Giáo án lớp 5 năm 2017 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 28

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành quả lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô. Trên công trường vĩ đại này, ngày đêm có hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.

- Em thầm cảm phục và biết ơn những cán bộ, công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động vất vả, cống hiến sực lực và tài năng cho đất nước. Em sẽ cố gắng học giỏi để nay mai góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2017 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Ngày soạn: 26/03/2017 Thứ hai ngày 27 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN BÀI 93: THỜI GIAN (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Viết vào ô trống (theo mẫu): 2. Giải bài toán: 3. Giải bài toán: 4. Giải bài toán: 5. Giải bài toán: s 300km 45m 108,5km 162m v 60km/giờ 15m/giây 62km/giờ 36m/phút t 5 giờ 3 giây 1,75 giờ 4,5 phút Bài giải: Thời gian để chim ưng bay được quãng đường 45km là: 45: 90 = 0,5 (giờ) Đáp số: 0,5 giờ. Bài giải: Đổi 1,2m = 120cm Thời gian để ốc sên bò được quãng đường 120cm là: 120: 15 = 8 (phút) Đáp số: 8 phút. Bài giải: Thời gian để máy bay bay được quãng đường 2150km là: 2150 : 860 = 2,5 (giờ) Thời gian để máy bay đến nơi là: 8 + 2,5 = 10,5(giờ) 10,5 giờ = 10giờ 30 phút Đáp số: 10giờ 30 phút Bài giải (cách 1): Đổi 81km = 81000m Thời gian để cá heo bơi hết quãng đường 81km là: 81000 : 900 = 90 (phút) 90 phút = 1,5 giờ Đáp số: 1,5 giờ Bài giải (cách 2): Đổi 900m/phút = 0,9km/phút Thời gian để cá heo bơi hết quãng đường 81km là: 81 : 0,9 = 90 (phút) 90 phút = 1,5 giờ Đáp số: 1,5 giờ Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 28A: ÔN TẬP 1 (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu). 2. Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết sau: - HS thực hiện. - Đáp án: CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU VÍ DỤ Câu đơn Bố đi làm đồng. Câu ghép Câu ghép không dùng từ nối Bố đến cơ quan, mẹ lên lớp, em trông nhà. Câu ghép dùng từ nối Câu ghép dùng một quan hệ từ Mẹ đi vắng nên hai bố con phải tự nấu cơm. Câu ghép dùng cặp quan hệ từ Vì Lan chăm chỉ học tập nên kết quả học tập của bạn ấy rất cao. Tiết 4 : LỊCH SỬ BÀI 12: HOÀN THÀNH THÔNG NHẤT ĐẤT NƯỚC XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Cùng chia sẻ và khám phá: Dựa trên hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sau: - Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì ? - Quốc kì của nước ta như thế nào ? - Tên bài Quốc ca của nước ta là gì? Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Quốc ca? - Thủ đô của nước ta ở đâu? - Kể tên một số công trình thủy điện của nước ta mà em biết? 2. Tìm hiểu hoàn cảnh và không khí của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976. b) Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975? d) Kể lại sự kiện diễn ra vào ngày 25-4-1976. Mô tả không khí cuộc bầu cử thông qua các hình trong tài liệu. 3. Tìm hiểu những quyết định của Quốc hội khóa VI trong kì họp đầu tiên (cuối tháng 6- đầu tháng 7- 1976) - Hoàn thành phiếu học tập 4. Khai thác thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. - Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm? - Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động như thế nào? - Em hãy phát biểu cảm tưởng của mình về tinh thần lao động, sự hi sinh quên mình của những người đã góp phần xây dựng nên Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Là cờ đỏ sao vàng. - Bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. - Là Hà Nội. - Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Sông Đà,... - Vì phải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Ngày 24-5-1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Ở thành phố Sài Gòn, cờ, hoa và biểu ngữ xuất hiện ở khắp mọi nơi...Không khí cuộc bầu cử vô cùng phấn khởi, nhân dân thâm gia 98,8%. - Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quốc kì: Lá cờ đỏ sao vàng. - Quốc ca: Bài Tiến quân ca. - Thủ đô: Hà Nội. - Thành phố Sài Gòn – Gia Định: đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng trong 15 năm. - Nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành quả lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô. Trên công trường vĩ đại này, ngày đêm có hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. - Em thầm cảm phục và biết ơn những cán bộ, công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động vất vả, cống hiến sực lực và tài năng cho đất nước. Em sẽ cố gắng học giỏi để nay mai góp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp. Ngày soạn: 27/03/2017 Thứ ba ngày 28 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 94: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Viết tiếp vào chỗ chấm trong nhận xét dưới đây cho thích hợp: 2. Viết tiếp vào ô trống( theo mẫu): 3. Giải bài toán: 4. Giải bài toán: 5. Giải bài toán: - Học sinh thực hiện. 1. Viết vào ô trống (theo mẫu): s 135km 33km 930m 550m 1625km v 45km/giờ 15km/giờ 62m/phút 5,5m/giây 650km/ giờ t 3 giờ 2,2 giờ 15 phút 1phút40giây 2giờ30phút Bài giải: Thời gian để con ong bay được quãng đường 180m là: 180: 2,5 = 72 (giây) Đáp số: 72 giây. Bài giải: 1 phút xe máy đó đi được là: 1875: 3 = 625 (m) Vận tốc của xe máy đó là: 625 60 =37500(m/giờ) 37500m/giờ = 37,5km/giờ Đáp số: 37,5km/giờ ( Khuyến khích học sinh giải bằng cách khác) Bài giải: Đổi 1giờ 24 phút = 1,4 giờ Quãng đường tàu hỏa đi được là: 43,5 1,4 = 60,9(km) Đáp số: 60,9(km) Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 28A: ÔN TẬP 1 (Tiết 2 + 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 3. Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu) như y/c 1 4. Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép. 5. Đọc bài văn, phần giải nghĩa và thực hiện các nhiệm vụ được nêu ở dưới: + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. + Điều gì đã gắn bó t/giả với quê hương? + Các văn trong mỗi đoạn là câu đơn hay câu ghép ? Vì sao? + Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? - HS thực hiện Đáp án: a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. - Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. - Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. Tất cả các câu trong mỗi đoạn đều là câu ghép. 1. Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo. 2. Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 3. Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về. - Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất. - Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3). Tiết 4 : GD LỐI SỐNG ( Đ/c Tới soạn - dạy) Ngày soạn: 28/03/2017 Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 95: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Chơi trò chơi 2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn: 3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau: HĐTH 1. Giải bài toán: 2. Giải bài toán: 3. Giải bài toán: - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. Bài giải: Sau mỗi giờ, hai ô tô đi được quãng đường là: 40 + 52 = 92( km) Thời gian để hai ô tô gặp nhau là 276 : 92 = 3(giờ) Đáp số: 3 giờ. Bài giải: Sau mỗi giờ, hai xe máy đi được quãng đường là: 35 + 37 = 72( km) Thời gian để hai ô tô gặp nhau là 108 : 72 = 1,5(giờ) Đáp số: 1,5 giờ. Bài giải: Thời gian đi của ô tô từ A đến B là: 10 giờ 35 phút – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 15 phút 2 giờ 15 phút = 2,25 (phút) Quãng đường AB dài là: 52 2,25 = 117(km) Đáp số: 117km Bài giải: Đổi 40 phút = giờ Vận tốc chạy của con ngựa đó là: 30 : = 45(km/giờ) Đáp số: 45km/giờ Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 28B: ÔN TẬP 2 (Tiết 1 + 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1.Trò chơi: Giải ô chữ: 2. Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu). 3. a, Kể tên 3 bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua. b, Lập dàn ý của một bài tập đọc nói trên. 4. Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích trong bài tập đọc được kể tên ở hoạt động 3 và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó. 5.a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở bài văn: Bà cụ bán hàng nước chè. b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi. 6. Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một bà cụ già mà em biết. - Đáp án ô chữ: + Các từ hàng ngang cần điền là: thương, rằng, muối, tây, điều, núi, tay không, nhớ, muốn, non, thương. + Từ hàng dọc là: Truyền thống. - HS thực hiện. - VD: Bài Tranh làng Hồ; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Phong cảnh đền Hùng. - VD về dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: + Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (MB trực tiếp). + Thân bài: - Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. - Hoạt động nấu cơm. + Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải (KB không mở rộng). - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - VD: Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày và nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt bà rất nhiều nếp nhăn. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc. Tiết 4 : HĐGD ÂM NHẠC ( Đ/c Trang soạn - dạy) Ngày soạn: 29/03/2017 Thứ năm ngày 30 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 96: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Thực hiện hoạt động “Liệt kê các loại phương tiện giao thông và ước lượng vận tốc tương ứng”. 2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn: 3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau: HĐTH 1. Giải bài toán: 2. Giải bài toán: 3. Giải bài toán: - Học sinh thực hiện. Sau 2 giờ xe đạp đi được quãng đường là: 18 2 = 36 (km) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 42 - 18 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 36 : 24 = 1,5 (giờ) Đáp số: 1,5 giờ. Bài giải: Bài giải: Sau 2 giờ xe đạp đi được quãng đường là: 15 2 = 30 (km) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 40 - 15 = 25 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 30 : 25 = 1,2 (giờ) Đáp số: 1,2 giờ. Bài giải: Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 9giờ 30 phút – 8giờ = 1giờ 30 phút 1giờ 30 phút = 1,5giờ Đến 9 giờ 30 phút xe máy đã đi được quãng đường là: 32 1,5 = 48 (km) Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là: 56 – 32 = 24 (km) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 48 : 24 = 2 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 9 giờ 30 phút + 2 giờ = 11giờ 30 phút Đáp số: 11 giờ 30phút. Bài giải: Đổi 5 phút = giờ Quãng đường báo gấm chạy trong 5 phút là: 120 = 10 (km) Đáp số: 10km. Tiết 2: TIẾNG VIỆT BÀI 28B: ÔN TẬP 2 ( Tiết 1 + 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐTH 7. Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau: - HS thực hiện. Đáp án: * Các từ hàng ngang cần điền là: thương, rằng, muối, tây, điều, núi, tay không, nhớ, muốn, non, thương. * Từ hàng dọc là: Truyền thống. - Đáp án: Các từ cần điền là: a. Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2) b. Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1. c. Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị. - nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2. - chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. - chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6. Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 29: CÂY CON MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế ? Theo bạn, cây con có thể mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ ? 2. Quan sát và trả lời a. Quan sát từ hình 2 – 6 b. Trả lời câu hỏi ? Chồi có thể mọc từ vị trí nào của thân cây, của lá (bỏng), của củ (gừng, khoai lang) ? ? Cây con có thể mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ ? 3. Đọc và trả lời a. Đọc thông tin b. Viết vào vở - Viết vào vở tên cây có thể mọc lên từ thân, rễ, lá. * HĐTH Quan sát và sắp xếp a. Quan sát hình 7- 12 b. Xếp hình vào bảng cho phù hợp - Cây con có thể mọc lên từ cành, lá,.... - HS quan sát - Chồi có thể mọc từ thân, cành, rễ, lá, củ ... - Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ như thân, cành, rễ, lá, củ,... - HS đọc thông tin - VD: + Cây có thể mọc lên từ thân: Cây bưởi, cây cam, cây hoa giấy, cây mía, cây sắn,... + Cây có thể mọc lên từ rễ: Cây khoai tây, cây cà rốt,... + Cây có thể mọc lên từ lá: cây thanh long, cây hoa càng cua. - HS quan sát Cây mọc từ thân của cây mẹ Cây mọc từ rễ của cây mẹ Cây mọc từ lá của cây mẹ Cây thiết mộc lan - Cây khoai tây - Cây cà rốt - Cây su hào Cây sống đời Tiết 4: HĐGD MĨ THUẬT (Đ/c Thương soạn - dạy) Ngày soạn: 16/03/2017 Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 97: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Trò chơi “Đọc sô, viết số”: 2. Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mỗi số sau: 3. Điền dấu (>;<; =) 4. Viết các số sau theo thứ tự: a) Từ bé đến lớn: 5867; 4999; 6143; 6134. b) Từ lớn đến bé: 3954; 3945; 4357; 4375. 5. Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được: - Học sinh thực hiện. a) 123 456 789: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín. - Giá trị của chữ số 7: bảy trăm. b) 987 654 321: Chín trăm tám mươi bảy triệu sáu trăm năm mươi tư nghìn ba trăm hai mươi mốt. - Giá trị của chữ số 7: bảy triệu. 10 000 > 9 998 87 699 < 101 010 24 600 > 24 597 361 579 < 361 580 3 450 > 3 450 : 10 571 100 = 57 100 * Kết quả: a) Từ bé đến lớn: 4999; 5867 ; 6134 ; 6143 b) Từ lớn đến bé: 4375; 4357; 3954; 3945 9 2 a) 52 chi hết cho 3; b) 4 5 chia hết cho 9 0 c) 63 chia hết cho cả 2 và 5; 5 c) 37 chia hết cho cả 3 và 5 Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 28C: ÔN TẬP 3 (tiết 1 + 2 ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐTH 1. Đọc thầm bài văn sau: 2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: 1) Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? 2) Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào? 3) Trong câu “Chúng tôi không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” từ đó chỉ sự vật gì? 4) Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất? 5) Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa? 6) Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh? 7) Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những nào mang nghĩa chuyển? 8) Từ chúng trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào? 9) Trong câu đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép? 10) Hai câu “Chúng cứ hát mãi,hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” liên kết với nhau bằng cách nào? 3. Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. - HS thực hiện - Đáp án: - Chọn a. - Chọn c. - Chọn b. - Chọn c. - Chọn c. - Chọn b (x/mướt, xanh lơ) - Chọn a. - Chọn c. - Chọn a: câu 3. - Chọn b (từ không gian) - HS thực hiện. Tiết 4: KHOA HỌC BÀI 30: SỰ SINH SẢN VÀ CHU TRÌNH SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Bạn có biết a. Chỉ và nói tên từng con vật có trong hình 1 b. Lần lượt hỏi và trả lời với bạn bên cạnh: Con nào đẻ trứng ? Con nào đẻ con ? c. Kể thêm tên những con vật đẻ trứng và đẻ con mà em biết. 2. Hãy tưởng tượng Thảo luận: ? Điều gì sẽ sảy ra nếu các loài động vật trên thế giới này không thể sinh sản ? 3. Tìm hiểu sự sinh sản của động vật a. Đọc thông tin b. Ghép các thẻ vào sơ đồ chu trình sinh sản của một con vật * HĐTH Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện chu trình sinh sản của một con vật mà em biết và chia sẻ với nhóm bạn - HS trả lời. - HS chia sẻ theo ý hiểu. - VD: + Đẻ trứng: Gà, vịt, cá, chim, ếch, ốc, bọ xít,..... + Đẻ con: Chó, mèo, lợn, trâu, ngựa, hổ,.... - Nếu các loài động vật trên thế giới này không thể sinh sản thì sẽ bị tuyệt chủng, bị mất giống nòi,... - HS đọc thông tin. - HS thực hiện VD: Chu trình sinh sản của con gà, con thỏ, con mèo,...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 28 sáng.doc