Giáo án Lớp Bốn - Tuần 23

KHOA HỌC

ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu

- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:

 + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa, .

 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế, .

- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: hộp kín, tấm kính, tấm kính mờ, tấm ván,. . .

III. Hoạt động dạy học

*Khởi động

1. Bài cũ: Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?

2. Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch giữa các cây cho đúng. Kích thứơc của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ.Khi trồng phải để cây thẳng đứng rể không được công ngược lên phía trên.Tránh đổ nước nhiều hoặc đỗ nước mạnh khi làm cây bị nghiêng ngã. + Nhắc nhở học sinh rữa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong. - Việc 2: Các nhóm quan sát sản phẩm của nhau. Nhận xét, bổ sung kết quả. * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS trồng và chăm sóc cây ở vườn trường. ----------------- š&› ------------- KĨ THUẬT CHĂM SÓC RAU, HOA ( TIẾT 1) I. Mục tiêu - Biết mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa . - Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa . - Có thể thực hành chăm sóc rau , hoa trong các bồn cây của trường . II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh họa ở SGK/ 40; 41;42. Dụng cụ trồng rau, hoa : Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen, Phiếu hoạt động nhóm, SGK,.. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1.Tưới nước cho cây. - Việc 1: HS đọc nội dung SGK/ 40 và tìm hiểu mục đích, cách tiến hành tưới nước cho cây. + Tại sao phải tưới nước cho cây? + Quan sát hình ở SGK/ 40, bạn hãy nêu cách tưới nước ở hình 1a và hình 1b? + Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả để nắm cách tưới nước cho cây. 2. Tỉa cây - Việc 1: HS đọc nội dung ở SGK/41 và tìm hiểu mục đích, cách tiến hành tỉa cây. + Thế nào là tỉa cây? + Tỉa cây nhằm mục đích gì? + Em có nhận xét gì về khoảng cách và sự phát trển của cây cà rốt trong hình 2a, 2b. - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả để nắm cách tỉa cây. 3. Làm cỏ - Việc 1: HS đọc nội dung ở SGK/42 và tìm hiểu mục đích, cách tiến hành làm cỏ. + HS tìm hiểu các loại cỏ thường mọc trên luống rau hoa. + Hãy kể tên các loại cỏ? Nêu tác hại của nó? + Gia đình em thường làm cỏ như thế nào?Tại sao lại diệt cỏ vào ngày nắng? + Làm cỏ bằng dụng cụ gì? - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả để nắm cách mục đích, cách làm cỏ. 4. Vun xới đất cho rau - Việc 1: HS đọc nội dung ở SGK/42 và tìm hiểu mục đích, cách tiến hành vun xới đất cho rau, hoa. + Theo em, vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? + Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? + Gia đình em thường thực hiện như thế nào? B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS làm bài tập ở VBT kỉ thuật. - Việc 2: Các nhóm chủ động chia sẻ kết quả với nhau. Nhận xét, bổ sung kết quả. * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS trồng và chăm sóc cây ở vườn trường. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. - Luyện quy đồng mẫu số hai phân số. III. Hoạt động dạy hoc Bài 1: Yêu cầu HS quy đồng mẫu số sau: a) và và b) và và Nhận xét và sữa sai Bài 2: Yêu cầu làm bảng. Dãy A: và ; và ; và Dãy B: và ; và ; và - HS cá nhân làm bài vào vở - Chia sẽ kết quả với bạn bên cạnh - GV chữa bài. Bài 2. Quy đồng các phân số sau a) b) Nhận xét và ghi điểm. Bài 3: Yêu cầu làm vào vở. Hướng dẫn viết 2 thành phân số có mấu số là 1 sau đó quy đồng hai phân số và Thu chấm và nhận xét. Bài 4 Yêu cầu nêu bài mẫu. Lưu ý quy đồng mẫu số của ba phân số. Yêu cầu một dãy đại diện 3 em lên thi làm.( 3 bài ) Nhận xét nhóm làm nhanh và đúng. Muốn quy đồng mẫu số của nhiều phân số ta làm như thế nào? Bài 5: Làm nháp. Mẫu số là 12 : cần nhân với bao nhiêu thì mẫu bằng 60? mẫu số 30 cần nhân với mấy để mẫu số là 60? C. Hoạt động ứng dụng - Yêu cầu nêu lại nội dung vừa củng cố. - Về học bài và chuẩn bị bài Luyện tập chung. - Nhận xét chung tiết học. ----------------- š&› ------------- Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2018 CHÍNH TẢ: ( NHỚ - VIẾT ) CHỢ TẾT I. Mục tiêu - Nhớ- viết trình bày bài chính tả; trình bày đúng trình bày đúng đoạn thơ trích. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn ( BT2). - Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm, VBT .... . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức thi viết tiếng bắt đầu bằng bằng : l / n; ut/ uc. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu nội dung bài viết. - Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc đoạn “Dải mây trắng ... Ngộ nghĩnh đuổi theo sau” - Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi ? Mọi người đi chợ Tết trong khung cảnh như thế nào? ? Mỗi người đi chợ Tết với dáng vẻ và tâm trạng như thế nào? - Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : sương hồng lam, nhà gianh, ngộ nghĩnh, mặt trời. 2. Nhớ - viết - Việc 1: HS gấp SGK lại, tự nhớ và viết lại bài vào vở ô ly. - Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau. - Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn. + GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT. Bài 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện Một ngày và một năm. + Chọn tiếng có âm đầu là s hay x để điền vào ô số 1, tiếng có vần ưt hoặc ưc điền vào ô số 2 sao cho đúng. -Việc 2: Trao đổi nắm cách viết tiếng bắt đầu bằng : s / x; ưt/ ưc. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu : s / x; ưt/ ưc. ----------------- š&› ------------- TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. - Vận dụng làm đúngbài 2( cuối trang 123); bài 3(trang124); bài 2(trang125) - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm, . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi “Tìm bạn ” - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập sau: Bài 2(cuối trang 123). + Để viết được phân số chỉ phần số học sinh trai (gái) trong số học sinh cả lớp ta phải làm gì? Bài 3: Để biết trong các phân số đó PS nào bằng ta làm thế nào? Bài 2: c,d( trang125): Đặt tính rồi tính + Lưu ý HS nhớ lại cách ước lượng thương trong mỗi lần chia. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - HS luyện tập thêm cách so sánh các phân số cùng mẫu số ở nhà. ----------------- š&› ------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC. I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện) đã kể. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, truyện về ca ngợi cái đẹp,.......... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện Vịt con xấu xí. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản Tìm hiểu đề bài. - Việc 1: Cùng nhau đọc đề bài và gợi ý 1; 2 ở SGK trang 47. -Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm tìm hiểu đề bài xác định đúng yêu cầu bằng các từ trọng tâm: được nghe, được đọc,ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện với cái ác. ,.... - Việc 3: HS quan sát tranh minh hoạ truyện : Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt và chia sẻ với bạn. B. Hoạt động thực hành 1. Kể chuyện - Việc 1: HS tập kể câu chuyện trong nhóm. * Lưu ý: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. - Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp. - Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. *Gợi ý: Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. 2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Liên hệ ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải đến mọi người . ? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì? - Việc 2: Bình chọn bạn trả lời được nhiều câu hỏi nhất của các bạn trong lớp. C.Hoạt động ứng dụng - Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe. ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC ÁNH SÁNG I. Mục tiêu - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa, ... + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế, ... - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. II. Đồ dùng dạy học - GV: hộp kín, tấm kính, tấm kính mờ, tấm ván,. . . III. Hoạt động dạy học *Khởi động 1. Bài cũ: Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn? 2. Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Tìm hiểu vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng - HS thảo luận nhóm đôi, YC HS hình minh họa 1, 2 trang 90 SGK trao đổi viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng. - Đại diện các nhóm trình bày, HS khác bổ sung; GV chốt ý đúng. KL: Ban ngày vật tự phát sáng là mặt trời, tất cả các vật khác được mặt trời chiếu sáng. Vào ban đêm vất tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. . . - 2 HS nhắc lại. HĐ2: Ánh sáng truyền theo đường thẳng. + Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy các vật? (HS:. . . . do vật đó tự phát sáng, hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó) + Theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong? - 3 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau, 1HS hướng ánh đèn tới một trong các S đó - YC HS dự đoán KQ, HS giải thích vì sao lại có KQ như vậy? Thí nhgiệm 2: YC HS đọc TN1 trang 90, SGK. + Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì? YC HS làm thí nghiệm theo nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Qua thí nghiệm trên em rút ra KL gì? (HS trả lời) KL: Ánh sáng truyền qua đường thẳng. (HS nhắc lại KL). HĐ3: Vật cho ánh sáng truyền qua, và vật không cho ánh sáng truyền qua. - HS làm thí nghiệm theo nhóm 4 trang 91 SGK. - GV hướng dẫn HS cách làm, GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét góp ý. KL: Ánh sáng có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng. HĐ4: Mắt nhìn thấy vật khi nào? - Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? - 1HS đọc thí nghiệm 3 - GV YC HS dự đoán kết quả thí nghiệm của mình? - YC 4 HS lên bảng làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi theo KQ thí nghiệm. KL: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó phát ra. . . C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân các ứng dụng của vật phát sáng và vật được chiếu sáng. ----------------- š&› ------------- Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018 TOÁN PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. Mục tiêu - Biết cộng hai phân số cùng mẫu số (BT1; 3). - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng các phân số. HS có thể làm thêm các bài còn lại. - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi Về nhà. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Thực hành trên giấy - Việc 1: HS lấy băng giấy, gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. + Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần? Bạn Nam tô màu tiếp mấy phần? ? Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu? - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhau trong nhóm. 2. Cộng hai phân số cùng mẫu số. - Việc 1: Cùng nhau đọc thông tin ở SGK/ 126, trao đổi cách cộng hai phân số. + Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì? + Nhận xét về tử số của hai phân số và so với tử số của phân số + Thực hiện phép cộng phân số + = = + Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào? * Ghi nhớ: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bạn để nắm cách cộng hai phân số cùng mẫu số. B. Hoạt động thực hành: - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập 1;3 Bài 1: Tính. + Trao đổi với bạn thêm về cách cộng hai phân số cùng mẫu số trong từng phần. Bài 3: Giải toán. * Lưu ý HS kĩ năng giải toán có liên quan đến phép cộng hai phân số cùng mẫu số. Bài 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng và gọi HS phát biểu qui tắc. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - HS luyện thêm cách cộng hai phân số cùng mẫu số. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU DẤU GẠCH NGANG I. Mục tiêu - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang( ND ghi nhớ). - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ( BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích ( BT2). - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển Tiếng Việt, phiếu hoạt động nhóm, vở LTVC. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu kể Ai thế nào? - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Nhận xét - Việc 1: HS mở SGK trang 45 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập. Bài 1: Tìm những câu chứa dấu gạch ngang trong các đoạn văn. Bài 2: Theo em trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? - Việc 2: HS trao đổi nội dung bài tập ở SGK với nhóm bạn. - Việc 3: HS nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho nhóm bạn(nếu có). 2. Ghi nhớ - Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 45. - Việc 2: HS tìm những ví dụ ở SGK có sử dụng dấu gạch ngang. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu, trao đổi với bạn trong nhóm cùng làm bài tập 1; 2ở SGK trang 46 rồi viết kết quả vào vở LTVC Bài 1: Tìm dấu gạch ngang trong mẫu chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu. + HS tìm câu có dấu gạch ngang và nêu tác dụng của mỗi lần sử dụng dấu gạch ngang đó. Bài 2: Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Em đọc cho bố mẹ nghe đoạn văn em vừa viết ở lớp. ----------------- š&› ------------- Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2018 TẬP ĐỌC KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. ( thuộc một khổ thơ trong bài) - GDHS biết được tình cảm của người mẹ Tà ôi đối với con, đối với cách mạng. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc SGK trang49, Phiếu hoạt động nhóm..... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức đọc bài Hoa học trò. - Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, trải nghiệm. - Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 49. - Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn. 2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài. - HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm. 3. Luyện đọc. - Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc. - Việc 2: Luyện đọc đúng nhịp thơ và nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Việc 3: HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn ( Đ1:Em Cu Tai.lún sân. Đ2: Còn lại.) *Chú ý: đọc với gọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. Nhấn giọng ở các từ ngữ sau: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời,.. - Việc 4: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn. 4. Trả lời câu hỏi. - Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 49 và trả lời thêm câu hỏi: ? Nêu ý chính bài thơ ? - Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu). * GDHS cảm nhận được tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua các câu thơ trong bài. B. Hoạt động thực hành Đọc diễn cảm- Học thuộc lòng - Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng khổ thơ và học thuộc lòng các khổ thơ. - Việc 2: Thi đọc thuộc lòng và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó. - Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Vẽ về cuộc sống” ----------------- š&› ------------- TOÁN PHÉP CỘNG PHÂN SỐ ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - Biết cộng hai phân số khác mẫu số. - Rèn kĩ năng cộng hai phân số khác mẫu số. BT1a,b,c; BT2a,b; HS có thể làm thêm các bài còn lại. - Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK, phiếu hoạt động nhóm, vở ô ly,. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động: - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Thực hành trên giấy - Việc 1: HS lấy băng giấy, gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 6 phần bằng nhau. + Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau? Bạn Hà đã lấy mấy phần? Bạn An lấy mấy phần băng giấy? ? Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ? - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhau trong nhóm. 2. Cộng hai phân số khác mẫu số. - Việc 1: HS đọc thông tin ở SGK/ 127, trao đổi cách cộng hai phân số khác mẫu số. ? Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? ? Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này chúng ta cần làm gì trước? ? Hãy so sánh kết quả của cách này với cách chúng ta dùng băng giấy để cộng. ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ? * Ghi nhớ: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. - Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm bạn để nắm cách cộng hai phân số khác mẫu số. B. Hoạt động thực hành: - Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài tập 1a,b,c; 2a,b; HS có thể làm thêm các bài còn lại. Bài 1: Tính. + Trao đổi với bạn thêm về cách cộng hai phân số khác mẫu số trong từng phần. Bài 2: Tính( Theo mẫu) + HS dựa vào bài mẫu để tính đúng. * Lưu ý cộng hai PS khác MS trường hợp giữ nguyên 1PS, chỉ quy đồng 1PS. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. C. Hoạt động ứng dụng - HS luyện thêm cách cộng hai phân số khác mẫu số. ----------------- š&› ------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. Mục tiêu - Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, vở bài tập, SGK,..... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành Bài 1: - Việc 1: HS đọc bài Hoa sầu đâu; Hoa mai vàng (trang 50), Quả cà chua; Trái vải tiến vua (trang 51), - Việc 2: HS trao đổi , nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn. - Việc 2: HS chia sẻ kết quả với nhau để nắm cách miêu tả các bộ phận của cây cối. Bài 2: - Việc 1: HS chọn tả một loài hoa, hay quả mà em yêu thích và viết vào VBT in. * Lưu ý HS: chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn. - Việc 2: Đọc một số đoạn hay, bài hay của một HS trong lớp . - Việc 3: HS trao đổi và tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn để rút kinh nghiệm cho mình. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn ở bài 2. ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC BÓNG TỐI I. Mục tiêu Giúp HS - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. II. Đồ dùng dạy học - GV: Đèn bàn - HS: chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giất to, kéo, bìa, III. Các hoạt động dạy - học *Khởi động 1. Bài cũ: Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết? 2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp, nêu mục tiêu bài học. A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối - GV mô tả TN: đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách, với khoảng cách 5cm đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách đặt trên mặt bàn và bặt đèn. - YC HS dự đoán xem: Bóng tối xuất hiện ở đâu? Bóng tối có hình dạng như thế nào? - HS tiến hành thí nghiệm, 2 nhóm trình bày KQ thí nghiệm. - YC HS so sánh dự đoán ban đầu và KQ của thí nghiệm. + Ánh sáng có truyền qua sách hay vỏ hộp được không? (. . . . không) + Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là gì? + Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào bóng tối xuất hiện? (HS trả lời) KL: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối (HS nhắc lại) HĐ2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối + Theo em hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi không? + Giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hìng người vào buổi sáng hoặc chiều? + Làm thế nào để bóng của vật to hơn? KL: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. - 2 HSTB nhắc lại. HĐ3: Trò chơi: xem bóng đoán vật - Đóng kín cửa làm tối phòng học căng một tờ giấy to làm phông, sử dụng ngọn đèn chiếu, cắt bìa giấy làm hình các nhân vật biểu diễn. - HS thực hiện trò chơi C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS về nhà mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong hai chiếc cốc, tưới nước hàng ngày. ----------------- š&› ------------- ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh - Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bảo đồ (lược đồ) - KT mở rộng: + Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và đan số Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác. + Biết các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khác. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. - HS: Tranh, ảnh vềTP Hồ Chí Minh. III. Các hoạt động dạy – học * Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên bảng nêu hoạt động sản xuất chính của người dân ở ĐBNB? 2. Bài mới, Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Thành phố lớn nhất cả nước - GV treo bản đồ hành chính lên bảng. - 1 HS lên chỉ vị trí TP Hồ Chí Minh trên bản đồ. - 1 HS đọc mục 1 SGK, cả lớp theo dõi (HS làm việc cả lớp) + Thành phố nằm bên sông nào? (sông Sài Gòn) + Thành phố HCM bao nhiêu tuổi? (300 tuổi) + Trước đây thành phố có tên gọi là gì? + TP mang tên Bác từ khi nào? (1976) - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Tại sao nói TP HCM là TP lớn nhất cả nước?(...vì có số dân, và diện tích nhiều nhất cả nước) KL: TP HCM là TP lớn nhất cả nước, TP nằm bên sông Sài Gòn, và là một TP trẻ. - HS nhắc lại. HĐ2: Trung tâm kinh tế,văn hóa, khoa học lớn - HS làm việc cá nhân, YC HS quan sát kênh hình và kênh chữ trongSGK trả lời câu hỏi: + Kể tên các ngành công nghiệp của TP HCM? + Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? + Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước + Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi, giải trí lớn ở TP HCM? (HS: ĐH kinh tế, ĐH y dược...) KL: TP HCM là TP trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, TP HCM cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước. - HS nhắc lại. + Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? - HS đọc bài học trong SGK. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân những hệu biết của em về thành phố Hồ Chí Minh. ----------------- š&› ------------- Thứ sáu ngày 26 tháng 01 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP I. Mục tiêu - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); - HS đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4). HSKG nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT 3 và đặt câu đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 23.doc