Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt

Giới thiệu bài-viết bảng

-Đưa cây con đỗ(lạc) cho HS quan sát- nêu tình huống: tại sao cây con mọc lên từ hạt; trong hạt có gì?

-Chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu quan sát hạt mới ngâm đêm hôm trước

-Cho HS dự đoán xem hạt có gì – vẽ tranh hạt dựa vào dự đoán của bản thân

-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khoa học 5 CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT Nhóm 4 Sinh viên: Ngô Thị Thùy Dung Nguyễn Mỹ Anh I./ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Biết cấu tạo hạt gồm có: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng -Biết được quá trình hình thành cây con từ hạt 2. Kĩ năng - Chỉ trên hình, vật thật cấu tạo của hạt -Nêu được quá trình cây con mọc mầm 3. Thái độ - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình - Yêu thích tiết học II./ Phương tiện dạy học Giáo viên Mẫu vật: Cây con đỗ( lạc ) Tranh, ảnh 1,2,3,4,5,6 –sgk khoa học 5 trang 108 Khung chữ ghi thông tin quá trình cây mọc mầm sgk khoa học 5-trang 108 Video về quá trình cây con mọc mầm Tranh, ảnh về sự phát triển của hạt mướp ( tranh 7-sgk trang 109) Giấy trắng để điền thông tin về sự phát triển của cây mướp Video điều kiện cây nảy mầm(phần củng cố) Sgk, Giáo án điện tử, máy chiếu Học sinh Hạt đỗ(lạc) mới ngâm đêm hôm trước Hạt đỗ ( lạc) đã nảy mầm Đồ dùng học tập : sgk, bút, thước, III./ Tiến trình bài dạy Thời gian Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 4-5p A.Kiểm tra bài cũ -GV nêu câu hỏi +Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn bằng gió mà em biết? +Đặc điểm về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? -Gọi hs nhận xét -GV nhận xét-chốt -2 HS trả lời -HS nhận xét, bổ sung 25-30p 1p 10p 8p 12p B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu hạt MT: quan sát, mô tả được các bộ phận của hạt; nêu chức năng của từng bộ phận Hoạt động 2: Quá trình cây mọc mầm MT: nêu được vai trò của rễ mầm, thân mầm, chồi mầm; nêu quá trình cây mọc mầm Hoạt động 3: Thực hành: Nói về sự phát triển của cây mướp MT: được quá trình phát triển thành cây của hạt -Giới thiệu bài-viết bảng -Đưa cây con đỗ(lạc) cho HS quan sát- nêu tình huống: tại sao cây con mọc lên từ hạt; trong hạt có gì? -Chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu quan sát hạt mới ngâm đêm hôm trước -Cho HS dự đoán xem hạt có gì – vẽ tranh hạt dựa vào dự đoán của bản thân -Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày -GV treo tranh mẫu, yêu cầu so sánh giữa tranh của HS và tranh mẫu -Yêu cầu làm thí nghiệm tách hạt chỉ ra các bộ phận của hạt mà các em thấy và đặt tên cho bộ phận đó -Gọi HS nhận xét -GV nhận xét-chốt (khi HS không đưa ra được một cái tên khoa học thì GV đưa ra tên gọi chính xác) -Thảo luận nhóm nêu vai trò, chức năng của các bộ phận của hạt -Gọi HS nhận xét -GVnhận xét-chốt -Cho HS tách hạt đã nảy mầm. Chỉ ra các bộ phận của mầm , đặt tên và nêu chức năng, vai trò của từng bộ phận -GV: chiếu ảnh hạt đã nảy mầm (nhìn rõ được các thành phần của mầm) yêu cầu HS lên chỉ vào ảnh báo cáo kết quả thảo luận -HS-GV nhận xét -GV chốt -GV cho HS xem video về quá trình cây mọc mầm -GV treo tranh, và khung chữ có thông tin quá trình cây mọc mầm yêu cầu HS lên sắp xếp theo thứ tự đúng. Chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và lên bảng sắp xếp lại theo đúng thứ tự -HS-GV nhận xét -GV chốt -Chiếu ảnh 7, yêu cầu HS trao đổi theo nhóm, điền vào giấy (6 nhóm) về quá trình phát triển của cây mướp từ hạt. -Yêu cầu HS nêu lại quá trình đó trước lớp. -GV chiếu đáp án và giải thích quá trình phát triển của cây mướp. + Hình a: Hạt mướp được gieo vào đất ẩm. + Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với hai lá mầm. + Hình c: Cây đâm chồi, mọc thêm nhiều lá mới. + Hình d: Cây mướp ra hoa và kết quả + Hình e: Cây mướp phát triển mạnh, quả mướp lớn + Hình g: Quả mướp già bên trong có rất nhiều hạt. + Hình h: Hạt mướp đã già dùng để gieo trồng. -GV đặt câu hỏi: Điều kiện nào để hạt có thể nảy mầm -GV ghi lại các điều kiện lên trên bảng -Nếu nhiều HS đưa ra cùng một điều kiện thì GV đánh dấu số lần đồng ý -Yêu cầu HS rút ra được điều kiện từ những ý GV đã ghi -GV chốt(ghi bảng): Điều kiện để hạt nảy mầm là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp( không quá nóng, không quá lạnh) -Lắng nghe -Quan sát, lắng nghe -HS hoạt động nhóm -HS vẽ tranh -Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả -Hs đưa ra ý kiến -HS thực hiện thí nghiệm và báo cáo kết quả +Hạt gồm có vỏ, phôi, chất dinh dưỡng -HS nhận xét, bổ sung -HS thảo luận, báo cáo kết quả +Vỏ: bảo vệ hạt +Phôi: là phần cây non mọc lên phát triển thành cây mới +Chất dinh dưỡng: để nuôi phôi -Hs nhận xét -HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả Mầm(phôi) gồm: +Rễ mầm: mọc ra rễ của cây để hút chất dinh dưỡng nuôi cây +Thân mầm: là thân của cây sau này có vai trò vận chuyển, dự trữ nước, chất dinh dưỡng, giúp cây đứng vững +Chồi mầm: sau này là lá cây, có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây -HS quan sát -HS đại diện các nhóm lên thực hiện yêu cầu. -HS thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -Nhiều HS đưa ra ý kiến - HS theo dõi -Điều kiện hạt nảy mầm: nước, nhiệt độ thích hợp 6p 5p 1p C.Củng cố, dặn dò 1.Củng cố 2.Dặn dò -GV cho HS theo dõi video chăm sóc cây và yêu cầu HS quan sát kĩ để chuẩn bị chơi trò chơi. -GV đưa ra trò chơi:Chia lớp thành 2 nhóm. Nhiệm vụ của học sinh là giúp bác nông dân thực hiện nhiệm vụ chăm sóc cây thật tốt để mùa màng bội thu bằng việc thêm các điều kiện vào từng giai đoạn của cây sao cho hợp lý để cây phát triển tốt nhất. -GV tổng kết: để từ hạt, cây con mọc lên và bắt đầu cuộc sống mới. Để cuộc sống đó diễn ra bình thường thì cần có nhiều điều kiện như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, -Thực hành gieo hạt theo yêu cầu trong SGK -Chuẩn bị bài sau - HS theo dõi video - HS tham gia trò chơi theo nhóm -Lắng nghe -Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 53 Cay con moc len tu hat_12456398.docx