Giáo án Lớp Bốn - Tuần 8

Tập đọc

ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ,hợp nội dung hồi tưởng )

- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng(trả lời được các CH trong SGK).

II. Hoạt động dạy học

A. Hoạt động khởi động

1. Ôn bài cũ :

- H Đ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Đ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm luyện đọc để học thuộc lòng bài thơ - H Đ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp 4. Chia sẻ Hộp thư bè bạn: Viết cho bạn mình biết mình mơ ước điều gì qua bài học này C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và đọc thuộc lòng cho người thân nghe ----------------- š&› ------------------ Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh củng cố về tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bải toàn có lời văn. - BT cần làm: 1b,2 ( dòng 1,2),4a - GD cho HS tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG HỌC A. Hoạt động cơ bản * Khởi động. Tổ chức trò chơi – “ Ai nhanh - ai đúng ” - GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Cộng nhiều số hạng - Hoạt động cá nhân: Tự làm vào vở nháp. - Hoạt động nhóm đôi: chia sẽ - đánh giá. - Hoạt động nhóm lớn : Thống nhất báo cáo kết quả Bài tập 2: Tính thuận tiện nhất - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở nháp - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. - 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 67 + 21 + 79 = 67 +( 21 + 79) = 100 + 78 = 178 = 67 + 100 = 167 - 789 + 285 + 15 = 789 +( 285 + 15) 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 59 = 789 + 300 = 1089 = 500 + 594 = 1094 Bài tập 4: Giải toán - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở BT - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. C. Hoạt động ứng dụng - Cùng người thân làm bài tập 3, 5 sgk. ----------------- š&› ------------------ ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( T2 ) I. MỤC TIÊU - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo,sách vở,đồ dùng,điện, nước trong cuộc sống hằng ngày III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt đông 1. Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? - GV yêu cầu HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm. + Yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu. Nêu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của. + Yêu cầu một số HS nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc gia đình mình chưa tiết kiệm. - GV kết luận: SGK Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa? Việc 1: - GV tổ chức cho HS làm bài tập số 4 trong SGK ( hoặc làm thành phiếu bài tập). Việc 2: - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: H : Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm ? H: Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm ? H:Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào trước những việc mình đã từng làm trong số các việc làm ở BT 4. H: Yêu cầu HS trao đổi chéo vở/phiếu cho bạn và quan sát kết quả của bạn mình, đánh giá xem bạn mình đã tiết kiệm hay chưa ? Hoạt động 3. Em xử lý thế nào? Việc 1: - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận nêu ra xử lí tình huống : Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em? Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ? Việc 2: - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu các nhóm trả lời. Kết thúc buổi học nếu còn thời gian, GV đọc cho cả lớp nghe câu chuyện Một que diêm kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với bạn bè cách tiết kiệm tiền của và giải quyết các tình huống trong cuộc sống. ----------------- š&› ------------------ Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017 Chính tả TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU - HS nghe - viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ. - Làm đúng bài tập 2a,b. - GD HS cẩn thận trình bày bài viết. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. B. Hoạt động cơ bản Việc 1: Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Hoạt động cá nhân: Cá nhân đọc bài chính tả, tìm hiểu nội dung chính của đoạn văn và cách trình bày đoạn văn. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn. - Hoạt động nhóm lớn: Chia sẻ thống nhất kết quả. Việc 2: Viết từ khó - Hoạt động các nhân: Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết. - Hoạt động nhóm đôi: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai). - Hoạt động nhóm lớn: Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả. Việc 3: Viết chính tả - GV đọc bài chính tả cho HS viết bài, dò bài. - Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai). - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai. - GV đánh giá, nhận xét một số bài. C. Hoạt động thực hành Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống (những tiếng bắt đầu bằng r, d, gi;). - Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn. - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi bài trong nhóm và thống nhất kết quả. Bài tập 2b: Viết các từ có tiếng mở đầu bằng r, d, gi. - Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn. - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi bài trong nhóm và thống nhất kết quả. - Hoạt động cả lớp: Chia sẻ trước lớp. D. Hoạt động ứng dụng - Về nhà cùng người thân tìm các tiếng chứa vần iên, yên hoặc iêng. ----------------- š&› ------------------ Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - BT cần làm: 1, 2 - GD cho HS tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Hoạt động khởi động * Khởi động. Tổ chức trò chơi – “ sóng biển ” - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó * GV nêu bài toán ở SGK + Bài toán cho biết gì? ( Tổng của 2 số là 70. Hiệu của 2 số là 10. ) + Bài toán hỏi gì? ( Tìm 2 số đó ) + Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của 2 số, chúng ta phải đi tìm 2 số đó nên dạng toán này là tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. a.. Hướng dẫn vẽ sơ đồ + Tóm tắt bài toán: gv hướng dẫn hs vẽ sơ đồ b. Hướng dẫn giải bài toán( cách 1) + Dùng tấm bìa che đi phần hiệu và hỏi: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn thì bây giờ số lớn như thế nào với số bé? ( Bằng số bé ) + Tổng của 2 số lúc đó là bao nhiêu? ( 60) + Tổng mới chính là 2 lần số bé, ta có số bé là bao nhiêu? ( (70 – 10) : 2 = 30) + Có số bé rồi ta tìm được số lớn. ( 30 + 10 = 40) c. Hướng dẫn giải cách 2 + Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào với số lớn? ( Bằng số lớn) + Phần hơn của số lớn với số bé là gì? ( Là hiệu hai số.) + Khi thêm vào số bé thì tổng mới như thế nào? ( Tăng thêm là 70 + 10 = 80) + Tổng mới là 2 lần số lớn, vậy số lớn bằng bao nhiêu?( 80 : 2 = 40) + Tìm số bé ( Số bé : 40 - 10 = 30) - Hoạt động cá nhân: Giải bài toán vào nháp - Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình - Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp ( 2 – 3 em) w Kết luận về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. C. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Giải toán - Hoạt động cá nhân: Tự làm vào vở nháp. - Hoạt động nhóm đôi: chia sẻ - đánh giá. - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả và báo cáo Bài tập 2: Giải toán. - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở bài tập. - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. D. Hoạt động ứng dụng - Cùng người thân làm bài tập 3,4 sgk. ----------------- š&› ------------------ Kể chuyện KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. MỤC TIÊU - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được cau chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vong, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Giáo dục học sinh sống phải có ước mơ để phấn đấu vươn lên. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động cơ bản - Hướng dẫn kể chuyện Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự đọc đề bài và các nội dung gợi ý ở SGK T29. Hoạt động nhóm đôi : Nghe bạn đọc và trao đổi ý kiến Hoạt động nhóm lớn: Trình bày câu chuyện mình định kể. Góp ý. - Hoạt động cả lớp: Chia sẻ trước lớp. C.Hoạt động thực hành Bài tập : Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự kể câu chuyện của mình và rút ra ý nghĩa. Hoạt động nhóm đôi : Nghe bạn kể và nêu ý nghĩa câu chuyện, sửa bài. Hoạt động nhóm lớn: Kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện, sửa bài. - Hoạt động cả lớp: Kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện, sửa bài. D. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tập kể lại chuyện. ----------------- š&› ------------------ Khoa học BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU Giúp HS. - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh - Cách xử lí nhanh khi cơ thể có những biểu hiện khó chịu trong cơ thể. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động. 1. Ban học tập tổ chức văn nghệ cho lớp. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Quan sát tranh và kể chuyện. - Hoạt động nhóm - Quan sát tranh, lựa chọn và sắp xếp các bức tranh thành câu chuyện. - TRình bày câu chuyện trước lớp. - GV có thể đưa ra các câu hỏi lien hệ cho học sinh. + Kể tên một số bệnh em đã bị mắc. + Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào? + Khi nhận thấy cơ thê rcos những biểu hiện bất thường em phải làm gì và tại sao? - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét, kết luận HĐ 2 Trò chơi đóng vai “Mẹ ơi con sốt” - GV đưa ra tình huống khác nhau, học sinh lựa chọn tình huống, thảo luận và đóng vai để giải quyết tình huống. + TH 1: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. nếu em là Lan em sẽ giải quyết như thế nào? + TH 2: Đi học về Hùng thấy trong người rất mệt và đau đàu nuốt nước bọt thấy đau rát nơi cổ họng Ăn cơm không thấy ngon, Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng thấy mẹ mãi chăm em , không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu em là HÙng em sẽ làm gì? - HS thảo luận để giải quiets tình huống GV đưa ra. - GV tổ chức cho HS trình diễn. - Cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm xuất sắc nhất. - GV tuyên dương những nhóm dienx hay, đúng nội dung bài học C. Hoạt động ứng dụng. - Về nhà chia sẽ với người thân những biểu hiện và cách xử lí khi cơ thể bị bệnh. ----------------- š&› ------------------ Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - Giúp học sinh củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng. - BT cần làm: 1a,b,2,4 - GD cho HS tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động - Tổ chức trò chơi – “ Ai nhanh - ai đúng ” - GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1a,b: Giải toán - Hoạt động cá nhân: Tự làm vào vở nháp. - Hoạt động nhóm đôi: chia sẻ - đánh giá. - Hoạt động nhóm lớn : Thống nhất báo cáo kết quả . a. Số lớn là: (24+6) : 2 = 15 Số bé : 15 - 6 = 9 ? Nêu các bước tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài tập 2: Giải toán - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở nháp - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. Tuổi của em là : (36 – 8) : 2 = 14 (tuổi) Tuổi của chị là 14 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số: chị 22 tuổi em 14 tuổi Bài tập 4: Giải toán - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở BT - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. C. Hoạt động ứng dụng - Cùng người thân làm bài tập 3, 5 sgk. ----------------- š&› ------------------ Luyện từ và câu CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2. HS khá giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3). II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu về cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài - Hoạt động cá nhân: Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần nhận xét - GV giao việc: BT1 cho một số tên người, tên địa lí nước ngoài. Nhiệm vụ của các em là phải đọc được, các em nghe cô đọc mẫu một lần (GV đọc mẫu). Cho HS đọc tên người, tên địa lí. Nhận xét 2 - Cho HS đọc yêu cầu của nx 2 GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải nêu được nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày dựa vào gợi ý. - H:Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? ghi Nhận xt 3 - Cho HS đọc yêu cầu của Nx 3. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại: cách viết giống như tên riêng VN: tất cả viết tiếng đều viết hoa. - Cho HS lấy ví dụ minh hoạ. + An-be Anh-xtanh; Crít-xti-an An- đéc- xen; I- u-ri Ga- ga- rin. + Xanh Pê- téc- bua; Tô- ki- ô; A- ma- dôn; Ni- a-ga-ra. GV và cả lớp theo dõi nhận xét -H:Cách viết các tiếng trong cùng bộ phận như thế nào? - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Hoạt động nhóm lớn 2. Ghi nhớ: - Hoạt động nhóm lớn: Nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài? - Hoạt động cá nhân: đọc ghi nhớ (sgk) C. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Tìm các từ ngữ: Sgk-T79 - Cá nhân làm bài vào vở - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Hoạt động nhóm lớn Bài tập 2: Sgk-T79 - Hoạt động nhóm đôi: một bạn hỏi, một bạn trả lời - Hoạt động nhóm lớn Bài tập 3: Sgk-T79 - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi- đáp - Hoạt động nhóm lớn: giải đố, thống nhất kết quả. - Hoạt động cả lớp D.Hoạt động ứng dụng - Em hãy hoàn thành bài tập. ----------------- š&› ------------------ Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tập đọc ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. MỤC TIÊU - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ,hợp nội dung hồi tưởng ) - Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng(trả lời được các CH trong SGK). II. Hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ : - H Đ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - H Đ cả lớp: Nghe 1- 2 bạn đọc trước lớp. Nhận xét kĩ năng đọc của bạn 2. Xác định mục tiêu bài học - GV: Giới thiệu bài học; ghi đề bài; nêu tóm tắt mục tiêu bài học - HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học B. Hoạt động cơ bản 1. Luyện đọc Hoạt động 1: Nghe đọc bài - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm Hoạt động 2: Đọc- hiểu từ khó - HĐ cá nhân: Đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa để hiểu nghĩa của từ: Ba ta, vận động, cột - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ngữ và lời giải nghĩa (một HS nêu từ, một HS nêu nghĩa của từ và đổi vị trí cho nhau) - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài. Hoạt động 3: Cùng luyện đọc - Hoạt động cả lớp: Chia đoạn + Đoạn 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi + Đoạn 2: Sau này đến nhảy tưng tưng - HĐ cặp đôi: Hai HS đọc nối tiếp từng đoạn HS lắng nghe để khen hoặc góp ý kiến cho bạn - HĐ nhóm: Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm (2 – 3 lượt) Việc 2: Đọc toàn bài: Lần lượt từng bạn đọc toàn bài HS lắng nghe để khen ngợi hoặc góp ý kiến cho bạn - HĐ cả lớp: Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn thi đọc trước lớp ( mỗi nhóm 1 bạn) Việc 2: HS và GV nhận xét, đánh giá. 2. Tìm hiểu bài - HĐ cá nhân: Đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi trong SGK - HĐ cặp đôi: HS nói cho bạn nghe câu trả lời của mình và chia sẻ ý kiến với bạn. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt trả lời từng câu hỏi. - HĐ cả lớp: Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi trước lớp: 1. Nhận vật Tôi trong đoạn là ai? ( chị phụ trách đội TNTP) 2. Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì? ( Chị mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh nước biển) 3. Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? ( Cổ giày ôm sát chân, dáng thon thả, màu vải như màu da trời...) + Khi làm công tác đội, chị được giao nhiệm vụ gì? (Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái lang thang đi học.) 4. Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? ( Run run, môi mấp máy,cột 2 chiếc giày đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.) Việc 2: Giáo viên chia sẻ - Nội dung bài văn này là gì? ( Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu...) 3. Luyện đọc lại- đọc diễn cảm - HĐ cặp đôi: 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm luyện đọc diễn cảm - HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp 4. Chia sẻ Hộp thư bè bạn Viết cho bạn mình biết qua bài học này mình học được điều gì? C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đọc lại bài và đọc bài cho người thân nghe ----------------- š&› ------------------ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - HS biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. (BT1a,b, bài 2,4). HSKG làm thêm các bài còn lại. - Rèn kĩ năng giải toán. - Giáo dục HS tính chính xác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG HỌC. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò đố vui. Nêu lại các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Thực hành làm bài tập. Bài tập 1b: Tính rồi thử lại. - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở bài tập. - Hoạt động nhóm đôi: chia sẻ - đánh giá. Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức. - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở bài tập. - Hoạt động nhóm đôi: chia sẻ - đánh giá. Bài tập 4. Giải toán. - Hoạt động cá nhân: Làm vào vở bài tập. - Hoạt động nhóm đôi: kiểm tra bài và nhận xét đánh giá. Bài giải: Số lít nước trong thùng bé là: (600 – 120) : 2 = 240 (l) Số lít nước trong thùng to là: 240 + 120 = 360 (l) Đáp số: 360 (l) ; 240 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Cùng người thân làm các bài tập còn lại sgk. ----------------- š&› ------------------ Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.MỤC TIÊU - HS viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1,3,4 (BT1); Nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). HSKG thực hiện được đầy đủ y/c của BT1. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi. - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1. Dựa theo cốt truyện: “Vào nghề” để viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn. - Hoạt động cá nhân: Cá nhân dựa theo cốt truyện để viết câu mở đoạn. - Hoạt động nhóm đôi : Chia sẻ lẫn nhau. - Hoạt động nhóm lớn : Chia sẻ trong nhóm. Bài tập 2. Đọc lại các đoạn văn vừa viết và trả lời câu hỏi. - Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài. - Hoạt động nhóm đôi : Chia sẻ lẫn nhau. - Hoạt động nhóm lớn : Chia sẻ trong nhóm. - Hoạt động cả lớp: Chia sẻ trước lớp. Bài tập 3: Kể lại một câu chuyện em đã học, trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. - Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài. - Hoạt động nhóm đôi : Chia sẻ lẫn nhau. - Hoạt động nhóm lớn : Chia sẻ trong nhóm. - Hoạt động cả lớp: Chia sẻ trước lớp. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đọc lại đoạn văn vừa viết cho cả nhà cùng nghe. - Học sinh chuẩn bị bài sau. ----------------- š&› ------------------ KHOA HỌC ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU Giúp HS. - Nói được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh - Nêu được chế độ ăn uống của người bị thiêu chảy, biết ph dung dịch o – rê – dôn trong trường hợp bị tiêu chảy. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động. 1. Ban học tập tổ chức văn nghệ cho lớp. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đổi với người mắc bệnh thông thường - GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường. - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - HS trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. HĐ 2:Thực hành pha dung dịch Ô – rê – dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. - Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV tổ chức cho các nhóm học sinh pha chế dung dịch Ô – rê – dôn. - GV kiểm tra và giúp đỡ HS khi gặp khó khăn. HĐ 3: Trò chơ đóng vai - GV đưa ra một vài tình huống trong cuộc sống. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đóng vai để giải quyết tình huống. - GV tổ chức cho HS trình diễn. - Cả lớp nhận xét,tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân cách pha chế dung dịch ô – rê – dôn cho người bệnh tiêu chảy. ----------------- š&› ------------------ Địa lí HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu Giúp HS - Nêu được một sồ hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, . . . ) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về rừng trồng cà phê Buôn Ma Thuột. Mở rộng KT cho một số HS: + Biết đựơc những thụân lợi, khó khăn của điều kiện đất đai khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên. + Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người; đất ba dan - trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt - chăn nuôi trâu, bò. . . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: bản đồ tự nhiên VN, tranh hình 1 đến hình 3 - SGk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - Kiểm tra về các dân tộc ở Tây Nguyên: - 1HS nêu các dân tộc ở Tây Nguyên? - GV nhận xét, đánh giá HS. B. Hoạt động cơ bản HĐ1: Tìm hiểu về cây trồng ở Tây Nguyên. - 1 HS đọc to mục 1 SGK, lớp đọc thầm. - HS thảo luận theo 3 nhóm các nội dung sau: + Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? + Tai sao ở Tây nguyên lai thích hợp cho việc trồng câyb công ngiệp? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét. GV kết luận (SGV) tr 36 - HS quan sát hình 2 sgk nhận xét cây trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. - HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí tự nhiên VN. - GDSDNLTK: Tõy Nguyờn cú nguồn tài nguyờn phong phỳ, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừngbảo vệ khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng. KL: Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phờ, hồ tiờu, chố, . . . ) trên đất ba dan. HĐ 2. Tìm hiểu về chăn nuôi ở Tây Nguyên - HS dựa vào hình 1, bảng số liệu muc 2 SGK, kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. Con vật nào được nuôi nhiều nhất? - HS đọc mục 2 trao đổi theo nhóm đổi trình bày nhứng thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò. - HS quan sát hình 3 cho biết voi được nuôi để làm gì? - HS trả lời. Gv nhận xét bổ sung KL: Chăn nuôi trâu, bũ trờn đồng cỏ. C. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong VBT. ----------------- š&› ------------------ Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017 Luyện từ và câu DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. -Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi tự chọn - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu về tác dụng của dấu ngoặc kép - Hoạt động cá nhân: Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần nhận xét - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Hoạt động nhóm lớn 2. Ghi nhớ - Hoạt động nhóm lớn: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Cách sử dụng? - Cá nhân đọc ghi nhớ (sgk) B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Sgk-T83 - Cá nhân làm bài vào vở - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Hoạt động nhóm lớn Bài tập 2: Sgk-T83 - Hoạt động nhóm đôi: Hỏi đáp - Hoạt động nhóm lớn Bài tập 3: Sgk-T83 - Cá nhân làm bài vào vở - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài - Hoạt động nhóm lớn C. Hoạt động ứng dụng - Em hãy tập viết câu có sử dụng dấu ngoặc kép. ----------------- š&› ------------------ Toán GÓC NHỌN- GÓC TÙ – GÓC BẸT I. MỤC TIÊU - Giúp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 8.doc
Tài liệu liên quan