Giáo án lớp 5 - Chủ đề: 03 Những hành vi trẻ em nên làm

1. Giới thiệu bài :

 - GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học.

2. HĐ 1: Kể chuyện: Truyện: “Chú bé lọ lem”

Bạn Tít chẳng phải là em của cô Lọ Lem trong truyện cổ tích đâu nhé. Mọi người gọi Tít là “lọ lem” chỉ vì cậu rất lười tắm. Cứ mỗi lần bà nhắc đi tắm là Tít trốn chạy hoặc hét vang lên: “Hôm qua cháu tắm rồi!”. Buổi chiều, mẹ gọi Tít về tắm. Tít lại tìm mọi cách trốn mẹ để không phải tắm gội. Như vậy, không ai có thể bảo Tít tắm được, lúc nào thích cậu còn ngồi bệt ra đất nghịch bẩn nữa.

 Một hôm, thấy các bạn chơi đùa ngoài sân vui quá, Tít cũng chạy ra chơi cùng. Mặc dù Tít đã cười thật tươi mà các bạn cứ nhìn Tít chằm chằm, rồi tất cả bịt mũi bỏ chạy. Tít giận dỗi ra chơi với cún con, nhưng Tít vừa đưa tay vuốt ve thì cún con đã khịt khịt mũi và co cẳng chạy. Tít đứng một mình buồn thiu, chả ai muốn chơi với cậu. Vừa lúc đó Tít thấy có cậu bé đang ngồi một mình. Tít mừng quá: A! Mình đã có bạn rồi. Tít chạy lại gần, hai bạn nhìn nhau, mỉm cười làm quen, rồi bỗng dưng cả hai cùng bịt mũi bỏ chạy. Quái lạ, sao thế nhỉ?. Sau đó Tít hiểu ra rằng: Lười tắm gội, bẩn thỉu như Tít và cậu bé kia thì chẳng ai muốn chơi cùng. Từ đó Tít quyết tâm để không bị gọi là “lọ lem” nữa, ngày nào cậu cũng tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn quần áo, mặt mũi đầu tóc gọn gàng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Chủ đề: 03 Những hành vi trẻ em nên làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CHỦ ĐỀ: 03 NHỮNG HÀNH VI TRẺ EM NÊN LÀM Ngày soạn: / / Những việc trẻ em nên làm I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức: + Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù hợp với tình huống. + Không nói tục chửi bậy. + Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện. + Không nói leo, không ngắt lời người khác. + Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác. Hành vi văn minh trong ăn uống: - Hành vi văn minh nơi công cộng: + Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên môi trường sạch sẽ. + Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ. 2 . Thái độ : - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp. 3 . Kĩ năng : - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng. - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh. II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. Phiếu bài tập trắc nghiệm. III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học. 2. HĐ 1: Kể chuyện: Truyện: “Chú bé lọ lem” Bạn Tít chẳng phải là em của cô Lọ Lem trong truyện cổ tích đâu nhé. Mọi người gọi Tít là “lọ lem” chỉ vì cậu rất lười tắm. Cứ mỗi lần bà nhắc đi tắm là Tít trốn chạy hoặc hét vang lên: “Hôm qua cháu tắm rồi!”. Buổi chiều, mẹ gọi Tít về tắm. Tít lại tìm mọi cách trốn mẹ để không phải tắm gội. Như vậy, không ai có thể bảo Tít tắm được, lúc nào thích cậu còn ngồi bệt ra đất nghịch bẩn nữa. Một hôm, thấy các bạn chơi đùa ngoài sân vui quá, Tít cũng chạy ra chơi cùng. Mặc dù Tít đã cười thật tươi mà các bạn cứ nhìn Tít chằm chằm, rồi tất cả bịt mũi bỏ chạy. Tít giận dỗi ra chơi với cún con, nhưng Tít vừa đưa tay vuốt ve thì cún con đã khịt khịt mũi và co cẳng chạy. Tít đứng một mình buồn thiu, chả ai muốn chơi với cậu. Vừa lúc đó Tít thấy có cậu bé đang ngồi một mình. Tít mừng quá: A! Mình đã có bạn rồi. Tít chạy lại gần, hai bạn nhìn nhau, mỉm cười làm quen, rồi bỗng dưng cả hai cùng bịt mũi bỏ chạy. Quái lạ, sao thế nhỉ?. Sau đó Tít hiểu ra rằng: Lười tắm gội, bẩn thỉu như Tít và cậu bé kia thì chẳng ai muốn chơi cùng. Từ đó Tít quyết tâm để không bị gọi là “lọ lem” nữa, ngày nào cậu cũng tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn quần áo, mặt mũi đầu tóc gọn gàng. - GV gọi HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. - Ai là nhân vật chính trong câu truyện này? - Tại sao đứa trẻ không tên luôn buồn bã, không thích chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi? - Vì sao mọi người thay đổi thái độ đối với đứa trẻ không tên sau sự việc em nhảy xuống hồ cứu bé gái bị ngã? - Em cảm thấy sẽ như thế nào nếu em không có tên gọi ? - Nếu em phải xa bố mẹ, xa gia đình như Kà Nu em sẽ như thế nào ? - Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ? KL : Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng là một con người, ai cũng có họ tên, có cha mẹ, gđ, QH, có quốc tịch, có nguyện vọng và sở thích riêng. Trẻ em, tuy còn nhỏ, nhưng cũng là một con người có ích cho xã hội Truyện: “Gia đình gấu” Một hôm, cô bé Tóc Vàng đi vào rừng dạo chơi. Bỗng nhiên, trời đổ cơn mưa rất to, cô vội vã tìm chỗ trú.Thấy một ngôi nhà gần đó, cô chạy vào và nhìn thấy trên bàn có ba cái bát: một cái nhỏ, một cái vừa, một cái to. Cô ngồi xuống và nếm thức ăn trong cả ba cái bát và tự nhủ: “thức ăn ngon tuyệt”, ăn xong, cô nhìn xung quanh và thấy ba cái giường một cái nhỏ, một cái vừa,một cái to. Cô reo lên sung sướng: “Ôi! Những cái giường mới ấm áp làm sao!”. Cô bé Tóc Vàng chọn cái giường nhỏ nhất để ngủ. Cô không hề biết đây là ngôi nhà của gia đình Gấu. Gấu bố, gấu mẹ và gấu con về nhà. Vừa nhìn thấy bát thức ăn của mình, gấu bố bực tức hỏi: - Có ai đã đến đây thế này? Gấu mẹ cũng kêu lên: - Ai đã ăn thức ăn của tôi? Gấu con bước lại lên giường và la lên: - Có ai đang ngủ trên giường của con? Nghe tiếng ồn, cô bé tóc vàng choàng tỉnh dậy. Cô xin lỗi và kể lại cho gia đình gấu biết vì sao cô ở ở trong ngôi nhà này. Nghe xong gấu bố, gấu mẹ và gấu con đưa cô bé về nhà. Từ hôm ấy, cô bé tóc vàng trở thành người bạn thân thiết của gia đình Gấu. 3. HĐ 2 : Giáo viên phổ biến các quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em. KL GV nhắc lại các ý đúng và nhấn mạnh : Đó là các quyền cơ bản của trẻ em mà mọi người cần tôn trọng. 4. HĐ 3 : Chuyện kể GVKL: Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, có quyền giữ bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng của dân tộc mình 5. HĐ 4 – Trò chơi : Hái hoa dân chủ. * GV chuẩn bị trước mảnh giấy làm “bông hoa” để cài trên cành cây. Gv nhận xét, khen ngợi HS. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ GV tóm tắt, nhấn mạnh nội dung của bài học về quyền và bổn phận của trẻ em qua chủ đề 1 : Tôi là một đứa trẻ. GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” HS lắng nghe. - Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi thảo luận. - HS nối tiếp trả lời. - HS lắng nghe. HS lắng nghe. - Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi thảo luận. V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Duyệt của BGH Người soạn Nguyễn Nguyên Khang HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CHỦ ĐỀ: 03 NHỮNG HÀNH VI TRẺ EM NÊN LÀM Ngày soạn: / / Những việc trẻ em nên làm I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức: - Trẻ biết chào hỏi, nói lời cám ơn, xin lỗi với người thân phù hợp với tình huống khi giao tiếp. - Rèn kĩ năng trả lời tròn câu, ứng xử lễ phép với mọi người. - Trẻ yêu quý, lễ phép với mọi người. 2 . Thái độ : - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp. 3 . Kĩ năng : - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng. - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh. II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. Phiếu bài tập trắc nghiệm. III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học. 2. HĐ 1: Kể chuyện: Truyện: Chim vành khuyên (1 lần). + Các em có nhận xét gì về hành vi của chim vành khuyên? ( Rất lễ phép, gọi dạ, bảo vâng, biết chào hỏi cô, bác, anh, chị) (Mời 2 em trả lời ) + Cô, bác, anh, chị là những người thân trong gia đình, ngoài ra trong gia đình còn có ai nữa? ( Ông, bà, cha, mẹ) + Mọi người trong gia đình phải sống như thế nào? ( Phải yêu thương nhau, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau) + Để mọi người trong gia đình yêu thương con thì con phải làm gì? (phải biết vâng lời, lễ phép) + Để trở thành con ngoan dễ hay khó cô cho các con xem đoạn phim, các con chú ý, quan sát thật kỹ sau đó nói cho cô biết bạn nhỏ trong phim, ngoan hay chưa ngoan. Vì sao? * Cho trẻ xem đoạn phim nói về bé không biết chào hỏi khách đến nhà. - Sau khi xem cô hỏi: + Các con có nhận xét gì về hành vi của bạn nhỏ trong phim? (Không biết chào khách đến nhà ) + Nếu là em, em phải làm gì? * Cho trẻ xem tiếp đoạn phim: mẹ dạy bạn phải biết chào hỏi khi có khách đến nhà, bạn nhỏ đã chào khách. + Bạn nhỏ trong đoạn phim vừa rồi như thế nào? - Khi chào hỏi người lớn thì em phải chào như thế nào? - Khi chào hỏi bạn bè thì em chào như thế nào? * Hoạt động 2: em nói lời xin lỗi - Nếu em mắc lỗi thì con sẽ làm gì? - Cho xem đoạn phim bé nói lời xin lỗi - em có nhận xét gì về đoạn phim vừa xem. ( Bạn ấy làm bể chén và bạn đã biết xin lỗi mẹ ) - Theo em, khi nào em nói lời xin lỗi? em đã làm sai điều gì? - Nếu như em làm sai, em nói lời xin lỗi như thế nào? - Giáo dục trẻ tự giác nhận lỗi, mạnh dạn nói lời xin lỗi, không nên đổ lỗi cho người, cố gắng không mắc lỗi. * Hoạt động3: em nói lời cám ơn - Cho trẻ xem hình ảnh biểu hiện hành vi đúng và sai khi bé nhận quà, tặng quà. + Các em có nhận xét gì về hành vi nhận quà của bạn + em đoán xem bạn đã nói như thế nào? * Hoạt động 4: Bé trãi nghiệm - Giới thiệu cách chơi: Cho hs đến gv trò chuyện và thể hiện hành vi ứng xử lễ phép, bạn nào thể hiện tốt sẽ được gv tặng bông hoa màu đỏ, bạn nào thể hiện chưa tốt chỉ được tặng bông hoa màu xanh. Khi nghe hiệu lệnh của gv, tất cả các trẻ tập trung lại, cô yêu cầu trẻ có hoa màu đỏ giơ lên, hoa màu xanh giơ lên, hỏi trẻ vì sao em nhận được bông hoa màu đỏ (màu xanh). - Cho hs thực hiện -Hs chơi xong: gv nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ thể hiện hành vi ứng xử văn hóa: chào hỏi, lễ phép, biết xin lỗi. HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời: Khi có khách đến nhà con phải biết chào hỏi lễ phép. - Biết chào hỏi, lễ phép khi có khách đến nhà. Khoanh tay lại đầu hơi cúi xuống và nói lời chào. HS thực hành chào hỏi. - Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi thảo luận. - HS nối tiếp trả lời: Vòng tay lại và nói lời xịn lỗi. Mời 2 – 3 em thực hành. - HS lắng nghe. HS lắng nghe. - Cả lớp lắng nghe. V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Duyệt của BGH Người soạn Nguyễn Nguyên Khang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 03.doc
Tài liệu liên quan