 3: - Gọi 1HS đọc đề bài. - GV viết lên bảng: m = 10; n = 5; p = 2. H: Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức m – n – p? - Y/c 1HS lên bảng tính mẫu. - Y/c HS làm bài vào bảng con. Bài 4: - GV y/c HS đọc phần a. H: Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm như thế nào? H: Vậy nếu các cạnh tam giác là a, b, c thì chu vi tam giác là gì? - Y/c HS tự làm tiếp phần b vào VBT. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhaanj xét tiết học, dặn HS về nhà làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tính chất kết hợp của phép cộng / 45. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. + Ta thực hiện phép tính cộng, lấy số cá của ba bạn cộng lại với nhau. + Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá. - HS nêu tổng số cá của ba người. + Cả ba người câu được a + b + c con cá. + Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9. - HS nêu kết quả. + Ta được một giá trị của biểu thức. + Tính giá trị của biểu thức. - HS thực hiện theo y/c. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. + Tính được giá trị của biểu thức a x b x c. - 1HS đọc. + Thay chữ bằng số và tính giá trị của biểu thức. - 1HS lên bảng tính. - Làm bài. - HS đọc. + Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau. + Là a + b + c. - Cả lớp làm bài vào VBT. Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 TOÁN(35): TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I/ MỤC TIÊU: - Biết được tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. - Bài tập cần làm: bài 1a.(dòng 2,3); 1b.(dòng 1,3); bài 3/45/SGK II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 34. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Giới thiệu tính chất của phép cộng: - GV kẻ sẵn bảng số lên bảng. Y/c HS đọc bảng số. - Lần lượt y/c HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. H: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6? - Đặt câu hỏi tương tự đối với các trường hợp còn lại. H: Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) như thế nào? - Vậy ta có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c) (GV vừa chỉ vừa ghi bảng). * (a + b) gọi là tổng của 2 số hạng, biểu thức (a + b) + c gọi là tổng của 2 số hạng cộng với số thứ 3, số thứ 3 ở đây là c. * a + (b + c) thì a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b+ c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c. * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - Y/c HS nhắc lại KL. 3. Luyện tập: Bài 1: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì ? GV: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau các em nên chọn tổng của các số tròn (chục, trăm, nghìn ) để tiện cho việc tính toán. - Y/c HS làm bài tập. - GV chữa bài. Bài 2: - GV y/c HS đọc đề bài. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền ta làm thế nào? - Y/c 1HS làm bài trên bảng, cho cả lớp làm toán chạy. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - GV y/c HS làm bài. - GV/ y/c HS giải thích bài làm của mình: * Vì sao lại điền a vào a + 0 = 0 + a = a? * Vì sao lại điền a vào 5 + a = a + 5? * Em dựa vào tính chất nào để làm bài c? 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài Luyện tập / 46. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc bảng số. - 6HS lên thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một truờng hợp. + Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15. + Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức luôn bằng nhau. - HS đọc. - HS nghe giảng. - Một vài HS đọc trước lớp. + Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - HS nghe giảng. - 6HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS đọc. + Ngày đầu nhận 75500000. Ngày thứ hai nhận 86950000 Ngày thứ ba nhận 14500000 + Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận bao nhiêu tiền? + Chúng ta tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - HS dùng bút chì làm bài SGK. + Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi và bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. + Dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng. + Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng. Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011 LỊCH SỬ(7): CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938) I/ MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch đằng + Nguyên nhân trận Bạch Đằng + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: - Hình minh hoạ trong SGK. - GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng , y/c trả lời 2 câu hỏi cuối bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). - Nhận xét, cho điểm từng HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV treo hình 1, trang 22 SGK lên bảng: Em thấy những gì qua bức tranh trên ? GV: Cảnh tượng trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Vậy đó là trận đánh nào? Diễn ra ở đâu? Kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Vài nét về Ngô Quyền - GV y/c HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Ngô Quyền quê ở đâu ? + Ông là người như thế nào? + Ông đem quân đánh giặc nào ? KL: Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây), là người có tài và rất yêu nước. Khi quân Nam Hán kéo đến xâm lược nước ta thì ông đã chỉ huy quân dân ta đánh đuổi quân địch. Hoạt động 2: Trận Bạch Đằng - GV cho HS xem vị trí của sông Bạch Đằng và nêu lí do giặc đi vào đường thuỷ. GV cho cả lớp đọc thầm đoạn: “Sang thất bại”. Y/c HS trả lời các câu hỏi sau: + Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? + Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ? + Kết quả của trận Bạch Đằng? - GV tổ chức cho 2 đến 3HS thi tường thuật lại trận Bạch Đằng. - GV nêu lại diễn biến. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng H: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào? H: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? KL: Với chiến công trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân ta đã lăng để tưởng nhớ công ơn ông ở Đường Lâm, Hà Tây. Ngày nay, tên ông còn được đặt cho tên nhiều ngôi trường, con đường. * GD HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài Ôn tập. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. + Trận thuỷ chiến trên sông. - Lắng nghe. - HS làm việc các nhân để rút ra hiểu biết về Ngô Quyền. + Ngô Quyền là người ở Đường Lâm, Hà Tây. + Có tài và yêu nước. + Ông đem quân đánh giặc Nam Hán. - Lắng nghe, đọc SGK và trả lời: + Trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938. + Lợi dụng thuỷ triều chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng. + Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. - HS tường thuật trước lớp, có sử dụng tranh minh hoạ, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tường thuật hay nhất . + Đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. + Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô. - HS đọc. Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 ĐẠO ĐỨC(7): TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t1) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày. - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. * GDKNS: Biết lập kế hoạch để sử dụng tiền một cách hợp lí. *GDBVMT: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. *GDĐBH: GDHSthực hiện lời dạy của Bác: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Biết tiết kiệm sách vở, quần áo, điện nước trong sinh hoạt. *GDTKNLHQ: Phải luôn có ý thức tiết kiệm sách vở, đồ dùng dụng học tập. II/ CHUẨN BỊ: - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Bìa xanh - đỏ - vàng. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao cần tiết kiệm tiền của? + Tiết kiệm tiền của mang lại cho em lợi ích gì? - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, y/c HS đọc các thông tin sau: + Ở nhiều cơ quan công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng nhớ tắt điện. + Ở Đức người ta bao giờ cũng ăn hết không bao giờ để thừa thức ăn. H: Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? - GV tổ chức cho HS thực hiện cả lớp. H: Theo em có phải do nghèo nên người dân của các nước cường quốc phải tiết kiệm không? H: Họ tiết kiệm để làm gì? H: Tiền của do đâu mà có? KL: * GDKNS: Biết lập kế hoạch để sử dụng tiền một cách hợp lí. *GDBVMT: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của? - GV y/c làm việc theo nhóm và phát bìa: đỏ xanh - vàng. . Tán thành: gắn bảng xanh . Không tán thành: gắn bảng đỏ. . Phân vân: gắn bảng vàng. - GV y/c HS nhận xét các kết quả của các đội. H: Thế nào là tiết kiệm tiền của ? Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm? - GV y/c mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc là chưa tiết kiệm. - Y/c HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại trên bảng. H: Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm ntn? H: Có nhiều tiền chi tiêu thế nào cho tiết kiệm? H: Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm? KL: *GDĐBH: GDHSthực hiện lời dạy của Bác: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Biết tiết kiệm sách vở, quần áo, điện nước trong sinh hoạt. *GDTKNLHQ: Phải luôn có ý thức tiết kiệm sách vở, đồ dùng dụng học tập. - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ và xem trước bài để tuần sau học tiếp. - HS nêu ý kiến. - Lắng nghe. - HS thảo luận cặp đôi. HS lần lượt đọc cho nhau các thông tin và xem tranh, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. + Không phải do nghèo. + Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có hơn. + Tiền của là do sức lao động của con người mà có. - Lắng nghe và nhắc lại. - HS chia nhóm, nhận các miếng bìa màu. - Lắng nghe câu hỏi của GV và đưa ra ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. + Sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích. - HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến. - Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình. + Vừa đủ, không thừa thải. + Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại gửi bố mẹ hoặc gửi tiết kiệm. + Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cho hỏng mới mua đồ mới. - HS đọc. Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011 KHOA HỌC(13): PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I/ MỤC TIÊU: Nêu cách phòng bệnh béo phì: - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao II/ CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trang 28, 29 SGK. - Phiếu học tập. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A .Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi 1) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng? 2) Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng và cách đề phòng. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì(VBTKH) - GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau: + Y/c HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng. + Sau 3 phút 1HS lên bảng làm. + GV chữa các câu hỏi. - GV KL bằng cách gọi 2HS đọc lại các câu trả lời đúng. KL: Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là: Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5 kg trở lên. Bị hụt hơi khi gắng sức. Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là: Hay bị bạn bè chế giễu, dễ phát triển thành béo phì khi lớn, có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương. Béo phì là bệnh vì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương. Hoạt động2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - GV tiến hành hoạt động nhóm và y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 SGK và thảo luận theo các câu hỏi: H: Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? H: Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? H: Cách chữa bệnh béo phì ntn? - Nhận xét ý kiến của HS. KL: Nguyên nhân của bệnh béo phì là do ăn nhiều dẫn đến kích thích sinh trưởng của các tế bào mỡ mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hoặc rối loạn nội tiết. Khi bị béo phì cần xem xét lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân để điều trị. Hoạt động3: Đóng vai - GV chia lớp thành nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu câu hỏi: Nếu ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? TH1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. TH2: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục em mệt không tham gia cùng các bạn được. TH3: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. - Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. KL: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, Vận động mọi người cùng tham gia tích cực. Vì béo phì có nguy cơ mắc bệnh về tim, mạch, tiểu đường 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và xem trước bài Phòng một số bệnh lấy qua đường tiêu hoá. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Hoạt động cả lớp. + Độc lập suy nghĩ các câu hỏi. + 1HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi và chữa bài theo GV. - Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ được trả lời: + Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng; lười vận động; bị rối loạn nội tiết. + Ăn uống hợp lí, thường xuyên vận động. + Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm HS nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe ghi nhớ. Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011 KHOA HỌC(14): PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I/ MỤC TIÊU: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị, - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: + Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh cá nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. * Liên hệ GDMT: Nhắc HS cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. II/ CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trang 30, 31 SGK. - HS chuẩn bị bút màu. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1) Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì? 2) Cách phòng chống bệnh béo phì? Em đã làm gì để phòng chống bệnh béo phì? - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 Các hoạt động: Hoạt động1 : Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - GV tiến hành cặp đôi theo định hướng: + Y/c 2HS ngồi cùng bàn hỏi nhau cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy và tác hại của một số bệnh đó. H: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? H: Khi bị mắc bệnh lây qua đường tiêu hoá ta cần phải làm gì ? KL: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh nên dễ lây lan thành dịch. Khi mắc bệnh thì cần phải điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh. HĐ2 : Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - GV tiến hành hoạt động nhóm. - Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 30, 31 SGK sau đó trả lời các câu hỏi: H: Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì? + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Chúng ta cần làm gì để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hoá? - Nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm. - Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp. H: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? KL: Nhắc lại nguyên nhân và cách phòng chống. * GDMT: Nhắc HS cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. HĐ3: Người hoạ sĩ tí hon (Nếu còn thời gian) - GV cho HS vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng gây qua đường tiêu hoá. - Gọi các em lên trình bày sản phẩm, nhóm khác theo dõi bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luôn phải giữ gìn vệ sinh. Chuẩn bị bài Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau trả lời. + Làm cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan ra cộng đồng. + Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 1 nhóm thảo luận nhanh nhất để trình bày. + H1, 2: Các bạn uống nước lã và ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. H3: Uống nước đun sôi; H4: Rửa chân tay sạch sẽ; H5: Đổ bỏ thức ăn ôi thiu; H6: Chôn lấp rác thải kĩ giúp chúng ta không bị mắc các bệnh về tiêu hoá. + Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn thỉu + Không ăn thức ăn đã để lâu ngày; đổ rác đúng nơi quy định; rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện. + Ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh. - HS đọc. + Vì ruồi và con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Tiến hành hoạt động theo nhóm. Chọn nội dung và vẽ tranh. - Mỗi nhóm cử 1HS cầm tranh, 1HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. Sáu ba ngày 4 tháng 10 năm 2011 KĨ THUẬT(7): KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (t2) I/ MỤC TIÊU: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 7.doc
Tài liệu liên quan