Giáo án lớp 5 môn Kể chuyện - Vì muôn dân

Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

-Cho học sinh dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh(mỗi em kể theo 2 hoặc 3 tranh).

-Mời 2 nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện.

-Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp .

+2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện .

-HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện :

+GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Kể chuyện - Vì muôn dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2018 GVHD: Phan Thị Tuấn SVTH: Hồ Thị Nỡ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 25 Kể chuyện : Vì muôn dân I.Mục đích, yêu cầu: -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Vì muôn dân”. -Biết trao đổi đê làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. II.Đồ dùng dạy học: -Slide -Bảng phụ viết lời chú giải. -Bảng phụ vẽ sơ đồ gia tộc. III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS kể về việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm phố phường mà các em biết. -GV nhận xét, tuyên dương. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : GV : Câu chuyện mà các em được nghe hôm nay có tên gọi “Vì muôn dân”.Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta. Câu chuyện cho các em biết thêm một nét đẹp trong tính cách của Trần Hưng Đạo –vị anh hùng dân tộc đã có công giúp các vua nhà Trần 3 lần đánh tan 3 cuộc xâm lược của giặc Nguyên.Nét đẹp đó là tấm lòng chí công vô tư,biết gạt bỏ tị hiềm cá nhân, gia tộc vì vận mệnh của muôn dân và giang sơn. -GV: Trước khi nghe cô kể chuyện , các em hãy quan sát tranh minh họa , đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK. b)Hoạt động 1:GV kể chuyện: -GV kể chuyện lần 1: -GV kể xong giải nghĩa một số từ khó: Tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, sát thát. +Chiếu lược đồ chỉ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ giới thiệu 3 nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông. -GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên slide. +Tranh 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu-thân phụ của Trần Quốc Tuấn trước khi mất trối trăng lại những lời cuối cùng cho Trần Quốc Tuấn. +Tranh 2: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta. +Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng bàn kế đấnh giặc. +Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quag Khải, khéo léo xóa bỏ mâu thuẫn gia tộc. +Tranh 5: Cảnh vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải họp với các bô lão trong điện Diên Hồng.Vua tôi đồng lòng quyết tâm đánh giặc. +Tranh 6: Cảnh giặc Nguyên tan tác thua chạy về nước. 3.Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: -Cho học sinh dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh(mỗi em kể theo 2 hoặc 3 tranh). -Mời 2 nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện. -Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp . +2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện . -HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện : +GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về truyền thống tốt đẹp của dân tộc? +GV: Nếu anh em, vua tôi nhà Trần không đoàn kết thì nước Việt lúc ấy sẽ như thế nào? +GV: Câu chuyện khiến em suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc? +GV: Em có biết câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc? -Cả lớp bình chọn cá nhân,nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu được ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất. 4.Củng cố, dặn dò: -Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. -Liên hệ thực tế : +Hỏi 1 vài học sinh về đoàn kết trong học tập, lao động, cuộc sống -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. -HS kể. -Lớp theo dõi, nhận xét. -HS chú ý lắng nghe. -HS chú ý lắng nghe. +HS quan sát lược đồ, lắng nghe GV. -HS theo dõi,quan sát tranh minh họa. -HS kể chuyện theo nhóm 4. -HS kể chuyện. -2HS kể.Lớp theo dõi, nhận xét. +Dự đoán câu trả lời của HS: Câu chuyện giúp em hiểu về một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc-truyền thống đoàn kết, hòa thuận. +HS: Nếu không đoàn kết thì mất nước, nhà Trần sẽ bị lên án, bị đời sau nguyền rủa. +HS: Đoàn kết là một truyền thống quý báu có từ xa xưa của dân tộc. Nhờ đoàn kết, các thế hệ Việt Nam đã bảo vệ, xây dựng đất nước tươi đẹp như ngày nay. +HS: Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh, lá lành đùm lá rách, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. -Lớp bình chọn. -HS nêu. +HS: Đoàn kết trong học tập như cùng nhau đoàn kết đưa lớp học đi lên;đoàn kết trong lao động như phân chia rõ ràng,cùng nhau dọn dẹp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Vi muon dan_12312555.docx
Tài liệu liên quan