Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Phân môn Tập đọc - Phân xử tài tình

*PP:Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.

GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK bằng cách dẫn dắt gợi mở đưa vào các câu hỏi trong bài

-Trong bài tập đọc này có những nhân vật nào?

-Quan án là người như thế nào?

-Quan án xử mấy vụ kiện trong bài? Đó là vụ kiện của ai?

-Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?(Câu 1)

-Quan án đã làm gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải?(Cho HS thảo luận theo nhóm 4 tìm ra cách mà quan án dung để xử vụ kiện cũng có thể cho HS đóng kịch để thay cách trả lời) (Câu 2)

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Phân môn Tập đọc - Phân xử tài tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:Tiểu Học Bông Sao Lớp:5/8 GVHD: Trương Ngọc Yến Tên SV:Nguyễn Thị Hột Xoàn Phân môn: Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH I Mục tiêu: Kiến thức: -Hiểu nội dung ý nghĩa của bài,hiểu đúng các từ ngữ, câu đoạn, diễn biến câu chuyện. Bài viết ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án đồng thời bày tỏ ước mong có vị quan tòa tài giỏi, xét xử anh minh,góp phần bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Kỹ năng: -Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn, bài. -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch,chậm rãi,thể hiện giọng điệu của từng nhân vật và niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của quan án. Thái độ:Khâm phục tài năng xử án của vị quan II Chuẩn bị: -GV: +Tranh minh họa bài đọc +Bảng viết câu dài +Thẻ từ -HS: SGK III Các hoạt động dạy học. Phương pháp: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Ổn định lớp(1 phút) Ban văn nghệ lên bắt nhịp cho cả lớp hát Hát 2. Kiểm tra bài cũ(2 phút): HS đọc thuộc bài thơ “Cao Bằng” và trả lời các câu hỏi sau: -Những câu thơ nào nói lên địa hình của Cao Bằng? -Thiên nhiên Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi như thế nào? -GV nhận xét và tuyên dương HS -Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần dần bằng xuống Còn núi non cao bằng Đo làm sao cho hết -Không thể đo hết chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng. 3.Bài mới(35 phút): a) Giới thiệu bài: GV gắn bức tranh trang 46 và đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài: -Trong tranh vẽ gì? -HS muốn biết gì về vụ kiện này? Dẫn dắt vào bài học mới : “Để biết quan án xử vụ kiện này bằng cách nào? Chúng ta tìm hiểu bài tập đọc ngày hôm nay “Phân xử tài tình” GV ghi tựa bài lên bảng b)Các hoạt động Hoạt động 1: Luyện đọc *PP:Đàm thoại, giảng giải, luyện tâp Tiến hành; -GV đọc mẫu hoặc HS đọc bài tập đọc lưu ý phải đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện lòng khâm phục tài năng của quan án. -Bài tập đọc này có thể chia làm mấy đoạn? GV chốt:Bài tập đọc chia làm 3 đoạn • Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.• • Đoạn 2: Tiếp theo cho đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội • Đoạn 3: Phần còn lại Đọc lần 1:Sữa lỗi phát âm -Cho HS đọc nối tiếp câu và sửa lỗi phát âm cho HS ở những từ khó đọc hoặc những từ HS hay đọc sai(GV đính thẻ ghi các từ lên bảng): rưng rưng,khung cửi, vãn cảnh,thét trói,sư vãi. Đọc lần 2: Giải thích nghĩa Cho 3 HS đọc lại 3 đoạn Cho HS đọc chú thích SGK Phát thẻ từ cho HS ghi từ khó hiểu theo nhóm 4 HS GV đính các thẻ từ lên bảng và giải thích nghĩa các từ: +quan án: người xử các vụ kiện +manh mối: điểm từ đó có thể lần ra để tìm hiểu toàn bộ sự việc +khung cửi(hình ảnh) +thét trói: bằng giọng rất to và cao, thường để biểu thị sự tức tối, căm giận hay hăm doạ kèm với hành động trói +Biện lễ: lo liệu, sắm sửa lễ vật +Đàn : nền đất đấp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ +chạy đàn(hình ảnh) Đọc lần 3:Tìm câu dài HS đọc thầm lại toàn bộ bài và tìm câu dài GV gắn lên bảng câu dài “ Lập tức,quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại”. “Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.” Hướng dẫn HS ngắt nhịp câu dài (Gắn que ngắt nhịp) “ Lập tức,|quan bảo đưa cả tấm vải cho người này |rồi thét trói người kia lại ||”. “Bẩm quan,| con mang vải đi chợ,| bà này hỏi mua,| rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.||” Hoạt động 2:Tìm hiểu bài. *PP:Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK bằng cách dẫn dắt gợi mở đưa vào các câu hỏi trong bài -Trong bài tập đọc này có những nhân vật nào? -Quan án là người như thế nào? -Quan án xử mấy vụ kiện trong bài? Đó là vụ kiện của ai? -Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?(Câu 1) -Quan án đã làm gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải?(Cho HS thảo luận theo nhóm 4 tìm ra cách mà quan án dung để xử vụ kiện cũng có thể cho HS đóng kịch để thay cách trả lời) (Câu 2) -Đưa ra tình huống GV thực hiện xé mảnh vải làm đôi tái hiện lại cảnh cho HS và hỏi chính HS thực hiện hành động sẽ cảm thấy như thế nào nếu như xé tấm vải không phải do mình làm ra? Dẫn vào câu hỏi “Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ăn cắp tấm vải?( Câu 2) (Có thể cho HS phát biểu tự do và sau đó gọi ngay HS thực hiện hành động xé vải trả lời cuối cùng để chốt lại đáp án) GV kết luận:Quan án thông minh hiểu được tâm lí con người nên đưa ra cách xé đôi mảnh vải để bộc lộ ra rõ bản chất thật phá án nhanh chóng. Cho HS đọc lại đoạn 3 -Khi quan vãn cảnh đến một ngôi chùa thì sư cụ nhờ quan giúp việc gì? -Quan đã nói sư cụ làm gì? - Để tìm kẻ lấy trộm trong chùa quan cho gọi ai đến? Vì sao? -Quan án đã tìm kẻ trộm trong chùa bằng cách nào hãy gạch dưới những chi tiết ấy?(HS thảo luận theo nhóm để trình bày)(Câu 3) -Vì sao quan án lại dùnng cách trên? HS lựa chọn trong SGK (Câu 4) GV kết luận: Quan án thông minh, nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm được kẻ gian một cách nhanh chóng không cần tra khảo Qua cách mà quan án xử kiện em thấy quan án là người như thế nào? GV chốt :Từ xưa đã có những vị quan tài giỏi, xét xử vụ án bằng trí thông minh, óc phán đoán, tài giỏi.Ngày nay có các chú công an bảo vệ luật pháp bằng tài năng, đạo đức,vừa có kỹ thuật hỗ trợ đã góp phần bảo vệ cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm Cho luyện đọc diễn cảm đoạn “Một hômphải cúi đầu nhận tội” Cho HS xác định nhân vật trong đoạn và giọng của từng nhân vật HS luyện đọc trong tổ/nhóm Thi đua lựa chọn nhóm đọc hay nhất GV nhận xét và tuyên dương 4 Củng cố(1 phút): HS tìm hiểu về nội dung của bài tập đọc GV dán nội dung bài tâp đọc lên bảng 5 Hoạt động nối tiếp (1 phút) Cho HS xem một đoạn clip về hình ảnh các chú lính đi tuần dẫn dắt HS thực hiện nhiệm vụ cho bài tập đọc tiếp theo “Chú đi tuần” HS phát biểu cảm nghĩ NX tiết học Quan sát Một vị quan, hai người phụ nữ, một vụ kiện Kết quả vụ kiện, cách mà quan xử án, quan án là người như thế nào. 1 HS đọc mẫu các HS còn lại đọc thầm 2 đoạn Đoạn 1:Từ đầuđều nhận tội. Đoạn 2 còn lại 3 đoạn Đoạn 1:Từ đầu lấy trộm. Đoạn 2:Tiếp theocúi đầu nhận tội. Đoạn 3 còn lại HS đọc nối tiếp đoạn cho đến khi hết bài Đọc lại những từ phát âm sai 3 HS đọc lại 3 đoạn HS khác lắng nghe Ghi vào thẻ từ những từ không biết nghĩa Quan sát Đọc thầm lại bài tìm câu dài Ngắt nhịp câu Đọc lại câu dài theo cách ngắt nhịp đúng Dự kiến câu trả lời của HS -Quan án, hai người đàn bà,lính,nhà sư (sư cụ),sư vãi, chú tiểu, -Quan án có tài, công bằng, anh minh,.. 2 vụ: 2 người đàn bà,sư cụ - Về việc mình bị mất cấp vải. Người nọ tố người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.- - Những biện pháp quan làm là: • Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. • Cho lính về nhà hai người đàn bà xem xét, cũng không tìm được chứng cứ. -Thấy bình thường, không lo lắng gì cả, - Vì quan hiểu tự tay làm ra tấm vải, đăt hi vọng bán được tấm vải để kiếm ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. • Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải 1 HS đọc HS còn lại đọc thầm Giúp sư cụ tìm ra người lấy cắp tiền Biện lễ cúng phật Các sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa. Vì quan phán đoán kẻ lấy tiền trong chù chỉ có thể là những người trong chùa không phải là ai khác. Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã được ngâm nước, bảo họ cần nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm phật. Tiến hành đánh đòn tâm lý “Đức Phật rất thiêng liêng”. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay ngừi đó nảy mầm. Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cần thóc ra xem, lập tức cho bắt vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Lắng nghe Quan án thông minh,có tài,công bằng bình tĩnh tự tin, sáng suốt, nắm rõ đặc điểm tâm lí của người phạm tội, quyết đoán. Lắng nghe Dẫn chuyện rõ ràng rành mạch Quan án ôn tồn chậm rãi, uy nghiêm Người bẩm báo đau khổ mếu máo Ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của quan án . Lắng nghe Nhận xét bài dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 23 Phan xu tai tinh_12529861.docx
Tài liệu liên quan