Giáo án Lớp Bốn - Tuần 21

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?

I. Mục tiêu

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? ( ND ghi nhớ)

- Xác định được bộ phận CN và VN trong câu kể tìm được ( BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? ( BT2).

- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học

- Từ điển Tiếng Việt, phiếu hoạt động nhóm, vở LTVC.

III. Các hoạt động dạy học

* Khởi động

- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu kể Ai làm gì? và xác định CN, VN.

- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.

- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.Phiếu hoạt động nhóm, SGK,.. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn nêu các ích lợi rau, hoa. - Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. - Việc 1: HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi:Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển? - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả với nhau để nắm các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, hoa. 2. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. - Việc 1: HS đọc nội dung trong SGK kết hợp với quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Theo em những cây rau, hoa bị thiếu nước hoặc ngập úng nước sẽ như thế nào? + Khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng cây sẽ như thế nào? + Tại sao phải đảm bảo khoảng cách cây trồng? + Hãy nêu nguồn cung cấp không khí cho cây? - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả thảo luận để nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS mở VBT Kĩ thuật và hoàn thành các bài tập. - Việc 2: Chủ động chia sẻ kết quả với nhau. Nhận xét, bổ sung kết quả. * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Tìm hiểu các điều kiện ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa và rau. ----------------- š&› ------------- KĨ THUẬT TRỒNG CÂY RAU, HOA ( TIẾT 1) I. Mục tiêu - Biết cách trồng rau hoa trên luống và cách trồng rau , hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - GDHS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh họa ở SGK/ 36; 37.Dụng cụ trồng rau hoa :Túi bầu, có chứa đất, Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen - Phiếu hoạt động nhóm, SGK,.. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa. - Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu quy trình, kĩ thuật trồng rau, hoa - Việc 1: HS đọc nội dung SGK và tổ chức thảo luận theo nhóm các câu hỏi: + Kể tên các công việc chuẩn bị cần thực hiện khi trồng cây con? + Nên chọn những cây con như thế nào đem trồng? + Các dụng cụ cần để trồng cây rau, hoa gồm những gì? - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả với nhau để nắm quy trình, kỉ thuật trồng cây rau, hoa. 2. Thao tác kĩ thuật rau, hoa. - Việc 1: HS chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất (các bước trong SGK). - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả thao tác kỉ thuật với nhau. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS mở vở thực hành kĩ thuật và hoàn thành các bài tập. - Việc 2: Chủ động chia sẻ kết quả với nhau. Nhận xét, bổ sung kết quả. * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS trồng và chăm sóc hoa trong góc tự nhiên của lớp. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TO¸N ÔN TẬP I. Mục tiêu Giúp học sinh - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. II. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. Yêu cầu rút gọn các phân số sau: ; ; . Cá nhân nêu. = ; = ; = ; = - Củng cố về cách rút gọn phân số. Nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới Hướng dẫn bài tập: Bài 1: Làm vở . Bài 2: Nêu phân số. Nhận xét và ghi điểm. Hỏi: Vì sao phân số = ? Phân số bằng phân số vì nêu chia cả tử và mẫu của phân số cho số 4 thì sẽ bằng phân số Bài 3: Nêu kết quả. Nhận xét và hỏi như bài 2 Vì sao phân số = ? Tương tự chọn phân số vì khi nhân tử và mấu số của phân số cho số 5 hì được phân số. Bài 4: Làm vở. Yêu cầu nêu yêu cầu và bài mẫu. Em hiểu các số ở tử số và mẫu số gạch chéo đó để làm gì? Thu chấm và nhận xét. Vì hai số đó cùng chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5. b) = ; c) = . ----------------- š&› ------------------ Thứ ba ngày 09 tháng 1 năm 2018 CHÍNH TẢ (Nhớ- viết): CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu - Nhớ và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng các BT3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh). - Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm, VBT .... . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức thi Tìm và viết tiếng có âm đầu ch/ tr hoặc vần uôt/ uôc. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu nội dung bài viết. - Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài chính tả. - Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi ? Bài thơ cho em biết gì? * Giáo dục các em biết tôn trọng các sản phẩm và công sức của người lao động. - Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : rung rinh, duyên dáng.... 2. Nhớ - viết - Việc 1: HS gấp SGK lại, nhớ và viết bài chính tả vào vở. - Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau. - Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn. + GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh. B. Hoạt động thực hành -Việc 1 HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT. * Chú ý: chọn 1 trong 2 từ trong các ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn cho đúng. - Đọc lại bài văn Cây mai tứ quý để nắm cách miêu tả cây cối. -Việc 2 Trao đổi nắm cách viết tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc dấu hỏi/dẫu ngã. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu r/d/gi hoặc dấu hỏi/dẫu ngã. ----------------- š&› ------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. Làm bài 1,2,4(a,b). - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm, . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi “Tìm bạn ” - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập 1;2;4(a,b). Bài 1: Rút gọn các phân số *HS nắm cách rút gọn phân số. Bài 2: Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ? Để biết phân số nào bằng phân số chúng ta làm như thế nào? *Chú ý: Giải thích cách tìm phân số bằng nhau. Bài 4(a,b): Tính( theo mẫu) + HS nêu đặc điểm của biểu thức này * Nếu làm các bài tập trên xong thì có thể làm thêm các bài còn lại. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - Em cùng với bạn trao đổi thêm cách rút gọn phân số. ----------------- š&› ------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN, THAM GIA I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK,mẫu truyện có chủ đề nói về tài năng con người...... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản * Tìm hiểu đề bài. - Việc 1: Cùng nhau đọc đề bài và gợi ý 1; 2 ; 3 ở SGK trang 25. -Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm tìm hiểu đề bài xác định đúng yêu cầu bằng các từ trọng tâm: khả năng, sức khoẻ đặc biệt. * Lưu ý cho HS một số điểm: kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối, kể sự việc chứng minh khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt của nhân vật; biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. B. Hoạt động thực hành 1. Kể chuyện. - Việc 1: HS tập kể câu chuyện trong nhóm. * Lưu ý: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. - Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp. - Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. *Gợi ý: Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. 2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Liên hệ ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải đến mọi người . ? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì? - Việc 2: Bình chọn bạn trả lời được nhiều câu hỏi nhất của các bạn trong lớp. C.Hoạt động ứng dụng - Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe. ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC ÂM THANH I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra. - Ứng dụng để làm các vật phát ra âm thanh. II. Đồ dùng dạy học GV: SGK + Ông bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít giấy vụn. HS: Chuẩn bị theo nhóm: + Ông bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít giấy vụn. III. Hoạt động dạy – học * Khởi động 1. Bài cũ: ? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?2. 2. Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời) A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh - Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được? - Trong các âm thanh kể trên những âm thânh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào nghe được vào buổi sáng? vào ban ngày, vào ban đêm? KL: Có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. HĐ 2: Các cách làm vật phát ra âm thanh - HS hoạt động nhóm 4 yêu cầu sau: Hãy tìm cách để vật dụng mà các em chuẩn bị như ống bơ, sỏi phát ra âm thanh.? (GVgiúp đỡ từng nhóm HS) - Đại diện nhóm trình bày cách của nhóm mình, GVnhận xét các cách mà HS trình bày và hỏi: Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? KL: Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng, hoặc khi chúng có sự va chạm với nhau. (HS nhắc lại) HĐ 3: Khi nào vật phát ra âm thanh * GV nêu thí nghiệm 1: Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống. - YC HS làm thí nghiệm theo nhóm 6 và quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm và suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi: + Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống nh thế nào? + Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không? Các hạt gạo chuyển động như thế nào? + Khi gõ mạnh hơn thì hạt gạo chuyển động như thế nào? + Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì xảy ra? * Thí nghiệm 2: YC HS đặt tay vào yết hầu của mình, cả lớp đồng thanh nói: Khoa học lý thú. + Khi nói tay em có cảm giác gì? + Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì? KL: (Mục bạn cần biết SGK) 2 HS đọc lại C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân các ứng dụng làm vật phát ra âm thanh. ----------------- š&› ------------- Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2018 TOÁN QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ. I. Mục tiêu - Bước đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản. - Vận dụng làm đúng bài tập 1; HS có thể làm thêm bài 2. - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi Về nhà. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu ví dụ. - Việc 1: Cùng nhau trao đổi ý kiến để tìm được hai phân số có cùng mẫu số trong đó một phân số bằng và một phân số bằng ? Phân số và có điểm gì chung ? Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số? ? Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào? - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bạn để nắm cách quy đồng mẫu số các phân số. 2. Nhận xét. - Việc 1: HS đọc phần nhận xét ở SGK trang 115 để nắm kiến thức. - Việc 2: Chia sẻ với bạn kiến thức vừa tìm hiểu. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập 1. Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số. ? Quy đồng mẫu số hai phân số ta nhận được các phân số nào? ? Hai phân số mới nhận được có mẫu số chung bằng bao nhiêu? * Nếu làm các bài tập 1 xong thì có thể làm thêm bài 2. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - HS luyện tập thêm cách quy đồng mẫu số các phân số ở nhà. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. Mục tiêu - Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? ( ND ghi nhớ) - Xác định được bộ phận CN và VN trong câu kể tìm được ( BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? ( BT2). - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển Tiếng Việt, phiếu hoạt động nhóm, vở LTVC. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu kể Ai làm gì? và xác định CN, VN. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Nhận xét - Việc 1: HS mở SGK trang 23 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập. Bài 1; 2: HS đọc đoạn văn trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: ? Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn. + Câu 3;5;7 là câu kể Ai làm gì? Câu 1;2;4;6 là câu kể Ai thế nào? Bài 3: Cá nhân đọc yêu cầu , câu mẫu và dựa từ ngữ vừa tìm ở bài 1 để làm bài. Bài 4: Tìm từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả trong mỗi câu. Bài 5 : Đặt câu rồi trình bày trước lớp. ? Câu kể Ai thế nào ? gồm những bộ phận nào? - Việc 2: HS trao đổi nội dung bài tập ở SGK với nhóm bạn. - Việc 3: HS nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho nhóm bạn(nếu có). 2. Ghi nhớ - Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 24. - Việc 2: HS tập đặt những câu kể Ai thế nào ? trong nhóm. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu, trao đổi với bạn trong nhóm cùng làm bài tập 1; 2ở SGK trang 24 rồi viết kết quả vào vở LTVC Bài 1: + Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. + Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu kể Ai thế nào? vừa tìm được. Bài 2: HS viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ em, trong đó có sử dụng một số câu kể Ai thế nào? - Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Em đọc cho bố mẹ nghe đoạn văn em vừa viết ở lớp. ----------------- š&› ------------- Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2018 TẬP ĐỌC BÈ XUÔI SÔNG LA I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam . - Giáo dục cho các em cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc SGK trang 26, Phiếu hoạt động nhóm..... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức đọc thuộc lòng bài Chuyện cổ tích về loài người. - Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, trải nghiệm. - Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 26. - Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn. 2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài. - HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm. 3. Luyện đọc. - Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc. - Việc 2: Luyện đọc đúng nhịp thơ và nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Việc 3: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn ( Mỗi khổ thơ là một đoạn luyện đọc) . * Chú ý: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến. - Việc 4: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn. 4. Trả lời câu hỏi. - Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 27 và trả lời thêm câu hỏi: ? Nêu ý chính bài thơ? - Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu). *KNS: GDHS biết giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường. B. Hoạt động thực hành Đọc diễn cảm- Học thuộc lòng - Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng khổ thơ và học thuộc lòng các khổ thơ. - Việc 2:Thi đọc thuộc lòng và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó. - Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS Về đọc tìm hiểu thêm vẽ đẹp và tác dụng mà dòng sông La đem lại cho đời sống con người nơi đó. ----------------- š&› ------------- TOÁN QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - Biết quy đồng mẫu số hai phân số. - Vận dụng làm được bài 1(a,b), 2 ( a,b). - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK, phiếu hoạt động nhóm, vở ô ly,. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản * Tìm hiểu ví dụ. - Việc 1: Cùng nhau thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và . + Hãy tìm Mẫu số chung để quy đồng hai phân số trên. + Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số và? + Khi qui đồng MS hai PS, trong đó MS của 1 trong 2 PS là MSC ta làm như thế nào? * Chú ý: Trước khi thực hiện quy đồng mẫu số các PS, nên rút gọn PS thành phân số tối giản (nếu có thể).Khi quy đồng mẫu số các phân số nên chọn MSC bé nhất có thể - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bạn để nắm cách quy đồng mẫu số các phân số. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập 1(a,b), 2 ( a,b). Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số. * Lưu ý HS kĩ năng quy đồng các phân số( trường hợp chọn được MSC bé nhất). Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - HS luyện thêm cách quy đồng phân số trường hợp chọn được MSC bé nhất. ---------------- š&› ------------- TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,... - Tự sửa được lỗi đã mắc trong bài viết; biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, vở bài tập, SGK,..... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành Nhận xét chung về kết quả làm bài. - Việc 1: Lắng nghe GV nhận xét chung về bài làm. + Ưu điểm: xác định đúng đề bài, bố cục, ý , diễn đạt, sự sáng tạo, hình thức trình bày bài văn; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần ; mở bài , kết bài hay: Phan Ngọc, Linh, Trung Nguyên, Lê Ngọc,... + Hạn chế: Những một số thiếu sót: Dùng từ chưa được hay, câu văn chưa hợp lý, hình ảnh chưa sinh động; đặc biệt chữ viết một số bạn còn xấu và sai lỗi chính tả. - Việc 2: Nhận vở viết của mình để dò bài.. 2. Hướng dẫn sửa lỗi. - Việc 1: HS đọc lời nhận xét và sửa lỗi. - Việc 2: HS chữa từng lỗi . Lớp chữa trên giấy nháp.Nhận xét bài chữa trên bảng . 3. Học tập những đoạn văn, bài văn hay. -Việc 1: Đọc một số đoạn hay, bài hay của một HS trong lớp . - Việc 2: HS tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn để rút kinh nghiệm cho mình. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà xem lại bố cục bài văn miêu tả. KHOA HỌC SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH I. Mục tiêu Giúp HS: - Nêu được VD chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng. - Nhận biết tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường tới tai - Nờu vớ dụ hoặc làm thớ nghiệm chứng tỏ õm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn. * Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. II. Đồ dùng dạy học - 2 ống bơ (lon sữa bũ), giấy vụn, 2 miếng ni lụng, dõy giun, dõy đồng hoặc dây gai, túi ni lông, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ. - Cỏc mẩu giấy ghi thụng tin. III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1. Bài cũ: ? 1 HS lên bảng mô tả thí nghiệm mà em biết chứng tỏ âm thanh do các vật phát ra? 2. Bài mới: Gới thiệu bài (bàng lời) A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí - Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? - 1 HS đọc thí nghiệm trang 84 và YC HS phát biểu dự đoán của mình. - GV tổ chức HS làm thí nghiệm trong nhóm. YC HS quan sát hiện tượng trao đổi, và trả lời câu hỏi + Khi gõ trống em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao tấm ni lông rung lên? + Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết? + Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động? + Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào? KL: Mặt trống rung động...... nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh. - 2 HS đọc thành tiếng mục bạn cần biết trang 84, cả lớp đọc thầm. + Nhờ đâu mà ta có thể nghe đợc âm thanh? + Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trờng gì? - YC HS tiến hành thí nghiệm 2 - GV nêu thí nghiệm, phổ biến cách làm. - Theo em hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên? (HS trả lời) - HS làm thí nghiệm. HĐ 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. - GV HD HS tiến hành thí nghiệm như hình 2 trang 85 sgk. + Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi ni lông? + Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? “Lấy VD trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng? KL: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn được truyền qua chất rắn. (2 HS nhắc lại) HĐ 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa. * GV nêu thí nghiệm 1: - GV cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi và, Gv hỏi: + Khi đi xa thì tiếng trống to lên hay nhỏ đi? (HS:.. nhỏ đi) * Thí nghiệm 2: - GV phổ biến cách làm, HS thực hiện theo nhóm 6. ? Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra? ? Qua 2 thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi? Vì sao? (HS trả lời) KL: Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động ra xa yếu đi. (HS nhắc lại) - Hãy lấy VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu đi dần khi lan truyền ra xa? C. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết trang 81 sgk. ----------------- š&› ------------- §Þa lÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. Mục tiêu Giúp HS: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB: trồng nhiều lúa gạo, cây ăn quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực. * Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). II. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số tranh ảnh, hình vẽ về các hoạt động sản xuất của người dân Nam bộ. III. Hoạt động dạy học HĐ 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. - Y/C HS thảo luận nhóm 6, Y/C HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo ND sau: + Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa, trái cây lớn nhất cả nước? (HS trả lời) + Nêu những dẫn chứng thể hiện ĐBNB là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. + Kể tên các trái cây ở ĐBNB. - Đại diện nhóm trình bày KQ. - HS các nhóm nhận xét, bổ sung, gv giúp HS hoàn thiện câu trả lời. KL: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. - 2 HS nhắc lại. HĐ 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước + Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành nơi cung cấp thủy sản lớn nhất cả nước? (HS trả lời) + Nêu những dẫn chứng thể hiện ĐBNB là nơi cung cấp thủy sản lớn nhất nước ta. KL: Nhờ có vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản nên ĐBNB đã trở thành vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước. - 2 HS nhắc lại. - Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân vê fcacs hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ ----------------- š&› ------------- Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. Mục tiêu - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? ( ND ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập ( mục III). * HS có thể đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? tả cây hoa yêu thích( BT2, mục III.) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở LTVC, III. Hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu kể Ai thế nào ? - Việc 2: Chia sẻ sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Nhận xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 21.doc
Tài liệu liên quan