Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tuần 28 - Trường tiểu học Gio Sơn

1. MỤC TIÊU:

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

- Luôn có ý thức bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình trang 112, 113 SGK

- Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ:

- Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ?

- Cho ví dụ?

2. Bài mới:

a. giới thiệu bài.

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Tuần 28 - Trường tiểu học Gio Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 Khoa học: (Lớp 4B, 4A) ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: - Ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm. - Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. - H biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Em hãy nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: *Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập - H làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110, và 3, 4, 5, 6trang 111 SGK. Câu1: So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn? Câu 2:Vẽ sơ đồ về sự bay hơi của nước ? Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ? Câu 4: Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt ? Câu 5: Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách ? Câu 6: Rót vào hai chiếc cốc giống nhau một lượng nước lạnh như nhau ( lạnh hơn không khí xung quanh ). Quấn một cốc bằng khăn bông. Sau một thời gian, theo bạn cốc nước nào còn lạnh hơn ? Giải thích lý do lựa chọn của bạn ? - Gọi H trả lời, các bạn khác bổ sung, GV kết luận. *Hoạt động 2: Trò chơi " Đố bạn chứng minh được ..." - GV chuẩn bị sẵn một số phiếu yêu cầu. Đại diện các nhóm lên bốc thăm. Các nhóm chuẩn bị sau đó lên trình bày. Ví dụ: Hãy chứng minh rằng: - Nước không có hình dạng xác định. - Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. - Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. 3. Củng cố, dặn dò: - H nhắc lại các kiến thức đã ôn tập. - GV nhận xét tiết học. Dặn xem bài tiếp theo, tiết sau học tiết 2. ******************************************** Khoa học (Lớp 5A) SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. - Luôn có ý thức bảo vệ động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình trang 112, 113 SGK - Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ? - Cho ví dụ? 2. Bài mới: a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận - Hs làm việc cá nhân: Đọc mục bạn cần biết SGK /112. - Thảo luận cả lớp: + Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh sản ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Kết quả của sự thụ tinh là gì? Hợp tử phát triển thành gì? - HS trả lời - HS khác bổ sung. - GV kết luận, HS nhắc lại kết luận. Hoạt động 2: Quan sát - HS làm việc theo cặp: - Quan sát hình 112 SGK nói với nhau - Con nào nở ra từ trứng con nào đẻ đã thành con. - HS trình bày - nhận xét. - GV kết luận. Kết luận: Những loài động vật khác nhau thi có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 3: Trò chơi: " Nói tên con động vật theo nhóm sinh sản" HS kể được một số động vật đẻ trứng, đẻ con. - Chia lớp 4 nhóm - Nối tiếp nhau lên bảng viết tên động vật - Động vật đẻ trứng, động vật đẻ con - Sau 5 phút, nhóm nào viết được nhiều và đúng thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Những động vật nào đẻ trứng, những động vật nào đẻ con? - Nhận xét tiết học - Học bài và chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của côn trùng. Khoa học: (Lớp 4A, 4B) ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm. - Trưng bày tranh, ảnh về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học. - Củng cố những kỹ năng vệ bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. - H biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của H. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: tiết 2 Hoạt động 3: Triển lãm - Các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dung nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học. - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm. - GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm ( mỗi nhóm cử 1 bạn tham gia ban giám khảo ). - Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi. - Ban giám khảo đánh giá. H trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình. GV là người đánh giá, nhận xét cuối cùng. * GV cho H trình bày nội dung thực hành ở nhà: Quan sát sự thay đổi bóng của chiếc cọc theo thời gian trong ngày. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn H xem bài tiếp theo và chuẩn bị các đồ dùng để ươm cây con. ****************************************** Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016 Khoa học (Lớp 5A) SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT (Bài đã soạn ở ngày thứ hai) Lịch sử: (Lớp 5A) TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: *Học xong bài này, HS: - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: + Ngày 26-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ các vùng giải phóng +Bảng phụ + Nam châm+ Bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Hiệp định Pa-ri về VN được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao ? - Hãy nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: * Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: - GV yêu cầu HS đọc thầm SGK: + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri? (Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn ) - Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 (vừa giảng vừa chỉ trên bản đồ): Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường ... * Hoạt đông 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập (Làm việc theo nhóm 4) (Bảng phụ) - GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công ? Lữ đoàn xe tăng 203 có nh/vụ gì ? + Thuật lại cảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập ? + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng ? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện ? Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là vào lúc nào ?() - GV kết luận về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. * Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM - Làm việc theo nhóm 2. - Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ? - Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ, quân đội Sài Gòn, có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng nước ta ? - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Chiến thắng của chiến dịch HCM là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta. Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền Sài Gòn, ... 3. Củng cố, dặn dò: - Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to. - Trong ngày 30-4 hằng năm, gia đình em và quê hương em đã làm gì để kỉ niệm ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất ? - Nhận xét giờ học. - Xem bài sau: Hoàn thành thống nhất đất nước. *************************************** Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016 Khoa học (Lớp 5B) SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - Biết bảo vệ một số côn trùng có ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 114, 115 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con. - HS thực hiện kể, nhận xét. 2. Bìa mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc với sgk - HS quan sát các hình 1,2,3,4,5, SGK/114 Mô tả quá trình sinh sản của bướm cải, chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. - Thảo luận nhóm: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới lá rau cải ? + Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhiều ? + Làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu ? - HS báo cáo kết quả - HS nhận xét - GV kết luận. Kết luận: - Bướm thường đẻ trứng mặt dưới rau, lá cây. - Trứng nở sâu ăn lá lớn lên. Sâu càng lớn càng gây thiệt hại. - Giảm thiệt hại: Cần áp dụng biện pháp: Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm ... Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. - HS làm việc theo nhóm: - Nhìn vào sơ đồ sự sinh sản của ruồi và gián H6, 7 SGK/115 Hoàn thành bảng So sánh chu kì sinh sản Ruồi Gián - Giống nhau - Khác nhau Nơi đẻ trứng Cách tiêu diệt - HS trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét - GV kết luận. * Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 3. Củng cố, dặn dò. - HS vẽ sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2016 Khoa học (Lớp 5A) SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG (Bài đã soạn ở ngày thứ tư) ************************************* Lịch sử (Lớp 5B) TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP (Bài đã soạn ở ngày thứ ba) . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 28.docx