Giáo án lớp 5 môn Thực hành kĩ năng sống - Bài 12: Kĩ năng ứng phó khi có bão, lũ lụt, sạt lở

- HS đọc: Một trong những phương pháp ứng phó với các loại thiên tai là chuẩn bị một chiếc hộp an toàn (hãy tự đặt tên cho chiếc hộp của mình). Trong chiếc hộp an toàn sẽ có ít nhất 6 đồ vật quan trọng. Hãy tô màu vào các đồ vật cần thiết dưới đây cho chiếc hộp an toàn của mình.

- HS tô màu: Nước uống, mì gói, vật dụng y tế, bật lửa (hộp diêm), đèn pin, dao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Thực hành kĩ năng sống - Bài 12: Kĩ năng ứng phó khi có bão, lũ lụt, sạt lở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dành cho tuần 32,33,34 Thực hành kĩ năng sống Bài 12: Kĩ năng ứng phó khi có bão, lũ lụt, sạt lở I. Mục tiêu: Biết được một số dấu hiệu của bão, lũ, sạt lở. Hiểu được một số yêu cầu khi ứng phó với bão, lũ, sạt lở. Vận dụng một số yêu cầu đã biết để đảm bảo an toàn khi có bão, lũ, sạt lở. HS có ý thức hơn về việc ứng phó với bão, lũ, sạt lở. II. Phương tiện dạy học: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV cho HS nêu các cách đi đường một mình an toàn. - GV nhận xét 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Bão, lũ lụt, sạt lở gây ra những hậu quả gì? - GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng ứng phó khi có bão, lũ lụt, sạt lở” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS nhận biết được các hiện tượng thời tiết, biết được những điều cần làm khi nghe tin có bão. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS làm vào sách. - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét. - GV hỏi: + Nêu 3 điều em cần làm khi nghe tin có bão. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. KTDH: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS biết được các nơi ở nước ta thường xảy ra các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm. - GV cho đại diện nhóm trình bày. - GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Tiết 2 Hoạt động 3: Xử lí tình huống. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS biết được những điều cần chuẩn bị và những việc cần làm khi có sấm chớp, mưa to, lũ lụt. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS làm vào sách. - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS nắm được nguyên tắc 4T trong ứng phó với thiên tai. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc bí quyết “4T” để ứng phó với thiên tai. - GV nhận xét. - GV cho HS ghi nhớ những điều cần làm, sẵn sàng hành động khi có bão. Tiết 3 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện KTDH: Thi đua. Mục tiêu: HS biết được hậu quả của các thiên tai. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thi đua. - GV nhận xét. Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng. KTDH: Làm việc cá nhân. Mục tiêu: HS biết được những vật dụng cần thiết để ứng phó với thiên tai. vCách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS tô màu. - GV nhận xét. d. Vận dụng: - GV giao nhiệm vụ: Viết vào sổ tay những điều cần làm khi có bão, lũ lụt, sạt lở để làm cẩm nang an toàn cho bản thân. Sau đó chia sẻ với bạn bè và mọi người. Liệt kê những hành động em có thể thực hiện được để giúp đỡ, chia sẻ với người dân ở những vùng có thiên tai và hãy cùng các bạn thực hiện những hành động đó. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS nêu. - HS lắng nghe. + Cây cối bật gốc, nhà cửa tốc mái, - HS lắng nghe - HS đọc: Hãy đặt tên cho các bức tranh dưới đây. - HS làm. - HS trình bày:  Trời có mây ‚ Trời mưa ƒ Trời có tuyết „ Trời có sấm sét, mưa bão. - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Nói cho mọi người cùng biết; dự trữ đồ ăn; tìm nơi trú ẩn an toàn. - HS lắng nghe. - HS đọc: Hãy tìm hiểu thông tin trên In-tơ-nét và tham khảo ý kiến người lớn để điền các địa danh ở nước ta, nơi thường xảy ra các hiện tượng ghi trong bảng dưới, rồi chia sẻ với các bạn. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS đọc: Hãy điền vào chỗ trống những ý kiến em cho là hợp lí. - HS làm. - HS trình bày: 1. Sấm chớp, mưa to làm ngã cây lớn trước nhà và làm hỏng điện lưới. a. Vật dụng đầu tiên em cần tìm là: đèn pin. b. Điều cần lưu ý là: không tiếp xúc với nước dưới đất (có thể rò rỉ điện) c. La lên khi có người đến gần dây điện bị đứt. 2. Dự báo thời tiết cho biết vùng em đang sống có thể ngập lụt lớn và sẽ bị cô lập. a. Vật dụng đầu tiên em cần tìm là: nước sạch. b. Em sẽ tìm hiểu thông tin về: lũ lụt, ngập lụt. c. Vật dụng quan trọng nhất cần có khi ở trong cơn lũ là: áo phao. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. - HS đọc: Hãy nối các hậu quả với các thiên tai phù hợp. - HS thi đua: 1: a, c, d, e 2: a, b, c, d, e, g, h 3. a, c, d, h - HS lắng nghe. - HS đọc: Một trong những phương pháp ứng phó với các loại thiên tai là chuẩn bị một chiếc hộp an toàn (hãy tự đặt tên cho chiếc hộp của mình). Trong chiếc hộp an toàn sẽ có ít nhất 6 đồ vật quan trọng. Hãy tô màu vào các đồ vật cần thiết dưới đây cho chiếc hộp an toàn của mình. - HS tô màu: Nước uống, mì gói, vật dụng y tế, bật lửa (hộp diêm), đèn pin, dao. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKNS Lop 5 Bai 12 Ki nang ung pho khi co bao lu lut sat lo_12530745.doc
Tài liệu liên quan